Thực trạng việc dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ở trường

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3.Thực trạng việc dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ở trường

Việt ở trường THPT hiện nay

Khi thực hiện đề tài Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT chúng tôi đã dạy thực nghiệm, dự giờ và đi sâu khảo sát, điều tra tình hình dạy học của GV và HS ở trường THPT Hàm Nghi, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Có một thực tế, HS rất ngại học tiếng Việt nói chung, các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt nói riêng, vì theo các em, nó vừa khó, vừa thiếu sức hấp dẫn. Mặt khác, mảng tri thức này không có mặt trong đề thi tốt nghiệp và

tuyển sinh đại học hằng năm. Kết quả là HS rất yếu trong sử dụng tiếng mẹ đẻ.

Không chỉ yếu về khả năng giao tiếp, HS còn thực sự non kém trong tạo lập văn bản dạng viết.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS ngại học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt, trong đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là chương trình phân môn Tiếng Việt.

Trả lời phỏng vấn trên báo Hà Nội mới Online, PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương cho rằng, “các nội dung chương trình tiếng Việt phổ thông hiện nghiêng về cung cấp kiến thức hơn là các hoạt động phát triển kĩ năng, chưa đủ tạo cho người học năng lực giao tiếp như mục tiêu đề ra” [21].

Ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục và các nhà sư phạm đang trực tiếp giảng dạy phân môn này cũng cho rằng chương trình vẫn nặng về cung cấp tri thức lý thuyết hơn là hình thành kĩ năng cho HS.

Cũng phải thấy nguyên nhân từ phía người học. HS có thể chăm chú theo dõi liên tục cả chục tập phim, vào mạng hàng giờ để tìm kiếm thông tin mình yêu thích, nhưng các em rất khó tập trung vào một tác phẩm trong SGK, tiếng Việt.

Dạy học là quá trình tương tác giữa GV, HS và kiến thức bài học trong đó, GV có vai trò quan trọng trong việc tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức. Thực trạng HS yếu kém về môn Tiếng Việt trong đó có hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt một phần thuộc về trách nhiệm của thầy, cô giáo.

Qua việc dự giờ bài học thuộc hợp phần này ở một số lớp, chúng tôi thấy GV chỉ cố gắng trình bày lại tất cả những gì SGK đã có. Phần hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài vốn là địa hạt để HS tham gia thể hiện bản thân, lĩnh hội tri thức, và cao hơn là rèn luyện khả năng giao tiếp trước tập thể, thì phần lớn GV chỉ dùng lại nguyên xi các câu hỏi gợi ý của SGK, cả về số

lượng lẫn cách hỏi. Qua trao đổi về vấn đề này, phần lớn các GV đều cho rằng, họ không thể hỏi khác ngoài câu hỏi của SGK vì sợ sai và cũng vì không biết phải hỏi như thế nào.

Tình trạng thi cử vẫn là gánh nặng đè bẹp mọi phương pháp được cho là tích cực trong dạy học Tiếng Việt. Trong đề tài nghiên cứu “Thái độ của giáo viên đối với việc dạy - học môn Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành”, PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương khẳng định: “Gần 60% giáo viên THPT thông báo rằng họ dành trên 50% thời lượng của môn ngữ văn trong một tuần cho học sinh làm bài kiểm tra chuẩn bị cho các kỳ thi cử. Điều này có thể thấy thi cử cuối cấp là một áp lực tác động rất lớn đến hoạt động giảng dạy của giáo viên... Rất ít giáo viên sử dụng thời gian cho các hoạt động ngôn ngữ như thuyết trình, trò chơi ngôn ngữ, những hoạt động có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính chủ động, sáng tạo của học sinh và được học sinh đón nhận tích cực” [20].

Từ thực tế nêu trên, chúng ta cần có những giải pháp để khắc phục, giảm dần tình trạng học đối phó ở HS, tạo hứng thú cho các em khi học hợp phần này, hướng các em đến việc biết cách học và tự học. Đồng thời tạo điều kiện để GV giảng dạy tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Để đề xuất một số giải pháp dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt có hiệu quả, chúng tôi đã đi sâu khảo sát, điều tra tình hình dạy học của GV và HS ở trường THPT Hàm Nghi thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Chúng tôi đã đưa ra 6 phiếu điều tra, mỗi phiếu là một câu hỏi có tính chất trắc nghiệm, với những phương án trả lời khác nhau. Kết quả cụ thể như sau:

Sau gần 10 năm trực tiếp thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành, theo thầy/cô, phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay là:

a) Phù hợp về dung lượng kiến thức và đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học.

b) Chưa phù hợp về dung lượng kiến thức và chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học.

c) Ý kiến khác.

