6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng
Theo Từ điển Tiếng Việt, “biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn ghi lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [57]. Như vậy, hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn, biểu tượng là một hình ảnh tượng trưng, có ý nghĩa rộng lớn hơn chính bản thân nó. Mỗi biểu tượng phải khái quát được một phạm vi bao quát rộng lớn những hiện tượng, sự vật trong cuộc
sống. Nếu biểu tượng không mang lại cho ta một ý nghĩa rộng hơn “cái biểu đạt” thì nó được coi là những hình ảnh thuần túy mà thôi chứ không được coi là biểu tượng. Hơn nữa, ý nghĩa của biểu tượng phụ thuộc vào biên độ và khả năng sáng tạo của nhà thơ. Cùng với đó, thế giới thơ là thế giới của những biểu tượng. Nó vừa là phương tiện vừa là đối tượng vừa là mục đích của quá trình sáng tạo. Để khám phá thế giới thơ có nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường khác nhau. Một trong số ấy là khám phá hệ thống biểu tượng, dựa vào biểu tượng để khai thác các tầng nghĩa ẩn sâu được nhà văn khéo léo gửi gắm sau "tấm màn hiện thực".
Thế giới nghệ thuật thơ Vương Trọng xuất hiện nhiều biểu tượng. Trong đó, hầu hết biểu tượng trong thơ ông là các sự vật sự việc, hình ảnh gần gũi thân thương và luôn gắn liền với cuộc sống thường nhật của con người. Nét nổi bật của các biểu tượng trong thơ Vương Trọng là mang tính trường tồn, có khả năng khái quát cao. Trong đó, nổi lên hai biểu tượng có nhiều sáng tạo mới mẻ.
Cây tre vốn là biểu tượng của dân tộc từ bao đời nay, tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền, được xem là biểu tượng của người Việt, đất Việt... Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: Cây tre Việt Nam của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sĩ Nguyễn Duy,... Với Vương Trọng, tre là biểu tượng của quê hương, là ký ức tuổi thơ từ khi lọt lòng đã “nằm trong chiếc nôi tre”, đến mái nhà cũng làm bằng tre, con đường rợp bóng cây tre, tre đã cùng con người trải qua bao thăng trầm trong cuộc sống, từ những vật dụng trong gia đình cho đến vũ khí chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh cây tre là một biểu tượng luôn ám ảnh và hiện hữu trong cuộc sống nhà thơ. Bên cạnh đó, tre còn là thước đo thời gian, sự trưởng thành của con người. Tre đồng hành cùng với con người theo năm tháng, là nhân chứng sống trải qua bao biến động của xã hội. Mặt khác, tre còn là sự
đoàn kết, đồng lòng: “Tre với người vất vả, nương nhau mà sống, tựa vào nhau
mà chống kẻ thù. Bao giống tre khác nhau bọc quanh làng thành làng chiến đấu....Những lũy tre rùng rùng nổi bão, gậy gộc lên đường với vệ quốc quân...tre kết thành rừng bủa vây quân thù và chở che bộ đội” (Tre ơi!). Tre còn là biểu tượng của nỗi đau rất con người khi đất nước chia cắt hai miền: “Đất nước vẫn cắt chia. Tre cùng chịu nổi đau hai bờ Bến Hải. Hai bờ tre nhìn
nhau chới với, mượn ánh nắng mặt trời cho bóng tới thăm nhau. Và tre âm thầm dưới đất sâu, tìm gặp nhau bươn qua vĩ tuyến”(Tre ơi!) Tre còn là biểu tượng cho ý chí quật cường của nhân dân trong những tháng năm chiến tranh: “Rễ cây đi âm thầm như người lính, vào nam, ra Bắc, không nghỉ, không
ngừng...Tre cháy thành than bên gãy gập thân dừa. Tre tung lên cùng kèo cột mái nhà, tre chảy nhựa bên người chảy máu. Dù đốt trụi cả Trường Sơn, dân tộc này vì miền Nam chiến đấu” (Tre ơi!). Tre còn là sự hồi sinh mạnh mẽ, là sức sống bền bỉ: “Tre cháy rồi đất lại nhú măng non. trong lửa đạn, măng
thành tre sớm hơn, thẳng vót thành tên, cong uốn thành cánh nỏ” (Tre ơi! ). Cùng với đó, tre còn là biểu tượng của tinh thần hiếu học: “Tre trúc biết giúp
người nuôi cây và ươm chữ/ Chưa đến tuổi dùng bút lông, mực tàu, trẻ con đã biết vót tre xanh làm bút, mài sỏi đỏ làm son tập viết chữ thánh hiền” (Phác thảo Tiên Điền). Tre còn là biểu tượng cho sự thành công sau những tháng ngày dùi mài kinh sử: “Thân tre ấy dư sức đẽo thành đòn gánh cho vợ gánh
gạo nuôi chồng dằng dặc những mùa thi/ Thân tre ấy dư sức/ Làm đòn kênh võng điều những Quan trạng vinh quy” (Phác thảo Tiên Điền).
