Giọng chiêm nghiệm suy tư

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 69 - 71)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Giọng chiêm nghiệm suy tư

Từ những trải nghiệm chiến tranh, những nếm trải cuộc sống thời hậu chiến, Vương Trọng đã gửi vào thơ những chiêm nghiệm suy tư. Nó là sản phẩm của tâm hồn giàu cảm xúc, của một người thơ thích suy nghĩ, tìm tòi.

Đọc thơ Vương Trọng, người yêu thơ cảm nhận được một phong cách thơ mang tính triết lý với tư duy thơ thâm trầm, sâu sắc về số phận con người

và cuộc đời, về những cuộc chiến tranh, những con người làm nên lịch sử,.... Vương Trọng không chỉ là một nhà thơ mà còn là một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến sinh tử. Vì thế, ông không chỉ am hiểu văn chương nghệ thuật, vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của ông cũng rất phong phú, sâu sắc. Thơ ông có không ít bài thể hiện giọng chiêm nghiệm suy tư rõ rệt. Đó là những chiêm nghiệm về lẽ sống trong cuộc đời. Nhà thơ luôn đề cao sự hiểu biết, sự am hiểu, tìm tòi những điều mới lạ:

Người càng học càng thấy mình biết ít Cái bất tri phủ mọi chỗ, mọi điều

(Thế giới còn bao điều mới lạ, )

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí còn được Vương Trọng thể hiện khi viết về tình yêu. Đã yêu thì yêu như ông bà ngày xưa: “Tam tứ núi

cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội”, không quản ngại khó khăn trắc trở,

xa xôi. Hay như Tiên Dung, Mỵ Châu, Trương Chi không phân biệt đẳng cấp, sang hèn, gian khổ miễn sao được ở bên cạnh người mình yêu:

Chừng mực với mọi điều

Với tình yêu xin đừng chừng mực Đã yêu thì yêu như lửa đốt

Cây cành nào cũng phải cháy thành tro Đã yêu thì yêu như rượu bốc

(Triết lý khi yêu, 1988 ) Đó còn là những phút suy tư, ngẫm nghĩ về kẻ thù, những bộ mặt có “nhiều răng nhọn” được dùng “để nhai, để cắn” và khuôn mặt nào cũng đều có “mắt Diều Hâu”:

Con nhìn đi, nhìn cho kĩ, cho tinh Những cái gáy lung nhùng, lúc nhúc

Không phải tự nhiên mà chúng quay gáy về phía mình Chúng đã đến quê ta bằng trăm ngàn kiểu mặt

(Mắt con nhìn,1973 ) Những vần thơ thế sự của Vương Trọng không chỉ dừng lại ở chỗ tái hiện hiện thực mà ông mong muốn đi vào tận cùng của bản chất hiện thực và tìm ra chân lý, quy luật chi phối, vận hành của vạn vật. Đó là tiền đề của những vần thơ suy tư, chiêm nghiệm trong thơ Vương Trọng.

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w