Lựa chọn hình thức thơ linh hoạt

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.Lựa chọn hình thức thơ linh hoạt

3.1.1. Thể thơ tự do

Sau 1975, thơ trở về với quỹ đạo vốn có là gắn với cuộc sống thường nhật, đối thoại với đời trước mọi buồn, vui thế sự. Sự phát triển mạnh mẽ của thể thơ tự do vì vậy được xem như một quy luật tất yếu của sáng tạo thơ ca. Thế mạnh của thơ tự do là phá bỏ mọi ràng buộc về niêm luật, số câu, số chữ, có khả năng diễn tả mọi sắc thái, cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa về thơ tự do như sau: “Thơ tự do là thơ

phân dòng không có thể thức nhất định, nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau hoặc hoàn toàn tự do” [ 28; 318 ]. Câu thơ có thể mở rộng kéo dài hàng chục tiếng, gồm nhiều dòng thơ có thể sắp xếp hình “bậc thang” để tô đậm nhịp điệu trong câu. Thơ tự do ra đời xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi thơ đi sát cuộc sống hơn, phản ánh được nhiều khía cạnh mới của cuộc sống đa chiều, thể hiện cách nhìn nghệ thuật của bài thơ.

Khảo sát Tuyển tập thơ Vương Trọng, chúng tôi thấy có 129/235 bài làm theo thể tự do (Chiếm tỷ lệ 55%). Đây là một số lượng khá lớn trong sự đối sánh với các thể thơ khác. Ở mảng thơ tự do của Vương Trọng, xét về mặt dung lượng câu, chúng tôi thấy bên cạnh những bài có số lượng câu rất dài như: Tản mạn về những cánh diều giấy, Lời trái đất , Trưa Phú Lợi, Tà sanh,

Thị xã màu xanh, Con mắt nhìn, Ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn… Lại có

những bài thơ rất ngắn gọn, cô đúc, như: Gạo và người, Thật và giả, Hoa

đều được tổ chức thành các khổ thơ rõ ràng, ở những bài dài lại được chia thành từng đoạn thơ theo mạch cảm xúc khác nhau.

Đề tài trong thơ tự do của Vương Trọng rất đa dạng. Trong đó nổi lên một số đề tài chính, như: Tình bạn, tình yêu, các vấn đề mang tính thời sự, những số phận, cảnh đời bất hạnh… Trong đó đề tài được ông sáng tác nhiều nhất là những ngang trái của cuộc đời, những phận người bất hạnh. Thơ tự do của Vương Trọng giàu chất liệu hiện thực với hệ thống chi tiết, sự kiện, hình ảnh của cuộc sống được tái hiện một cách tự nhiên. Qua hệ thống hình tượng, các bài thơ đều có tính khái quát nhờ khả năng phân tích, suy tưởng của nhà thơ. Ông đã không ngần ngại đưa vào thơ những hình ảnh, số phận mang tính bi về thân phận con người trong hiện thực đời sống. Từ đó, thể hiện khát vọng thay đổi, hướng tới những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống, con người. Bài thơ Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc là một bài thơ viết theo thể thơ tự do rất thành công của Vương Trọng. Dòng cảm xúc suy tưởng của nhà thơ được tổ chức dưới những đối thoại giữa linh hồn mười cô gái thanh niên xung phong với những người đi viếng mộ, với các em nhỏ, với người đời. Tính tự do, phóng túng của hình thức thơ đã được nhà thơ phát huy cao độ. Chẳng hạn:

- Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi Còn hương nữa dành phần cho đất Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp

Và:

- Hai mươi tám năm trôi qua, chúng tôi không thêm một tuổi nào Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc

Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc Về bón chăm cho lúa được mùa hơn

Bữa ăn cuối cùng, mười chị em không có gạo Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường...

(Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc s) Hiện thực cuộc sống hiện lên qua nhiều chi tiết gần gũi có sức khơi gợi chiều sâu cảm xúc, suy tư của người đọc. Không sa vào sự dễ dãi, ôm đồm, kể lể, bằng tài năng và tư duy của thầy giáo dạy toán Vương Trọng đã “chớp” được những khoảnh khắc, những góc khuất của đời sống mà ít ai để ý. Từ đó bày tỏ những đánh giá, suy nghiệm sâu sắc của mình. Ông có nhiều bài thơ tự do tinh tế, hàm súc để lại nhiều ý vị thâm trầm, mở ra nhiều chiều liên tưởng, như: Sợi tóc hai màu, Mắt con nhìn, Quả còn có mắt, Cây lá đốm, Hụt

hẫng, ...

