6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Những nghịch cảnh trong cuộc sống đời thường
Nhận xét về thơ Vương Trọng, Nguyễn Thanh Tú viết: “Thơ Vương Trọng là thơ về những nghịch cảnh thế sự. Những bài thơ hay nhất của anh, theo tôi, là những bài thơ viết về nghịch cảnh những số phận, những cảnh đời. Vì thế mà mỗi bài thơ lại mang dáng dấp một câu chuyện có nhân vật, có tình tiết. Thơ anh là thứ thơ gợi nhiều hơn cả. Bài thơ đọc xong không trơn tuột mà để lại dư âm trong lòng, thường là nỗi day dứt hay sự băn khoăn về một câu chuyện trái ngang nào đó.” [ 64 ]. Đó là một cảm nhận tinh tế, sâu sắc. Đọc thơ Vương Trọng, người đọc bặt gặp những số phận, những cảnh đời trớ trêu, ngang trái. Sự nhạy cảm của tâm hồn, sâu sắc của trí tuệ đã giúp ông phát hiện ra những nghịch cảnh xót xa lẫn khuất trong cuộc sống. Năm 1982 về viếng mộ Nguyễn Du ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, ông xót xa trước cảnh hoang sơ, tiêu điều của phần mộ thi nhân, người đã sáng tạo ra Truyện
Kiều, một kiệt tác bất hủ trong thơ ca dân tộc. Giữa “Một vùng cồn bãi trống trênh”, phần mộ Nguyễn Du nằm lẫn giữa những mộ phần của “thập loại chúng sinh”, lạnh lẽo khói hương. Là người yêu Truyện Kiều như một "duyên
phận", Vương Trọng đã không thể dửng dưng trước nghịch cảnh ấy. Ông muốn làm một điều gì đó có ích cho cuộc đời, thể hiện niềm tôn kính với tiền nhân. Bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du đã ra đời từ sự nhận thức ấy của nhà thơ:
Tưởng rằng phận bạc Đạm Tiên
Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây Ngửng trời cao, cúi đất dày
Cắn môi, tay nắm bàn tay của mình Một vùng cồn bãi trống trênh
Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề.
Sự dửng dưng, vô cảm, thái độ thờ ơ vô trách nhiệm đã trở thành căn bệnh phổ biến trong cuộc sống xô bồ, bon chen của thời hiện đại. Những danh nhân văn hóa như Nguyễn Du đã bị lãng quên trong sự vô cảm của người đời, mà trước hết là những người có trách nhiệm. Đó là sự thật phũ phàng, ngang trái, bất công. Mong ước của nhà thơ không gì khác hơn là hãy đối xử công bằng với tiền nhân bằng những việc làm cụ thể, thay vì những lời xưng tụng sáo mòn:
Bao giờ cây súng rời vai
Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên Trái tim lớn giữa thiên nhiên
Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa…
Ngay sau khi ra đời, bài thơ đã đi vào lòng người, tạo nên một hiệu ứng xã hội mạnh mẽ. Công trình tôn tạo khu lưu niệm và lăng mộ Nguyễn Du được xây dựng không lâu sau đó có một phần không nhỏ từ hiệu ứng xã hội
của bài thơ. Với Vương Trọng đó là niềm vui, là phần thưởng xứng đáng cho những gì ông đã thể hiện trong bài thơ.
