Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 90 - 94)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, hình ảnh là “hình của người hoặc vật được biểu hiện bằng đường nét cụ thể hoặc bằng ấn tượng sâu sắc trong trí. Hình ảnh là khả năng gợi cảm sinh động trong diễn đạt” [ 77; 806 ]. Hình ảnh có một vai trò quan trọng trong chức năng diễn đạt, trong văn, thơ cũng như tất cả các ngành nghệ thuật tạo hình. Hình ảnh trong văn thơ là hình ảnh ảo của sự vật, mà ngôn ngữ văn chương gợi lên, trong óc tưởng tượng của chúng ta qua những biểu tượng.

Khảo sát thơ Vương Trọng, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ thơ Vương Trọng giàu hình ảnh, đặc biệt một số hình ảnh nổi bật, xuất hiện nhiều,liên tiếp trong thơ ông, như: mắt, mùa xuân, mái tóc, bàn chân... Những hình ảnh này như là một sự kết nối liên tưởng ngầm trong các bài thơ. “Mắt” với nghĩa bản nguyên của nó là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành

võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Con người có khả năng dùng mắt để liên hệ, trao đổi thông tin với nhau thay lời nói. Vì thế mắt được xem là cửa sổ tâm hồn. “Mắt” là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Ta đã bắt gặp "mắt biếc" trong thơ Mùi Quý Bồng, "mắt hoa" trong thơ Xuân Diệu, "mắt mờ hư ảo" trong thơ Nguyên Sa, "mắt xanh" trong thơ Du Tử Lê, "mắt ngọc" trong thơ Vương Ngọc Long, "mắt lửa" trong thơ Hồ Đắc Thiếu Anh... Còn với Vương Trọng, mắt trong thơ ông không phải lúc nào cũng bình an, giản dị và yên ngủ như mặt hồ tĩnh lặng. Có những lúc mắt bùi ngùi rơi lệ, thắm đượm tình người, khóc thương cho bạn, cho sự nghiệt ngã của cuộc đời, cho sự bất lực và hữu hạn của con người trước những bi kịch cuộc đời. Là sự suy tư về những lẽ đời thường “Một mình thơ thẩn/ Mắt cúi tìm triết lí về số phận”. Mắt trong thơ ông được sử dụng với tần số khá cao và có sức biểu đạt khá đa dạng thể hiện lập trường, phẩm chất, tâm hồn, lí tưởng… Hình ảnh “ mắt” trong thơ Vương Trọng được miêu tả dưới nhiều góc độ khác nhau, biểu hiện trên từng phương diện tùy vào dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, như: “mắt tinh khiết, mắt

diều hâu, mắt lá liễu, mắt có lửa, mắt bốc lửa, mắt ướt, mắt rưng rưng, mắt say mê”. Rồi những kiểu mắt "dòm ngó" khiến con người ta phải né tránh “Sợ mắt người như sợ mũi kim châm” (Với đứa con ngoài giá thú), là con mắt thực chứng “Người phải trông bằng chính mắt của mình” (Mị Châu). Ngoài hình ảnh “mắt” trong thơ Vương Trọng còn xuất hiện nhiều bài hình ảnh “nước mắt”. “Nước mắt” là hình ảnh có sức gợi rất lớn về nội tâm con người: vui sướng, đau khổ, hạnh phúc, xúc động…. Trong thơ Vượng Trọng, các bài thơ sử dụng hình ảnh “nước mắt” phần nhiều nhằm biểu đạt nỗi khổ, lo lắng, bịn rịn, tiếc thương, hoài vọng: “Chiêm bao tan nước mắt dầm dề” (Khóc giữa chiêm bao); “Nước mắt rơi khóc thân phận đàn bà” (Đạm Tiên); “Cỏ

Được thể hiện đa dạng với những ý nghĩa biểu tượng khác nhau, song hình ảnh đôi mắt, nước mắt trong thơ Vương Trọng đều gắn với những gì gần gũi, giản dị của cuộc sống đời thường. Nói cách khác, đó là đôi mắt, ánh nhìn của con người thế tục gắn với đời trần thế.

Bên cạnh hình ảnh “mắt” là hình ảnh “mái tóc”. Trong thơ ca xưa nay, “mái tóc” được sử dụng qua các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ… để biểu đạt một đặc điểm, tính cách, phẩm chất hoặc một hiện tượng nào đó của con người. Nếu như Thái Can vô tình nhìn thấy mái tóc bỏ lơi của người thiếu nữ mà âm thầm thương tiếc cho định mệnh của vẻ đẹp phải chịu sự phủ lấp của cát bụi thời gian, Xuân Diệu lại coi sợi tóc xuân xanh của người kĩ nữ như sợi tơ tình không buộc chặt thì trong thơ Vương Trọng, mái tóc được thể hiện trong tính đa chiều, góc cạnh và có sức biểu đạt cao. Hình ảnh “mái tóc, sợi tóc” được Vương Trọng nhìn dưới mọi chiều kích. Đó là “tóc hoàng hôn, tóc nửa đen nửa bạc, tóc nửa chiều nửa sáng, sợi tóc căng như một mũi tên dài, sợi tóc khắc nghiệt, sợi tóc mềm như tơ nắng, tóc rễ tre, tóc vàng hoe”… Gần