Trong thơ Vương Trọng, mẹ là một biểu tượng xuất hiện với tần số cao, có khả năng khái quát tầm vóc, phẩm chất dân tộc. Mẹ thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vô ngần. Mẹ - một biểu trưng của văn hóa Việt Nam, là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với cuộc sống của mỗi người chúng ta. Trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là
hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc, con người của đất nước này. Mẹ đã trở thành biểu tượng đẹp, ngời sáng của người phụ nữ, là hiện thân của bao gian truân vất vả, thiếu thốn, là sự hi sinh âm thầm lặng lẽ. Hình ảnh mẹ với “đôi chân gầy; cúi còng lưng; ngồi co ro bậu cửa; người
mỏng gầy như bóng; vật lộn với đồng sâu; chạng vạng dáng đi; một đời lam lũ, móng thâm đen, lặn lội thân cò” đã toát lên được sự lam lũ, tảo tần, đức tính chịu thương chịu khổ, sự hi sinh âm thầm của người phụ nữ Việt Nam. Mẹ là hiện thân của tình yêu bao la: “Đợi về khuya cả phòng lặng ngủ/ Mẹ
nhẹ nhàng ngồi dậy vuốt ve con...Nửa làm máu, nửa chia ra làm sữa/ Hạnh phúc nào bằng san sẻ yêu thương” (Với đứa con ngoài giá thú) và: “Chúng
con nghỉ trong chở che mái lá/ Sáng ra đi mẹ tiễn, ướt mắt nhìn/ Bao người lính mang tình thương của mẹ/ Suốt những ngày phía bắc chẳng bình yên” (Mẹ Bắc Cạn). Vì thế, mẹ là nơi con đi để hướng về sau những tháng ngày rong ruổi với cuộc đời dù cho mẹ không còn trên thế gian: “Đêm tha hương
con tìm lại những gì/ Với đời thực bao giờ gặp nữa/ Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ” (Khóc giữa chiêm bao). Mẹ còn là hiện hình của những đau thương, mất mát, nỗi đau tột cùng: “Mỗi tin đau một khúc ruột chia lìa/ Mười
một vành tang, làm sao chịu nổi?/ Khăn tang trắng nặng đè mái đầu mẹ cúi/ Hai lăm năm tin báo tử chưa dừng!” (Mẹ Thứ). Tất cả những phẩm chất đẹp đẽ đó đã được tinh lọc từ dòng sữa mẹ qua thời gian năm tháng, là văn hóa trọng tình của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Mặt khác, hình ảnh mẹ luôn tồn tại trong tâm thức người Việt như một hình ảnh mẫu hệ trong gia đình. Vì lẽ đó, thơ Vương Trọng viết về hình tượng mẹ như là sự trở về hòa nhập trong tình biển mẹ, mạch ngầm kia được nuôi dưỡng trong vị mặn ân tình đầy chất trí tuệ và cảm xúc.
Ngoài hai biểu tượng nổi bật trên, thơ Vương Trọng còn có một số hình ảnh mang tính biểu tượng khác như Bác Hồ, người chiến sĩ. Điều này góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong thế giới nghệ thuật thơ Vương Trọng.