Bảng 1.2. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C 47 100% 32 68,1% 15 31,9% 0 0%

Với phiếu thứ nhất, chúng tôi hướng tới mục đích là điều tra thái độ của GV về chương trình Tiếng Việt THPT. Qua các số liệu có được ở bảng 1.2, chúng ta thấy rằng, trong 47 GV được hỏi, có tới 32 người nêu quan điểm: chương trình đã có sự phù hợp về dung lượng kiến thức và đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học (chiếm 68,1%). Ngược lại, số người cho rằng chương trình không đảm bảo các yêu cầu trên là 15 người, chiếm 31,9%. Không có người nào có ý kiến khác. Như vậy, chương trình chưa phải đã nhận được sự tán đồng hoàn toàn của GV đứng lớp. Điều này có cơ sở. Do biên soạn chương trình theo nguyên tắc tích hợp, các bài tiếng Việt phải phụ thuộc vào phần Đọc - hiểu, vì thế, tính hệ thống không được đảm bảo. Các số liệu trên giúp ta khẳng định một điều: chương trình và SGK chưa nhận được sự tán đồng cao của đội ngũ GV trực tiếp đứng lớp. Số người chưa

bằng lòng với chương trình còn chiếm tỉ lệ khá cao. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý cho những nhà biên soạn chương trình và SGK sắp tới.

Phiếu 2:

Dạy học các bài tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, theo thầy/cô, vấn đề khó khăn thường gặp phải là:

a) Tri thức trong các bài tiếng Việt. b) Vấn đề phương pháp dạy học.

c) Yêu cầu tích hợp tri thức giữa các phân môn. d) Ý kiến khác.

Bảng 1.3. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về những khó khăn trong dạy học tiếng Việt

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI HƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN D 51 100% 15 29,4% 23 45,1% 10 19,6% 3 5,9%

Hiện nay, không chỉ GV đứng lớp mà một phần từ những người làm giáo dục quan niệm, trong môn Ngữ văn thì phần văn mới là trọng tâm. Điều này dễ dàng nhận thấy qua các đề thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học vẫn rất ít những câu hỏi về nội dung tiếng Việt, đặc biệt là những năm trước đây. Vì vậy, GV thường ngại dạy học tiếng Việt, đây là một thực tế vẫn được xem là vấn đề chưa có hướng khắc phục mang tính lâu dài. Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 51 người được hỏi, có 15 người khẳng định tri thức chính là khâu khó khăn trong việc dạy học tiếng Việt (chiếm 29,4%). Đây là một tỉ lệ khá cao, 23 người cho rằng khó khăn là ở khâu phương pháp dạy học, chiếm 45,1%. Tích hợp tri thức trong dạy học Tiếng Việt không còn là một vấn đề mới, thế nhưng vẫn có 10 người nêu vấn đề

này, chiếm 19,6%. Có 3 người chọn phương án khác (thấy khó ở tất cả các khâu) tỉ lệ 5,9%. Từ kết quả điều tra trên, bước đầu có thể khẳng định: nội dung và phương pháp dạy học vẫn là những vấn đề thu hút sự quan tâm của phần lớn GV. Đây là căn cứ cho những người biên soạn chương trình và SGK Tiếng Việt THPT tiếp tục chỉnh lý, sửa đổi, thậm chí cần được viết lại. Trên thế giới, vòng đời của một cuốn SGK thường là 10 năm. Ngôn ngữ luôn thay đổi, nhận thức của chúng ta cũng thay đổi và chính xã hội cũng không ngừng đổi thay. Vì vậy, việc rà soát, chỉnh sửa và làm mới chương trình SGK là tất yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phiếu 3:

Là người trực tiếp thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, theo thầy/ cô, nội dung chương trình Tiếng Việt THPT hiện nay:

a) Phù hợp với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng giao tiếp cho HS.

b) Chưa phù hợp với mục tiêu vì chương trình nghiêng về cung cấp kiến thức hơn là các hoạt động phát triển kĩ năng cho HS.

c) Ý kiến khác.

Bảng 1.4. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mục tiêu rèn luyện kĩ năng cho HS qua dạy học phần Tiếng Việt

trong chương trình Ngữ văn THPT

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C 48 100% 15 31,3% 33 68,7% 0 0%

Sau gần 10 năm đưa vào giảng dạy đại trà trong cả nhà nước, chương trình phân môn Tiếng Việt hiện nay đã gần hoàn thành sứ mệnh của mình. Nhìn lại mục tiêu rèn luyện kĩ năng, hướng tới hoàn thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt cho HS, với câu hỏi này phần lớn GV đều cho rằng chương trình Tiếng Việt chưa phù hợp với mục tiêu rèn luyện kĩ năng, với 48 GV được hỏi thì có tới 33 người (chiếm 68,7%) chọn đáp án này, họ cho rằng chương trình nghiêng về cung cấp kiến thức hơn là các hoạt động phát triển kĩ năng cho HS. Nhưng cũng có 15 người cho rằng chương trình phù hợp với mục tiêu rèn luyện kĩ năng, phát triển khả năng giao tiếp cho HS, chiếm 31,3% số người được hỏi. Không ai có ý kiến khác. Kết quả này cũng tương đối trùng hợp với các ý kiến nhận định của các chuyên gia giáo dục trong Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học môn Ngữ văn, tổ chức ngày 05, 06/01/2013 tại thành phố Huế và một số bài viết và công trình nghiên cứu của Viện ngôn ngữ học.