Là người có tấm lòng nhân hậu, tâm hồn nhạy cảm, Vương Trọng luôn hướng ngòi bút của mình về phía những số phận bất hạnh, những cảnh đời ngang trái. Ông viết một cách tự nhiên, không chút lên gân gượng ép cảm xúc. Nhờ đó thơ ông đi vào lòng người một cách tự nhiên. Không ít bài thơ của ông, như: Hai chị em ( 1985 ), Với đứa con ngoài giá thú ( 1986 ), Chị ( 1986 ), Bên lều chợ ( 1988 ), Gánh củi ( 1994 )... đã cho thấy một khả năng quan sát nhanh nhạy, và đặc biệt là trái tim nhân hậu, ấm áp của nhà thơ. Nếu thơ là tiếng lòng, thì với Vương Trọng, đó trước hết là tiếng lòng đồng cảm xót xa. Ông xót xa trước cảnh ngộ "Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi" khi "bố
mẹ bận ra tòa". Những câu thơ được viết một cách giản dị, tự nhiên thấm đầy
cảm xúc đã khơi vào trái tim người đọc một nỗi đau nhân thế:
Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi
Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm
( Hai chị em,1985)
Đó không còn là một cảnh đời cá biệt khi trong cuộc sống đời thường những người bố, người mẹ lắm lúc chỉ biết nghĩ đến mình. Hai câu kết của bài thơ như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở những bậc làm bố, làm mẹ phải sống có lương tâm, trách nhiệm với những đứa con của mình: “Những bố mẹ bên bờ
chia cắt/ Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình”. Tính thế sự đã làm nên vẻ
cuộc đời, Vương Trọng đã cho thấy một khả năng riêng của mình trong việc đi tìm tứ thơ. Ông viết giản dị, tự nhiên như một sự giãi bày tâm trạng trước số phận con người. Năm 1986, Vương Trọng viết bài thơ Với đứa con ngoài giá thú. Mượn lời người mẹ nói với con, ông đã tái hiện nỗi cay đắng, tủi hờn
của những người phụ nữ bất hạnh làm mẹ mà chưa từng làm vợ. Sau chiến tranh có biết bao người phụ nữ đã qua tuổi xuân xanh của thời con gái. Họ đã không còn cơ hội được làm vợ. Khát vọng làm mẹ càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Đặt vào hoàn cảnh đó, bài thơ có ý nghĩa xã hội sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, nhất là khi những thành kiến bất công còn bám chặt trong ý nghĩ của số đông dân chúng. Dưới ngòi bút của Vương Trọng, hình tượng người mẹ hiện lên vừa đáng thương vừa đáng khâm phục. Chị chấp nhận mọi thị phi của người đời, âm thầm nhẫn nhục, sống cho mình, cho con:
Mẹ nhớ lại ngày con vừa trứng nước Người ấy đi như trốn chạy nợ nần Thèm trái chua, mẹ trùm chăn ăn lén Sợ mắt người như sợ mũi kim châm… Sinh con ra, mẹ vẫn nằm giường một Có khác chăng là kê lại góc phòng Ngày nghỉ đẻ phải trừ vào ngày phép Vuông vải màn làm tã, giặt rồi hong.
(Với đứa con ngoài giá thú, 1986) Những lời thơ giản dị có sức lạy động mạnh mẽ trái tim người đọc, đánh thức ở mỗi người lòng độ lượng, tình yêu thương , san sẻ. Câu hỏi của người mẹ ở cuối bài thơ cũng chính là thông điệp của nhà thơ muốn gửi đến mọi người: “Ngoài giá thú sao ngoài lòng thương cảm/ Để người đời ghét bỏ
Trong cái nhìn của Vương Trọng, dường như những nghịch cảnh cuộc đời có ở khắp nơi. Nó có thể hiện hình qua số phận một tài năng thơ ca như Nguyễn Du, hay qua số phận những người phụ nữ, những đứa trẻ bị người mẹ bỏ rơi vì bất lực trước cuộc đời... Trong bài thơ Bên lều chợ (1988), Vương Trọng kể lại câu chuyện người mẹ ăn xin vì không nuôi nỗi con mình đành phải bỏ con ngoài lều chợ, mong có ai thương cảm cưu mang. Khi xin được đồng quà, tấm bánh, người mẹ ấy trở lại tìm con, con đã không còn ở đó. Thấm vào từng câu chữ, hình ảnh thơ là tấm lòng đồng cảm, sự xót thương của nhà thơ trước những cuộc đời bất hạnh, Năm 1994, lên Điện Biên Phủ giữa những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên, Vương Trọng chợt thấy lòng thổn thức khi chứng kiến cảnh em bé “lên năm vẹo xương vì gánh củi”. Gánh củi ấy đã đi vào giấc mơ, "trở thành đá núi",
đêm đêm đè nặng tâm hồn nhà thơ. Bốn mươi năm Điên Biên Phủ được giải phóng mà sao cuộc sống người dân vẫn còn lam lũ, khó khăn? Câu hỏi ấy là sự khởi đầu cho một dòng cảm xúc suy tư:
Sau bốn mươi năm Điện Biên giải phóng Tôi về thăm sẽ chỉ có niềm vui
Nếu không gặp những khu rừng cháy trụi Và cháu bé lên năm vẹo xiêu vì gánh củi.
( Gánh củi, 1994 )
Con người Vương Trọng dường như nhạy cảm với niềm đau, nỗi bất hạnh của con người hơn là niềm vui, hạnh phúc. Ngòi bút ông luôn hướng về cuộc đời thế sự, nơi ấy có những cảnh đời, những số phận cần được đồng cảm sẻ chia. Ông “Đau đời Nguyễn Du, đau phận Đạm Tiên/ Đau nỗi mẹ sinh con
ngoài giá thú/ Đau dáng chị ngóng trông chồng biệt xứ/ Đau lời con khi bố mẹ ra tòa” ( Trái tim anh, 1985 ). Theo cách nói hình ảnh của ông: “Tâm thất
đau rộng đến vô bờ", trong khi đó "Tâm thất yêu khiêm nhường nhỏ bé”. Điều
đường thơ của riêng mình. Đó là con đường mòn lấm bụi trần gian đi giữa đời thường, rất gần với ngọn sóng đồng chiêm, vệt bùn ruộng mạc, mưa nắng miền trung nơi sinh nở những cơn gió đồng thổi những thi tứ vào thơ.
