Về những miền quê đã đi qua

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 62 - 65)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Về những miền quê đã đi qua

Vương Trọng là người thích đi và đi nhiều. Ông đã in dấu bàn chân mình lên nhiều vùng đất, miền quê, từ Bắc vô Nam, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo. Những chuyến đi đều để lại cho ông những kỷ niệm buồn vui, là nguồn cảm hứng sáng tạo. Tính thế sự thể hiện rõ trong chủ đề thơ. Ông có một số lượng lớn bài thơ viết về những vùng miền đã đi qua. Có thể kể đến các bài thơ, như: Trên hồ Núi Cốc, Chiều Hồ Tây, Về Nga Sơn, Chia tay Cần

Thơ, Đùa với Hòn Chồng, Bên hòn Trống mái, Lên Cao Bằng, Chiều Nà Phặc, Đêm rượu Điện Biên, Hà Giang, Bếp lửa Lủng Cú, Trên đường phố Sài Gòn, Trưa Phú Lợi, Một trưa Trường Sa, Lên đỉnh Bà Nà, Suối cát, Hạ Long, Tam Đảo, Nhà Rông, Nam Bộ mà anh... Viết về những nơi đã đi qua, Vương

Trọng luôn thể hiện một sự quan sát tinh tế, nhạy cảm, và khả năng phát hiện vấn đề. Nhờ đó, viết về một chuyến đi, một vùng đất, song các hình tượng thơ đều có sức khơi gợi và khả năng khái quát những vấn đề của hiện thực đời sống. Đây là cảnh uống rượu ở Điện Biên qua ngòi bút nhà thơ:

Rượu này cất từ nếp Mường Thanh Rượu này cất từ nước Nậm Rốm Men này ủ từ lá Mường Phăng Men này mang say từ vầng trăng.

Khuôn mặt - trăng đầy, cười - trăng khuyết Nước da mát mịn - ánh trăng ngời

Hồn nhiên mắt mở - trăng tinh khiết Khuôn ngực nồng nàn - trăng nhú đôi! Và:

Chưa say, không say, lâu mới say Kèo cột, bạn bè sao lại quay Buồn ngủ, ta tìm chăn nệm trải Thôi đừng thêm rượu rửa chân tay.

(Đêm rượu Điện Biên, 1997)

Đến Lũng Cú nơi địa đầu của Tổ quốc, “Cái địa danh chót vót bản đồ/

Ngửng nhìn lên đã có người chóng mặt”. Gặp những người lính biên phòng,

ngồi sưởi ấm bên bếp lửa trên núi cao lạnh giá, tâm hồn nhà thơ trào lên cảm xúc về đất nước, về những người đồng đội đang ngày đêm chắc tay súng nơi địa đầu Tổ quốc. Sự kỳ vĩ của Tổ quốc, sự ấm áp của tình đồng đội hiện lên một cách tự nhiên qua mỗi dòng thơ:

Bếp Lũng Cú chia đều hơi ấm

Được ngồi đây tôi cũng nhận một phần Tôi trở thành bé nhỏ giữa các anh Lọt thỏm giữa bao nhiêu câu chuyện Các anh mà tôi thì chỉ đến

Làm sao hiểu hết tháng năm qua Những khuôn mặt soi vào bếp lửa Trẻ hồng hào và câu hát sinh ra.

Viết về thiên nhiên, về những danh lam thắng cảnh của đất nước ngòi bút tài hoa, tâm hồn tinh tế của Vương Trọng không chỉ thành công trong việc tái hiện mà còn thổi được linh hồn vào bức tranh thiên nhiên. Tất cả tạo nên vẻ tự nhiên, hoang sơ như vốn có của trời đất, vừa hoà quyện hồn người với hồn của biển, núi. Đó là một Hạ Long: “Một vùng Biển - Núi giao duyên/ Trời sa đáy

nước, nước nghiêng chân trời”. Hay một Nam Bộ hiện lên qua giọng nói, con

người, cây trái, phong cách sống của con người: “Nam Bộ mà anh - buổi chia

tay /Rượu quê chủ xị rót đầy ly” (Nam Bộ mà anh). Còn đây là vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, thực hư của Đà Lạt lắng đọng, khúc xạ qua ngòi bút nhà thơ:

Gom mây, trăng cùng chiêm bao Hoà trộn thơ nồng rượu cốt Nhặt hơi thở người yêu nhau Tạo dựng thành đà Lạt.

(Đà Lạt, 1994)

Không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, những bức tranh quê hương trong thơ Vương Trọng, đó đây còn có cả cuộc sống đói nghèo, khốn khó. Những em bé còng lưng gánh củi, những cánh đồng xơ xác sau bão giông. Đây là hình ảnh người mẹ đồng chiêm suốt một đời tảo tần, lam lũ: “Bùn quánh khô rơi dần bước mỏi”, như cánh cò, cánh vạc bên sông:

Một ngày mẹ vật lộn với đồng sâu

Cắm cây mạ mấy lần, mấy lần cằm chạm sóng Chân ngập trong bùn, lưng còng trong nắng Mẹ trở về chạng vạng dáng đi.

Viết về những vùng đất đã đi qua, những miền quê đã tới, Vương Trọng đã cho thấy một khả năng quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. Ở đó không chỉ có tình yêu, nỗi nhớ mà còn có cả những trăn trở, suy tư về hiện thực cuộc sống, con người. Ông viết một cách giản dị, tự nhiên. Với ông, mọi sự việc, con người đều có thể trở thành cảm hứng cho thơ. Muôn mặt cuộc sống đời thường đi vào thơ ông một cách tự nhiên, không một chút sáo mòn gượng ép. Ở đó có những vấn đề thường nhật dễ bị bỏ qua, như nụ cười bốn mùa của cô gái trên tờ lịch (Nói với cô gái trên tờ lịch treo tường, 1997); có khi chỉ là chuyến về quê ngày tết (Nghỉ tết người về, 1998), hay, Nghe lời

mưa Huế (1996)... và có cả những vấn đề lớn lao, gắn với sự sống, cái chết và

chìm nổi, phù du của kiếp người (Lời trái đất, 1989; Lời người đào huyệt ở

nghĩa trang thành phố, 1986)... Có thể thấy tính thế sự đậm nét trong cách

nhìn cuộc sống của nhà thơ. Với ông, thơ là cuộc đời, một cuộc đời hiện hữu, gần gũi với bao buồn, vui, trăn trở, bao khao khát, lo âu.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w