Tính thế sự gắn với những chiêm nghiệm, suy tưởng trong cấu trúc cũng như âm điệu câu thơ trong các bài thơ tự do của Vương Trọng. Câu thơ kéo dài theo chiều ngang, mang dáng dấp của câu văn xuôi, đan xen giữa lời kể, lời bình luận, lời tâm sự, lời đối đáp đầy chất lý tính:

-Về thôi nàng ơi

Niềm sum họp đã vào từng cánh cửa Sao nàng còn đứng trong mưa, trong gió Cô đơn giữa mây trời?

Ta đã hẹn với người ta thương nhớ? -Người ấy chẳng bao giờ về nữa Mấy ngàn năm ngắn ngũi lắm sao Đất nước qua trăm trận binh đao Lở bồi, dâu bể…

-Người đời biết thân ta hóa đá Nhưng hay đâu ta hóa đá niềm tin Hóa đá nỗi cô đơn

Và thời gian chờ đợi!

(Trò chuyện với nàng Vọng Phu, 1990)

Thơ tự do Vương Trọng là bản hoà âm của nhiều sắc thái giọng điệu. Những câu thơ nôm na, có khi là lời giãi bày, phân tích: “Tôi mang dòng máu

nhà quê/ Ai khen, cứ việc; ai chê – xin mời” (Nhà quê 1); Có khi là niềm xót xa trước sự tha hóa, biến chất của những người đã từng cống hiến tuổi trẻ, nhiệt huyết cho đất nước, bị tha hóa bởi sức mạnh của đồng tiền:

Thương trường đưa ông vào tù

Ngày mãn hạn đầu tiên liền đi thăm bảo tàng để sống lại oai phongchiến trường một thuở

Tấm ảnh của ông bao năm trời treo đó Ai đã cất đi khi nào.

Ông hụt hẫng, lặng nhìn, không dám bước Sợ hơn mình còn ở nhà lao!

Ở một số bài thơ tự do, như Trưa Phú Lợi, Uống rượu chéo tay, Trước nụ hôn vĩnh cửu… xuất hiện hình thức câu thơ vắt dòng. Sự linh hoạt trong

ngắt nhịp câu thơ tạo nên khả năng biểu đạt nhiều sắc thái cảm xúc của chủ thể trữ tình. Ý thơ, nhờ đó được nhấn mạnh hơn, câu thơ tăng thêm sức gợi cảm và nhạc tính:

Chéo tay Sát vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đừng sợ Rượu không rơi xuống sàn Chỉ sánh vào mắt người ủ lửa

(Uống rượu chéo tay,2003 ) Với một lối tư duy hiện đại, Vương Trọng đã tạo nên những cấu trúc cú pháp không xuôi chiều, đơn giản với nhiều hình ảnh, sự việc đan cài nhau mang đến âm điệu trúc trắc, gồ ghề, có khả năng diễn tả cảm xúc đa chiều trước hiện thực mà nhà thơ đang tận mắt chứng kiến:

Không mây không gió Bầu trời Treo

Mặt trời – quả lửa

(Trưa Phú Lợi, 1983)

Thơ tự do của Vương Trọng có cách tổ chức thanh điệu ở một số bài rất sáng tạo, mới lạ làm bật được nội dung tư tưởng cần diễn đạt:

Ngược dốc, ngược dốc, vẫn ngược dốc, Quành gập bất ngờ, xoáy trôn ốc

Hành quân ngược đèo như lên trời Ba lô nằm cao đầu cúi thấp

(Qua đèo Gió,1979)

Thơ tự do của Vương Trọng nhiều bài có dung lượng dài. Nhiều bài thơ giàu chất tự sự, có yếu tố chuyện với các nhân vật, tình huống, sự việc… nhưng không sa vào ôm đồm, kể lể, phá vỡ tính cô đọng của thơ. Bài thơ Nhớ

con gồm chín khổ ba sáu câu có các nhân vật: con, mẹ, cha, bà ngoại, có bức

tranh về quê ngoại, có thời gian với những sự kiện và diễn biến sự kiện. Tất cả các yếu tố trên của bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ, tạo nên sự hoàn chỉnh thống nhất. Với Nhớ con Vương Trọng đã thể hiện những tình cảm gia đình nồng ấm, có sự hòa quyện chặt chẽ tình cảm riêng tư và tình yêu đất nước. Bài thơ kết thúc bằng sự chiêm nghiệm, triết lý: Nhớ thương là hạnh phúc những ngày xa. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, thơ tự do của Vương

Trọng khá đa dạng. Có những bài gần giống thơ văn xuôi, như Nhớ con,

Phác thảo Tiên Điền, Hai chị em, Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc… Có

những vần thơ lại được tổ chức theo thể thất ngôn truyền thống, như Sợi tóc

hai màu, Cây lá Đốm...