2.2.3. Đối thoại với những nhân vật văn chương
Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo ( 1986 ) đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho thơ ca. Với tinh thần "cởi trói cho văn nghệ sĩ" Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các nhà thơ đã có một chân trời rộng mở để sáng tạo. Những "vùng cấm", "vùng nhạy cảm" ngày càng ít dần, thay vào đó là một khoảng trời tự do cho tư duy, tưởng tượng, cho sự bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Sự phong phú của đề tài, đa dạng trong cách thể hiện, đột phá trong tư duy là đặc điểm nổi bật của thơ ca thời kỳ này. Vương Trọng cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Những thành tựu nổi bật của thơ Vương Trọng đều xuất hiện trong thời kỳ này.
Trong mạch cảm hứng thế sự, Vương Trọng có nhiều bài thơ viết về các nhân vật đã đi vào văn chương, sử sách, góp phần làm nên diện mạo văn hóa dân tộc. Đó là các bài thơ, như: Mỵ Châu ( 1986 ), Trò chuyện với Vọng
Phu ( 1990 ), Đạm Tiên ( 1990 ), Tiên Dung ( 1991 ), Nói với Trương Chi
( 1991 ), Mô típ Thúy Vân ( 1995 ), Thị Mầu ( 1995 ), Chí Phèo ( 1995 ). Ngoài ra ông còn có một số bài thơ viết về những danh nhân văn hóa như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ; về những văn nghệ sĩ như Tào Mạt, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lê Dung, Xuân Hinh, Phác Văn... Điều này đã góp phần làm nên cái riêng, rất riêng của thơ Vương Trọng. Ngay trong năm đầu của thời kỳ Đổi mới, Vương Trọng đã viết bài thơ Mỵ Châu. Nói về sự ra đời của bài thơ, Vương Trọng tâm sự: “Nếu không có lời tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thì không có bài Mỵ Châu và một loạt bài viết về chân dung nhân vật sau này. Bởi vì, trước đó cái gì mà người có cấp cao hơn đã nói
thì người dưới không được nói trái đi hoặc làm khác đi và đối với Mỵ Châu, Tố Hữu đã nói nàng là trái tim lầm chỗ để trên đầu thì tuyệt nhiên không ai được bênh vực Mỵ Châu”. Không khí dân chủ của thời đại đã tạo điều kiện cho nhà thơ nhận thức lại những vấn đề từng được xem như chân lý. Viết về Mỵ Châu, một nhân vật đã đi vào truyền thuyết gắn với bi kịch, Vương Trọng đã có cách nhìn, cách lý giải của riêng mình: “Sao bị chém? - My Châu không
hề biết/ Máu tụ thành sỏi đó đất Hoan Châu”. Với ông, My Châu là biểu
tượng của lòng thủy chung, trong sáng. Ông đồng cảm sẻ chia với bi kịch của đời nàng:
Mấy ngàn năm dâu bể, lở bồi Lúc yên bình và cả khi giặc giã Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa Yêu chân thành, thật có tội gì đâu.
( Mỵ Châu, 1986 )
Cũng cách nhìn, cách ấy, ở bài thơ Thị Mầu, Vương Trọng cảm thông, chia sẻ với Thị Mầu, người dám sống thực với mình. Nàng khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc, sống với khát vọng của mình bất chấp mọi điều tiếng thị phi của miệng lưỡi thế gian:
Chân bước đi, lưng đã muốn nằm Áo đang mặc, tay bao lần toan cởi Thầy tiểu ơi niết bàn xa vời vợi Hạnh phúc gần, hạnh phú ở em đây!