KẾT LUẬN
1. Yêu văn thơ và sáng tác từ những năm tháng tuổi thơ, trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển, thử sức trên nhiều mảng đề tài: chiến tranh và người lính; quê hương đất nước; tình yêu đôi lứa, cảm hứng thế sự luôn là thiên hướng rõ rệt trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Vương Trọng. Đặc biệt, cảm hứng này càng trở nên đậm nét trong thơ ông ở giai đoạn sau 1986. Với cảm hứng thế sự, Vương Trọng đã khẳng định được phong cách sáng tạo cũng như quan điểm nghệ thuật của mình trong nền thơ Việt Nam đương đại. Là người nghệ sĩ có tố chất thông minh, nhạy cảm và tấm lòng nhân hậu, yêu quê hương và con người tha thiết, Vương Trọng luôn nhiệt huyết với đời, với người. Trong quá trình lao động nghệ thuật, Vương Trọng ý thức rất cao về lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút.
2. Hoàn cảnh xã hội sau 1975, đặc biệt là sau Đổi mới 1986, đã tạo điều kiện cho ngòi bút của ông ngày một chiếm lĩnh sâu sắc hơn vào hiện thực đời sống và tâm hồn con người. Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng thể hiện tập trung trên bốn phương diện nội dung cơ bản. Thứ nhất, đó là những hồi tưởng về chiến tranh và con người thời chiến; thứ hai, ý thức mô tả cũng như niềm đồng cảm xót thương về con người và những vấn đề về cuộc sống đời thường; thứ ba là thể hiện tiếng lòng đồng vọng về nhân vật quá khứ; thứ tư là những tình cảm đối với những miền đất vùng quê nhà thơ đi qua. Tính thế sự trong thơ Vương Trọng còn được thể hiện ở các sắc thái giọng điệu, như: Giọng khắc khoải, u hoài; Giọng xót xa, thương cảm; Giọng chiêm nghiệm suy tư về thế thái nhân tình; Giọng hài hước, hóm hỉnh khi miêu tả cuộc sống đời thường. Ngòi bút Vương Trọng đã khơi sâu vào những vùng miền khuất lấp trong cuộc sống, than phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Đọc thơ Vương Trọng, chúng ta không khỏi ngẫm nghĩ, trăn trở, khắc khoải với những giá trị văn hóa bị lãng quên, những cuộc đời thiệt thòi mất mát, những số phận hẩm hiu, để từ đó, có cái nhìn đời cảm thông hơn, nhân ái hơn. Bên cạnh hình ảnh con người đời thường, ông còn tạo nên những trường liên tưởng
độc đáo, hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh - thẩm mĩ. Sự đan kết giữa yếu tố thực và ảo đã tạo nên hệ thống hình ảnh biểu trưng đa dạng, phong phú, có khả năng phản ánh thế giới tinh thần đa chiều kích của con người, đồng thời mở rộng tư duy nghệ thuật thơ.
3. Để thể hiện được nhiều cung bậc tình cảm, suy tư trước đời sống nhân sinh, thế sự, Vương Trọng đã sử dụng rất linh hoạt các phương thức biểu hiện, như: lựa chọn thể thơ phù hợp, trong đó thơ tự do và thơ lục bát là hai thể loại được ông sử dụng nhiều và thành công nổi bật trong việc thể hiện cảm hứng thế sự. Ông đặc biệt thành công ở thể thơ tự do. Bằng việc sử dụng linh hoạt các kiểu kiến trúc câu thơ, dòng thơ, Vương Trọng đã thể hiện được những bộn bề, phức tạp của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi trữ tình luôn mang nặng ý thức trách nhiệm với con người và cuộc sống. Thơ Vương trọng có xu hướng tự sự hóa trữ tình nên kết cấu nhiều bài thơ theo "tính chuyện" và có khả năng mở rộng trường liên tưởng. Ngôn ngữ thơ Vương Trọng giản dị, đời thường, đồng thời cũng giàu hình ảnh và sử dụng nhiều ngôn ngữ biểu tượng.Việc sử dụng linh hoạt, đa dạng hình thức ngôn ngữ thơ góp phần tạo nên nét đặc sắc trong sáng tác thơ ông.