Có thể nói, ở thể loại thơ tự do Vương Trọng đã thể hiện rõ nhất tài năng, trí tuệ và cá tính sáng sáng tạo của mình. Các bài thơ đều thể hiện một cảm xúc được chắt lọc qua sự từng trải, chiêm nghiệm trong cuộc đời nhà thơ. Các bài thơ tự do của ông vừa cô đọng, hàm súc vừa mang tính suy tư, chiêm nghiệm về những vấn đề thế sự.

3.1.2.Thể thơ lục bát

Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, phát triển mạnh trong văn học viết vào khoảng thế kỷ XVIII, đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Gần thế kỷ qua, bên cạnh thơ tự do, thơ lục bát vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình. Thế mạnh của thơ lục bát là gần gũi, dễ hiểu, dễ thuộc, phù hợp với

việc chuyển tải cảm xúc nhẹ nhàng man mác, với mọi cung bậc: yêu thương, vui buồn, hờn giận, từ nỗi niềm tâm tư thầm kín đến những biến cố lớn lao của thời đại. Đây là thể loại dễ làm, song có được thành công là không dễ. Theo Nguyễn Phan Cảnh: “Những loại thể lớn như năm chữ, lục bát, bảy chữ, tám chữ bao giờ cũng có một độ dung sai thật tuyệt vời, thông qua các giá trị cực tính của mình mà vừa cấp đất dung thân vừa cho thấy tầm cỡ nhà thơ. Nếu sai mạch của thơ năm chữ là chất hoài niệm thì phải cẩn thận: hễ non tay thì sẽ thành vè. Lục bát là rõ rệt nhất. Làm được tốt thì đấy là tính dân tộc không làm được tốt thì trở thành diễn ca” [ 7; 145,146 ]. Nói về cái khó của việc làm thơ lục bát, Nguyễn Tuân đã có một ví von thú vị: “Làm cho tôi món luộc, tôi sẽ nói biết thịt hàng anh như thế nào…cho tôi xin một chút lục bát, tôi sẽ thưa anh có phải là nhà thơ thứ thiệt không”[ 7; 146 ].

Kết quả khảo sát Tuyển tập thơ Vương Trọng cho thấy có 53 bài lục bát/ 235 bài thơ (chiếm tỷ lệ 22,5%). Số lượng các bài thơ theo thể lục bát của Vương Trọng tuy không nhiều, song có không ít bài để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, như: Bên mộ cụ Nguyễn Du, Nói với con dâu, Ước gì có

được kiếp sau… Đề tài trong thơ lục bát của Vương Trọng khá phong phú

như: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm đồng đội, tình cảm vợ chồng, lòng thành kính của tác giả đối với những tài năng văn chương đi trước… Nhìn chung, 53 bài lục bát ở trong Tuyển tập thơ Vương Trọng đều có dung lượng vừa phải, không quá ngắn, cũng không quá dài. Trong số 53 bài lục bát chỉ có 3 bài gồm hai cặp lục bát Không đề, Trong mơ, Qua Hồ Tây. Đa số các bài đều gồm bảy đến mười cặp lục bát, như: Đêm xuân, Một lần em đến, Thơ vui tặng các bà vợ hay ghen, Lời giã bạn, Thăm chồng… cũng có những bài

dài đến 18 cặp câu như Giá như ngày ấy. Với quan điểm làm thơ không phải để đánh đố người đọc, thơ Vương Trọng từ bài ngắn nhất đến bài dài nhất đều có kết cấu sáng rõ. Đọc thơ lục bát Vương Trọng, người đọc luôn bắt gặp một cảm xúc nhẹ nhàng,sâu lắng trong từng câu chữ. Vương Trọng tiếp thu và

chịu ảnh hưởng của ca dao từ chất liệu ngôn từ đến cách ví von, bóng bẩy. Có thể tìm trong thơ ông những câu lục bát, những bài lục bát nhuần nhị ngọt ngào như ca dao trữ tình. Việc vận dụng ca dao trong thơ lục bát Vương Trọng cũng khá linh hoạt, sáng tạo. Có khi là sử dụng chất liệu, có khi là lấy ca dao. Chẳng hạn:

Miếng trầu vừa ấm hơi vôi Bài ca đang lúc làm môi ngọt ngào

(Lời giã bạn)

Miếng trầu em rọc em têm Đã tròn như nhộng lại mềm như cau

(Ca dao)

Còn đây là nỗi buồn man mác khi ngồi nghe mưa xứ Huế đã được ông diễn tả bằng một âm hưởng ca dao: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhớ chi đờ đẫn đêm ngày

Thương chi buồn cả cỏ cây, bãi bờ "Một người biền biệt nơi mô"

