Kết cấu bài thơ theo “tính chuyện”

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Kết cấu bài thơ theo “tính chuyện”

Thơ trữ tình là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc thông qua sự biểu hiện của cái tôi “trữ tình”. Song không vì thế mà trong thơ trữ tình không có các yếu tố chuyện. Bản chất của thơ xét về mặt thể loại, là thuộc loại trữ tình, nhưng từ xa xưa thơ đã dung nạp các yếu tố tự sự ở những mức độ khác nhau và đã có những thể thơ có thể chứa đựng cả sự việc, cả câu chuyện. Việc gia tăng chất liệu hiện thực đã dẫn tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ trở nên rõ nét hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện “tính chuyện” trong thơ. Mỗi câu thơ, bài thơ được viết ra như một sự giãi bày, như một câu chuyện đang được dàn trải trước mắt người đọc. Đồng thời, sự xuất hiện của "tính chuyện" càng kéo thơ đến gần hơn với cuộc sống con người, làm cho mối quan hệ giữa thơ với hiện thực khách quan gần gũi hơn, gắn kết hơn.

Thơ Vương Trọng, có nhiều bài giàu chất tự sự, có cốt truyện với các nhân vật, tình huống, sự việc, chi tiết, sự kiện, có đối thoại… Bài thơ Hai chị em là một ví dụ. Bài thơ ra đời sau lần tác giả đến thăm gia đình người bạn, bạn đi vắng. Ông đã có dịp chứng kiến cảnh tượng hai đứa trẻ dỗ dành nhau trong lúc bố mẹ nó bận ra tòa. Bài thơ gồm bảy khổ, hai mươi tám dòng, diễn tả một cách

tự nhiên câu chuyện thương tâm về hai đứa trẻ. Cô chị bảy tuổi đang cố dỗ dành đứa em ba tuổi trong lúc bố mẹ văng nhà. Điều xót xa là cả hai đứa đều không biết bố mẹ nó ra tòa là như thế nào nên đứa em “xé áo chị đòi cơm” còn chị cũng không hiểu cớ sự gì cứ cố gắng dỗ em nín khóc. Hai đứa trẻ không hiểu được rằng bi kịch lớn đang sắp diễn ra với gia đình chúng. Nó nghĩ rằng rồi bố mẹ sẽ về như mọi hôm và hình dung ra không khí ấm áp quấn quýt, quây quần của cả nhà sau khi bố mẹ làm xong việc ngoài đồng, ngoài bãi. Hai tâm hồn trong sáng, ngây thơ ấy làm sao hiểu được rằng bố mẹ nó ra tòa là “đối mặt cùng pháp lý và

cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ, chị em nó rồi đây đứa còn mẹ thì thôi không còn bố”. Cũng như thế là bài thơ Lỗi hẹn bằng lăng tím. Tác giả bộc bạch giải bày

những sắc thái cảm xúc, tư tưởng về người em gái; về những con người đã hi sinh vì nền độc lập tự do của đất nước qua một hệ thống chi tiết, sự việc. Một thời “má bầu dưới vành mũ cối” với bao gian khổ bữa ăn đầu “ngồi xổm, bãi

hoang”, giấc ngủ “thấm hơi rừng” nhưng vẫn “Lầm lì thách thức/ trong mồ hôi, nước mắt/ trong nắng đổ, mưa rơi”… là những chi tiết chân thực về chiến tranh,

về người lính đã được nhà thơ chắt lọc từ hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Đọc bài thơ Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc, người đọc như đang được nghe tác giả kể một câu chuyện về mười cô gái Đồng Lộc đã dũng cảm hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, tất cả đều chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu. Tính chuyện của bài thơ được thể hiện ở những đối thoại của mười cô gái với những người đi viếng mộ. Bài thơ khép lại bằng ước nguyện về một cây bồ kết được trồng lên bên những nấm mồ: “Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang/ Cho mọc dậy

vài cây bồ kết để Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”.

Về bản chất, thơ trữ tình là phương thức biểu hiện trực tiếp các trạng thái cảm xúc suy tư của nhà thơ trước các hiện tượng đời sống. Trong đó tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của câu thơ trữ tình. Vì vậy, thơ trữ tình được xem là “vương quốc chủ quan” (Bielinxki) , “là sự biểu hiện và cảm thụ của chủ

thể” (Hêghen). Tuy nhiên, không phải bài thơ nào đặc trưng này được bộc lộ ra một cách trực tiếp. Có không ít bài thơ có sự xâm nhập của yêu tố tự sự. Điều này mở rộng biên độ, khả năng phản ánh của thơ trữ tình. Nhiều bài thơ trữ tình thế sự của Vương Trọng là hiện tượng như thế.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w