4. Với hơn ba mươi năm biên tập, bốn mươi năm sáng tác thơ, Vương Trọng đã khẳng định được vị trí riêng, khá độc đáo của mình trong dòng chảy thơ ca Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác của Vương Trọng có thể không thật lớn về số lượng, song thơ ông thể hiện rất rõ một ý thức trách nhiệm công dân nhiệt thành, chiều sâu thẩm mĩ trong cảm xúc, ngôn từ, tính triết lý và cái nhìn nhân hậu đối với con người cuộc sống.
5. Tìm hiểu cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng là việc làm hữu ích, hấp dẫn, song tiềm ẩn không ít khó khăn. Bởi thế, nhưng gì chúng tôi làm được trong luận văn này chỉ mang ý nghĩa gợi mở. Hi vọng có dịp được trở lại vấn đề này ở một phạm vi sâu hơn, toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hoài An (2013), “Với đứa con ngoài giá thú”,
www.baobinhdinh.com.
2. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thời kì thơ Việt Nam 1945- 1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm mỹ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Bông (1998), Phê bình, bình luận văn học, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phạm Quốc Ca (2003), Mấy vấn đề thơ Việt Nam 1975 – 2000, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
7. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thơ Việt Nam, tìm tòi và cách tân (1975-2000), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
9. Nguyễn Việt Chiến (2008), “Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975 – 2005”,
Quân đội nhân dân (16887).
10. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới góc độ ngôn ngữ học, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
11. Hồng Diệu (1993), Người lính và nhà văn, Nxb Quân đội, Hà Nội. 12. Hồng Diệu (1998), Nhà văn và trang sách, Nxb Quân đội, Hà Nội. 13. Hồng Diệu (2005), Qua văn hiểu người, Nxb Quân đội, Hà Nội .
14. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb khoa học xã hội.
15. Trương Đăng Dung (2004 ), Tác phẩm văn học như một quá trình , Nxb Khoa học xã hội.
16. Phan Huy Dũng (2001), “Nhận diện thơ trữ tình”, Ngôn ngữ (16). 17. Nguyễn Đăng Điệp ( 2002 ), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học.
18. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn toàn cảnh”, Nghiên cứu văn học ( 11).
19. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
20. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội. 22. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Hà Minh Đức (chủ biên, 1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Hà Minh Đức (1999), Văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Hà Nội.
25. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên ( 1999 ), Thơ ca Việt Nam hình thức và
thể loại, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
26. Hà Minh Đức (2000), Đi tìm chân lí nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Xuân Hải (2008) , “Nhà thơ Vương Trọng: Thơ sinh ra cốt để chuyển tải nỗi lòng”, http://www.thotre.com.
28. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử ( đồng chủ biên ) ( 2007 ), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Tạ Thị Thu Hằng (2007 ), Về tuyển tập ngoảnh lại của Vương Trọng, Nxb ĐH Đà Lạt.
30. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn.
31. Bùi Công Hùng (2001), Sự cách tân thơ văn VNHD, Nxb Văn hóa thông tin.
32. Bích Hường (2009), “Nhà thơ Vương Trọng và “Hà Nội của tôi””,
http://www.baomoi.com.
33. Dương Thị Hường (2004), “Thân phận con người sau chiến tranh trong
thơ Vương Trọng”,Nxb ĐH KH Xã hội và Nhân văn.
34. Trần Thị Thu Hường ( 2005 ), “Những tìm tòi đổi mới của Vương Trọng
sau 1975”, Nxb ĐH KH Xã Hội và Nhân văn.
35. Trần Đăng Khoa (2011), “Đọc tuyển tập thơ Vương trọng”, lời bạt cho
Tuyển tập ngoảnh lại, Nxb Thanh Niên Hà Nội.
36. Văn Khoa, “Hai chị em của Vương Trọng - tiếng vọng từ cõi thực”
www.phunudanang.org.vn
37. Lê Đình Kỵ (1999), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38.Yên Lan (2013), “Nhà thơ Vương Trọng làm thơ bằng tư duy, toán học”,
http://baophuyen.vn.
39. Mã Giang Lân (2004) , Tiến trình thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 40.Mã Giang Lân (2004), Thơ, hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
41. Quỳnh Lâm (2014), “Nhà thơ Vương Trọng – Thổn thức nhịp quê”,
http://www.baonghean.vn.
42. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, Nxb Đại học