Phiếu 4:

Là người trực tiếp theo sát các em trong mỗi bài học thầy/ cô có nhận xét gì về kết quả học tập môn Tiếng Việt theo chương trình hiện nay của đa số HS trong lớp mình đang giảng dạy?

a) Phần lớn HS đạt kết quả khá, giỏi. b) Phần lớn HS đạt kết quả trung bình. c) Phần lớn HS có kết quả kém.

d) Lẫn lộn giữa các mức khó chỉ ra xu hướng.

Bảng 1.5. Kết quả điều tra nhận xét của giáo viên về thực trạng học của HS đối với phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN D 50 10 28 10 2

100% 20% 56% 20% 4%

Khi đặt câu hỏi này với GV đứng lớp, chúng tôi muốn kiểm tra lại các thông tin trên các phương tiện thông tin cũng như nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu. và chính từ các thầy, cô vẫn thường nói: năng lực đọc, nghe, nói, viết tiếng Việt của nhiều HS (thậm chí cả những em đã tốt nghiệp THPT) còn rất yếu. Trong 50 người được hỏi thì có tới 28 người (chiếm 56%) cho rằng kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS lớp họ đang giảng dạy phần lớn chỉ đạt kết quả trung bình. 10 người (chiếm 20%) cho rằng phần lớn các em đang học trong lớp họ đạt kết quả yếu kém về phân môn Tiếng Việt, và 2 người (chiếm 4%) cho rằng có sự lẫn lộn giữa các mức, khó chỉ ra xu hướng. Nhưng vẫn may mắn có đến 10 người (chiếm 20%) cho rằng, phần lớn HS trong lớp họ đang giảng dạy đạt kết quả khá giỏi. Kết quả này cũng cho thấy HS ở những vùng kinh tế phát triển - thành thị học tốt phân môn này hơn HS ở vùng kinh tế khó khăn - miền núi đặc biệt là những trường có nhiều HS dân tộc thiểu số theo học. Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng một chương trình phù hợp với nhiều đối tượng HS, vì theo nhận xét của một số GV, nhất là các GV dạy ở vùng khó khăn họ cho rằng chương trình còn tương đối nặng với HS của họ.

Phiếu 5:

Theo thầy/ cô, hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện này là:

a) Không hấp dẫn, khó dạy và khó học.

b) Hấp dẫn, tạo được hứng thú cho người dạy và người học.

c) Bình thường, nhiều điều cần chỉnh sửa trong lần thay sách sắp tới. d) Ý kiến khác.

Bảng 1.6. Kết quả điều tra về thái độ của giáo viên đối với hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt

trong chương trình Ngữ văn THPT

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN D 50 100% 7 14% 15 30% 25 50% 3 6%

Phiếu số 5, điều tra về nhận thức của GV về nội dung hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình, SGK Ngữ văn THPT hiện hành. Có 7 người đánh giá thấp hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt (chiếm 14%). Số người cho rằng chương trình hấp dẫn, tạo được hứng thú cho người dạy và người học là 15 người (chiếm 37%). Có 25 người (chiếm 50%) đánh giá chương trình là bình thường, cần chỉnh sửa trong những lần thay SGK sắp tới. Số GV có ý kiến khác là 3 người (chiếm 6%). Như vậy, tỉ lệ giữa những người đánh giá cao chương trình và những người thỏa mãn một mức độ nào đó với chương trình cũng có sự chênh lệch tương đối. Điều này là tất yếu, phản ánh sự phân hóa của trình độ và nhận thức của GV đối với một chương trình đã đi vào giảng dạy gần 10 năm, sắp có sự điều chỉnh, đặc biệt là ngôn ngữ vì nó luôn thay đổi.

Phiếu 6:

Trong dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt, thầy/ cô áp dụng nhiều nhất phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp đọc SGK và nêu vấn đề.

b) Phương pháp phối hợp diễn giảng và đàm thoại. c) Phương pháp thảo luận nhóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e) Phối hợp đồng thời các phương pháp trên đây.

Bảng 1.7. Kết quả điều tra thực trạng áp dụng

các phương pháp dạy học đối với hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT

SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN A TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN B TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN C TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN D TRẢ LỜI PHƯƠNG ÁN E 48 100% 5 10,4% 12 25% 8 16,7% 3 6,2% 20 41,7%

Phương pháp dạy học luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của GV. Điều này phản ánh cuộc vận động đổi mới phương pháp trong dạy học của ngành giáo dục đang diễn ra rất tích cực, đồng thời phương pháp dạy học là khâu mà GV gặp nhiều khó khăn, cần tháo gỡ nhất. Bảng 1.8 trên đây cho ta những kết quả cụ thể về vấn đề này trên cơ sở dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong số 48 GV được hỏi, chỉ có 5 người chọn phương án trả lời A (chiếm 10,4%), là phương pháp đọc SGK và nêu vấn đề vào dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt. Có 12 người (chiếm 25%) chọn phương pháp phối hợp diễn giảng và đàm thoại. Kết quả lựa chọn phương pháp này tương đối cao bởi đây là hợp phần chủ yếu thiên về hình thành kiến thức, kỹ năng mới nên việc cung cấp tri thức khoa học được đặt lên hàng đầu. Phương pháp thảo luận nhóm, theo

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 29)