( Thị Mầu, 1995 )
Trong cái nhìn chật hẹp của người đời, Thị Mầu là người đàn bà lẳng lơ, đáng trách, đáng lên án. Trong khi đó, với Vương Trọng, nàng đáng thương hơn đáng giận. Thị Mầu là hiện thân của những con người dám sống, dám yêu theo khát vọng bản năng. Cái đáng trách là ở sự hẹp hòi, sự định kiến của người đời. Ông đã đứng về phía Thị Mầu, nói lên tiếng lòng của nhân vật: “Em đang ngã và em đang chết/Trách em hoài em biết vịn vào
đâu”. Đọc thơ Vương Trọng người đọc không khó nhận ra dụng ý của ông
trong việc mượn xưa nói nay. Ông trò chuyện, sẻ chia với những nhân vật đã đi vào văn chương, sử sách, song cảm xúc, nghĩ suy của ông luôn chảy về phái cuộc đời thực tại. Bài thơ Nói với Trương Chi là lời đồng vọng, cảm thông của nhà thơ với người nghệ sĩ tài hoa, người đã: “Đem giọng hát một đời” để “đổi về tình hận ngậm ngùi ngàn năm?”. Đó đâu chỉ là lời trò chuyện
với Trương Chi, mà còn là thông điệp nhà thơ gửi tới những con người trong hiện tại đang sống trong ảo mộng cuộc đời:
Buồn thì ngủ để quên đi
Giọng hay thì để hát khi tối trời Ai nghe, ai cảm mặc người
Dại gì mơ tưởng những nơi lầu vàng? Sông một dải, trời một gian
Chui vào trong chén bạch đàn làm chi?
(Nói với Trương Chi, 1991)
Cũng viết về nhân vật trong truyện kể dân gian, song ở Trò chuyện với
nàng Vọng Phu ( 1990 ), Vương Trọng lại tìm được cách tiếp cận mới. Bài
thơ được cấu trúc dưới dạng cuộc trò chuyện giữa nhà thơ với Nàng Vọng Phu, một biểu tượng của lòng thủy chung sót sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Nàng đã chờ chồng hóa đá. Đó không chỉ là biểu tượng của sự son sắt thủy chung, mà còn là nỗi cô đơn, khổ đau tột độ. Nàng trở thành biểu tượng để muôn đời được ngợi ca. Song đã mấy ai thấu hiểu nổi cô đơn, khắc khoải và ý nghĩa lớn lao của sự chờ đợi ở nàng: “Ta hoá đá đợi triệu lần nỗi đợi/ Để những người vợ muôn đời thoát khỏi cảnh chờ mong”. Cảm xúc và suy tư đã
kết hợp nhuần nhuyễn trong mỗi hình tượng thơ, mang đến cho bài thơ một sức gợi mạnh mẽ trong lòng người đọc. Trò chuyện với Nàng Vọng Phu hay cũng chính là cuộc đối thoại của nhà thơ với người đời về người phụ nữ?
Bên cạnh những bài thơ viết về các nhân vật đã đi vào văn chương nghệ thuật, Vương Trọng còn viết nhiều về những người nghệ sĩ. Đó là Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu, Tào Mạt, Nguyễn Bính, Duy Khán, Lê Dung, Thu Bồn, Phác Văn,… Mỗi người một cảnh ngộ, một cuộc đời, song đều gặp nhau ở sự bất hạnh, cô đơn. Trong cái nhìn của Vương Trọng, bi kịch của Nguyễn Du mang ý nghĩa điển hình cho những người nghệ sĩ tài năng: “Lưng gầy trĩu nặng nỗi bể dâu / Ngực yếu trái tim thì quá nặng” (Nguyễn Du, 1997). Cũng như thế là nghệ sĩ Lê Dung: “Ngày tang lễ, chị ơi,
chỉ một/ Hơn ba mươi năm hát để ru người/ Ai biết được/ Đấy chính là lời ca ru mình ngày vĩnh biệt” (Lê Dung, 2000). Vượt lên tất cả, những người nghệ sĩ tài hoa ấy vẫn ngạo nghệ với cuộc đời, dâng hiến cho đời những gì cao đẹp nhất: “Tào Mạt hát/ Mười tám u ung thư loét miệng/ Chả là gì/ Nhức nhối
nào níu nổi cái vung tay” (Tào Mạt, 1993)… Viết về các nhân vật lịch sử, Vương Trọng đã thể hiện những tìm tòi sáng tạo, nhất là ở những bài thơ viết về Bác Hồ. Ông đã có nhiều bài thơ viết thành công về Bác, tiêu biểu là các bài: Hai ông Ké, Ông Ké bản Nà Lọm, Bác về thăm quê, Bác với cây xanh,
May áo Bác,... Ở đó, hình tượng Bác hiện lên gần gũi, giản dị, đậm chất Xứ
Nghệ: “Khi dép lốp bén đường sỏi đỏ/ Người quên đi mái tóc trắng trên
rơi” (Bác về thăm quê ). Và: “Người thương dân chưa lành áo mặc / Bao bàn
chân không dép đi trần”. Viết về các nhân vật trong quá khứ, Vương Trọng
đã thể hiện sự hiểu biết, lòng biết ơn sâu sắc với một cách nhìn, cách nghĩ mới. Với ông không có gì là dĩ vãng. Tất cả đều có mặt trong cuộc sống hôm nay. Không có gì là xưa cũ. Vấn đề là ở cách nhìn và sự sáng tạo của nhà thơ.