gũi, biểu cảm, gắn với con người trong hiện thực đời sống. Tuyệt nhiên không mang màu sắc lý tưởng, lãng mạn. Sức biểu đạt từ hình ảnh mái tóc trong thơ Vương Trọng chủ yếu theo lối tư duy truyền thống: biểu đạt về tuổi tác, sức khoẻ, nỗi bất lực trước thời gian. Sự mới mẻ, độc đáo là ở cách nhìn, cách thể hiện: “Không, tóc bạc: Mái đầu dương cờ trắng” (Tóc bạc), “Tóc rễ tre cắt

ngắn chẳng đường ngôi” (Tào Mạt), “Sợi tóc căng khắc nghiệt trước mắt ta,

Ba – ri – e hai màu thách thức” (Sợi tóc hai màu). Hình ảnh mái tóc thể hiện nhận thức sâu sắc của Vương Trọng về giá trị của con người trước cuộc đời, mối quan hệ giữa con người với thời gian. Đó là sự nhận thức đầy tích cực, con người hãy sống sao cho có ích để rồi đừng ân hận vì mình đã sống hoài, sống phí.

Cùng với hình ảnh “mái tóc”, hình ảnh "mùa xuân” cũng xuất hiện nhiều trong thơ Vương Trọng. Đây là hình ảnh có sức gợi đa dạng, phong phú

và đưa lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Nói đến “mùa xuân” là nói đến mùa ấm áp, khí hậu thật mát dịu trong lành, bầu trời luôn sáng và quang đãng. “Mùa xuân” là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, hàng ngàn loại hoa đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng chan hòa. Nói đến “mùa xuân” ta nhớ đến mùa của sự khỏe khoắn, thơ trẻ, hồn nhiên, dân dã nhưng cũng đầy chất quý phái trong thơ Hồ Xuân Hương; là mùa của tình yêu vồ vập, sôi nổi, đắm say trong thơ Xuân Diệu; là sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng của tình yêu trong thơ Hàn Mặc Tử...và với Vương Trọng, mùa xuân trong thơ ông mang một ý vị về thời gian và cuộc sống đậm chất hiện thực.

Trước hết, mùa xuân được dùng với nghĩa đen, dùng để tả một khoảng thời gian trong năm: “Mùa xuân cây lá xanh rì/ Gái quê hớn hở kéo đi hội

làng” (Nói với Trương Chi ). “Mùa xuân” còn là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa, cho tình cảm tốt đẹp, êm đềm gắn kết. Ông nói về tình yêu bằng cách dùng hình ảnh “mùa xuân” đã tạo được sức gợi lớn mà tế nhị, thầm kín riêng tư: “Chàng là mùa xuân em khao khát/ Thịt da này, thịt da ấy cần nhau” (Tiên Dung). Mùa xuân trong thơ Vương Trọng còn biểu đạt cho khát vọng tuổi trẻ, sự viên mãn của nhan sắc con người và tâm hồn thơ mộng của tuổi mới lớn: “Cái thời mơ ước thì cao/ Bầu trời cũng hẹp ngôi sao cũng gần/ Cái

thời người ấy chớm xuân/ Ta vừa lớn dậy mới lần đầu yêu” (Khi qua nơi hẹn). Mùa xuân đó còn là biểu tượng của tin vui, sức hấp dẫn của cuộc sống và sự đổi mới trong mỗi con người: “Mùa xuân, ừ nhỉ, mùa xuân/ Thiên nhiên

cây lá muôn phần tốt tươi” (Thơ vui tặng các bà vợ hay ghen).

Cũng như hình ảnh “mắt”, “ mái tóc”, “mùa xuân”, hình ảnh “bàn chân” vừa mang nghĩa đen vừa mang nghĩa biểu tượng: “Cứ đi trên cỏ chân

trần/ Mơn man cây lá thấm nhuần thịt da” (Đêm xuân); “Tôi dừng chân giữa

tro than/ Thôi không hỏi đất hỏi bàn tay tôi” (Tiếng đất)… Số bài thơ xuất hiện hình ảnh bàn chân với nghĩa đen không nhiều. Hình ảnh bàn chân phần nhiều được dùng với nghĩa biểu tượng qua thủ pháp nghệ thuật hoán dụ, ẩn

dụ…hình ảnh bàn chân trong thơ Vương Trọng biểu hiện cho phẩm chất con người: đảm đang, dũng cảm. Chẳng hạn:

Bàn chân bấm ngón đường mưa

Bữa ăn thêm quả trứng mua xóm giềng

(Chị dâu)

Tôi nhẹ bước bằng đôi chân chiến sĩ Được cúi đầu trước mỗi dòng tên

(Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn)

Ngoài biểu hiện cho phẩm chất, bàn chân trong thơ Vương Trọng còn biểu hiện cho tâm trạng, cho cảm giác, khát vọng con người:

Ô cầm héo giữa tay tôi

Lệch xô khăn xếp, rã rời bàn chân Thuyền đi thuyền khuất mờ dần chỉ còn sắc nón ba tầm ánh lên

(Lời giã bạn)

Qua phân tích một số hình ảnh tiêu biểu trên, có thể thấy, thơ Vương Trọng sử dụng hình ảnh đa dạng, phong phú. Thơ ông không có những hình ảnh kì vĩ. Hình ảnh trong thơ ông thường bé nhỏ, bình dị, gần gũi cuộc sống thường nhật nhưng sức biểu đạt của nó là rất lớn.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w