6. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Mở rộng trường liên tưởng, so sánh trong kiến tạo câu thơ
Trong hoạt động sáng tạo thơ ca, tưởng tượng, liên tưởng được xem là một yêu cầu không thể thiếu. Sự sáng tạo của nhà thơ phụ thuộc nhiều vào trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng. Liên tưởng không chỉ là những tái tạo đơn thuần, gợi lại hồi ức, mà còn là những sáng tạo, làm nên những kết hợp mới mẻ. Lê Đình Kỵ viết: “Liên tưởng là đem nhích gần lại, trộn lẫn vào nhau hai sự vật vốn xa lạ với nhau, càng xa càng gây được thích thú” [ 37; 235 ].
Trong cuộc đời mỗi nhà thơ, ấn tượng về thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm thường hòa hợp, được ghi nhớ và hình thành một kho tàng phong phú trong quá trình cảm thụ và nhận thức thế giới. Khi có những tác động khơi nguồn mạch cảm xúc, làm xáo động kho tàng ấn tượng, tạo một trật tự mới trong tâm hồn. Lúc này, nhà thơ sẽ hướng hồn mình vào những gì đã trải qua hoặc tạo ra những thể nghiệm mới nhờ trí tưởng tượng, cảm xúc, tâm tình trở nên sâu lắng bởi những liên tưởng nhiều mặt bất chợt ùa về. Chính những liên tưởng này góp phần quan trọng tạo nên sự độc đáo của câu thơ, bài thơ. Mở rộng trường liên tưởng, so sánh trong kiến tạo câu thơ thực chất là sử dụng lời thơ nhiều tầng bậc có sự đan bện vào nhau của các sự vật hiện tượng được đề cập đến trong cùng một dòng thơ, câu thơ. Cùng với biện pháp so sánh tạo đà cho câu thơ phát triển theo tuyến tính, mở rộng biên độ, gợi lên sự phong phú và đa dạng. Hơn nữa, việc vận dụng thủ pháp này càng làm tăng tính cách tân mới mẻ cho thơ. Vương Trọng, vốn là một con người thông minh, hiểu biết sâu rộng nên khả năng liên tưởng nhạy bén đã giúp ông nhìn nhận những vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống một cách linh hoạt.
Khảo sát thơ Vương Trọng, chúng tôi nhận thấy có những liên tưởng được xác lập trên những mối quan hệ tương đồng về thời gian, không gian, nội dung, hình thức của đối tượng. Một trong những dạng thức của liên tưởng này là sự so sánh. Một tình yêu thủy chung được cụ thể hóa bằng hình tượng:
Bàn chân tỏa về hai phía Như cây nổi rễ
Cho hai thân thể Dính liền
Nở nụ hôn thiêng liêng.
(Trước nụ hôn vĩnh cửu)
Có những liên tưởng tương đồng trên những sự vật, hiện tượng không cùng bình diện, tạo nên sự chuyển nghĩa độc đáo. Cây cối vốn vô tri, vô giác đi vào thơ Vương Trọng mang tình cảm tha thiết:
Dây trầu quấn quýt thân cau Một vườn tay bí, tay bầu kết thân Tơ hồng níu ngọn cúc tần
Người ơi sao nỡ rời chân, hỡi người?
(Lời giã bạn)
Trong thơ còn có những liên tưởng tiếp cận. Mối liên hệ này khá mơ hồ giữa thực và hư, huyền ảo và linh thiêng:
Khói hương bay ấm áp bốn bề Chỉ nơi này lạnh lẽo…
Đạm Tiên
Thơ Vương Trọng cũng có những mạch liên tưởng nối liền quá khứ với hiện tại. Hình ảnh mẹ hiện về trong một giấc chiêm bao đã nói lên tất cả những đói nghèo, vất vả của những năm khốn khó:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn
(Khóc giữa chiêm bao)
Đó còn là sự liên tưởng so sánh “nhảy cóc” khi đang kể ở quá khứ, tác giả đột ngột quay trở lại thực tại nơi mà nhà thơ đang chứng kiến, đang kể:
Kim Trọng hào hoa hài văn Từ Hải oai phong hài võ
Chỉ riêng em, người giới thiệu bảo tàng Đi hết Truyện Kiều bằng hai bàn chân đất!
(Trong nhà bảo tàng Nguyễn Du) Hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhân hậu được Vương Trọng khắc họa qua hình ảnh người chị dâu. Ông khắc hoạ qua nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh và ý chí tinh thần: “Khi mưa dầm, lúc nắng phơi/ Âm thầm một chị qua
thời trẻ trung” (Chị dâu). Đọc bài thơ của Vương Trọng khiến ta liên tưởng đến hình ảnh chị dâu đáng thương trong truyện ngắn của Hồ Dzếnh Người chị
dâu tôi và cái đượm buồn ngậm ngùi của Nguyễn Bính trong bài thơ Lỡ bước sang ngang. Trường liên tưởng trong thơ Vương Trọng rộng mở, đa dạng.
Ông có những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Từ sợi tóc hai màu “nửa đen nửa
bạc” nhà thơ có những liên tưởng trái chiều: “Một nửa ánh ngày, một nửa đêm thâu/ Một phía dầm mưa, một ngày hửng nắng, hay nửa chiều, nửa sáng”. Rồi đến những liên tưởng thú vị khi căng sợi tóc ra để vân vê, suy
nghĩ, thấy hiện lên hình hài vũ trụ, năm tháng, nó như một trục thời gian hai màu. Trong mạch nguồn tâm trạng đó, từ sợi tóc tác giả liên tưởng đến gương
soi để nhìn mặt mình thấy chập chờn sáng tối… Từ đó Vương Trọng suy tư
về những cái giới hạn mỏng manh của con người, gợi lên nỗi buồn man mác. Dấu ấn cá nhân trong các liên tưởng thơ đặc biệt sâu sắc, liên tưởng thường gắn với cuộc đời, ký ức của tác giả. Từ hình ảnh Cây lá Đốm, Vương Trọng chợt giật mình liên tưởng đến bản thân: “Ta cũng là cây chủ/ Đã bao năm
trong cái - chậu – gia- đình”.
Nhìn chung, trường liên tưởng trong thơ Vương Trọng mang tính bất ngờ, sáng tạo, đa dạng và nhạy bén tạo sự liên tưởng độc đáo, mới mẻ cho độc giả khi tiếp nhận bài thơ. Mối liên hệ ấy nhiều khi tưởng xa xôi, mơ hồ nhưng lại rất có lý. Nó cho thấy sự nhạy bén của trí tuệ và cảm xúc của nhà thơ.