Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa phần lý thuyết và các hợp phần khác

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa phần lý thuyết và các hợp phần khác

kế thừa và phát triển.

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa phần lý thuyết và các hợp phần khác trong chương trình hợp phần khác trong chương trình

Chương trình Tiếng Việt THPT gồm các hợp phần: lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt, Từ ngữ, Ngữ pháp và Phong cách học. Các hợp phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, khi dạy học hợp phần lý thuyết ngôn

ngữ và tiếng Việt cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa hợp phần lý thuyết và các hợp phần khác trong chương trình.

Lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt là hợp phần mới so với chương trình Tiếng Việt ở bậc THCS, được đưa vào chương trình với mục đích nâng cao và hoàn thiện tri thức tiếng Việt cho HS. Việc đưa hợp phần này vào dạy học còn có tác dụng định hướng cho các hợp phần khác trong chương trình. Chính điều này đã góp phần tạo nên mối quan hệ không thể tách rời giữa chúng.

Ví dụ, bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn 10, nâng cao, tập 1) đã đề cập đến các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Nó đề ra những yêu cầu nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Cụ thể, đó là yêu cầu phát âm hoặc viết chữ chuẩn xác, khả năng dùng từ, đặt câu, đảm bảo đúng phong cách chức năng. Những điều này cũng được bàn đến khi dạy học các hợp phần Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học gắn với hành chức, tức là dạy học các hợp phần này trong hoạt động ngôn ngữ. Một từ trong từ điển có nhiều nét nghĩa, nhưng khi xem xét từ này trong các đơn vị lớn hơn như câu, đoạn văn, thì ý nghĩa của nó sẽ trở nên cụ thể hơn, đồng thời nó cũng mang ý nghĩa ngữ pháp và có sắc thái phong cách cụ thể.

Một ví dụ khác, bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10,

cơ bản, tập 2). Tuy thuộc phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt, nhưng đã nói đến sử dụng tiếng Việt, tất yếu nó liên quan đến việc lựa chọn từ ngữ (đúng cấu tạo, ngữ nghĩa và phong cách); đến việc tạo câu (đúng ngữ pháp và phù hợp với mục đích nói); đến những yêu cầu của phong cách chức năng. Đó là những bằng chứng cụ thể cho thấy hợp phần lý thuyết có quan hệ mật thiết với mọi hợp phần khác trong chương trình.

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w