Để thương, để nhớ dồn cho một người

(Nghe lời mưa Huế,1996) Vận dụng ca dao, kế thừa lối biểu đạt trong ca dao, Vương Trọng luôn có ý thức sáng tạo. Nếu lục bát ca dao chủ yếu giãi bày tâm trạng riêng tư, những mất mát đau đớn trong tình yêu thì Vương Trọng đã sử dụng lục bát như là phương tiện hữu hiệu để truyền tải cảm hứng thế sự một cách rõ rệt. Đọc thơ lục bát Vương Trọng người đọc dễ dàng nhận thấy tác giả đã đề cập đến những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, những sự việc, hiện tượng xảy ra của ngày hôm nay với những cách cảm, cách nghĩ của con người hiện đại.

Trong bài thơ Nói với Trương Chi, tác giả đã cho thấy một quan niệm mới về hạnh phúc, thể hiện lối tư duy hiện đại:

Đời đâu chỉ một Mỵ Nương

Tơ hồng có lúc sẽ vương tới mình Trai tài kỳ ngộ gái xinh

Nên duyên, cũng chuyện thường tình bao nơi.

So với lục bát trong ca dao, lục bát trong thơ Vương Trọng đã cho thấy một sự đa dạng trong biểu đạt, sắc thái giọng điệu. Nếu trong ca dao lục bát tỏ ra phù hợp với lối tâm tình thì lục bát của Vương Trọng ở một số trường hợp đã mang sự hóm hỉnh đời thường :

- Thương nhau ấp lạnh, quạt nồng Học đòi sư tử Hà Đông làm gì Em từng đổi mới tư duy

Ghen tuông quá cũ vất đi mới là Chồng mình tài giỏi hào hoa Mới em kia thích, mới bà nọ mê Hay gì kẻ ghét người chê

Thích chi thui thủi đi về một thân

(Thơ vui tặng các bà vợ hay ghen)

Về nhịp điệu, trong số 53 bài thơ lục bát có trong tập thơ, phần lớn các bài thơ đều được ngắt theo nhịp lục bát truyền thống (2/2/2; 2/4/2; 4/4; 3/3). Truy nhiên, có một số bài thơ có hiện tượng biến nhịp. Chẳng hạn: À em!

Cửa mở khung trời (2/4); Thương chưa: e lệ nụ cười lặng yên.(2/6) (Một lần em đến); Thăm quê, tìm gặp em – người đồng hương (2/3/3) (Đợi em trong

hội). Đặc biệt có một số trường hợp tác giả dường như có ý thức kéo câu thơ điệu ngâm lại gần với câu thơ điệu nói, kiểu đối thoại, độc thoại:

Xin chào cô gái giao liên

Lạ chưa, quên mất người quen ngày nào (Phố đông có dễ nhận đâu

Trách em cũng chỉ một câu trách đùa) Em nhìn đôi mắt mở to:

- Ơ kìa, anh cũng đã vô đây rồi!

(Trên đường phố Sài Gòn)

- Con tôi đâu? Con tôi đâu?

Bên lều chợ, người mẹ gào khản hơi - Trả con tôi! Trả con tôi!

Hỏi ai, ngọn gió nói lời hư vô.

(Bên lều chợ)

Ngôn ngữ trong thơ lục bát Vương Trọng không gò bó, gượng ép mà mượt mà. Những dòng thơ, bài thơ được viết một cách tự nhiên cảm xúc của nhà thơ. Chính vì thế, người đọc cảm nhận cái chân thật của cảm xúc, cái suy tư ẩn kín thấm đẫm chất thế sự. Thơ lục bát chấp nhận mọi sự tìm tòi, sáng tạo, cách tân trong hoạt động sáng tạo. Mặt khác, khả năng biểu đạt nội dung của nó khá linh hoạt. Vì thế, lục bát trong thơ ông vừa mang âm hưởng chung vừa có những nét đặc thù riêng biệt. Trong lục bát Nguyễn Duy thường có kiểu biểu đạt như: “Vô tư như thực như mơ như gì, không ngây không dại không đành phải không”… Trong khi đó trong lục bát Vương Trọng thường

có lối biểu đạt khác. Các hình thức tiểu đối, cách sử dụng ngôn ngữ, âm điệu thơ tạo cảm giác man mác buồn, lắng đọng suy tư, triết lý nhẹ nhàng, ví như:

“Đêm nằm thương nỗi chia xa/ Trở mình chạm phải tiếng gà tàn canh. Hay

Ngày thường thấm nỗi không anh/ Cuối năm anh vẫn xa xanh biên thùy”.

Có thể nói, thơ lục bát của Vương Trọng vừa quen vừa lạ. Nó không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng (Trang 75)