Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 102)

Đã có rất nhiều kiến nghị với CIC về tính chính xác, tính cập nhật và kịp thời của các thông tin, hiệu quả hoạt động của trung tâm cũng như chất lượng thông tin còn chưa cao, chưa hiệu quả và hữu ích thiết thực. Các NHTM vẫn phải cung cấp thông tin thường xuyên cho Trung tâm nhưng ngược lại chưa khai thác được nhiều thông tin bổ ích từ trung tâm. Nếu có được cung cấp thì thông tin cũng đến rất chậm và chưa thiết thực.

NHNN cần tăng cường đầu tư hiện đại hoá công nghệ đủ cần thiết để có thể khai thác, chiết xuất thông tin từcơ sở dữ liệu của các NHTM trên cơ sởđó tổng hợp lại để có thể cung cấp thông tin trở lại cho các NHTM một cách chính xác và kịp thời theo định kỳ và yêu cầu khi cần thiết.

Để đảm bảo có được thông tin chính xác kịp thời, NHNN cần phân loại và quy định mã khách hàng duy nhất đối với từng khách hàng. Khách hàng có thể quan hệ với nhiều TCTD và có nhiều mã khách hàng khác nhau tại các TCTD nhưng phải có một mã thống nhất tại CIC.

NHNN cũng cần nghiên cứu cung cấp thông tin về nhóm các khách hàng liên quan. NHNN nên đổi mới và tăng cường thực hiện các biện pháp thương mại hóa dịch vụ thông tin kinh tế trong việc cung cấp và khai thác thông tin (hiện nay CIC đã thực hiện bán thông tin nhưng vẫn còn mang nhiều tính chất và biện pháp hành chính), xóa bỏ hẳn các biện pháp hành chính trong việc cung cấp thông tin. NHNN quy định rõ các mức phí gắn liền với các thông tin hai chiều được cung cấp và ngược lại.

NHTM cung cấp thông tin cho CIC kịp thời, đầy đủ, chính xác được hưởng một khoản phí từ CIC, ngược lại NHTM lấy thông tin từ CIC phải trả cho CIC một khoản phí và nên có chế tài phạt đối với việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không kịp thời cho các bên.

3.3.2.3. Hoàn thiện quy chế cho vay đối với các TCTD

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 (Quy chế cho vay 1627) được ban hành nhằm tạo khung pháp lý với những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động cho vay TCTD với khách hàng vay. Sau hơn 12 năm thực hiện cho thấy Quy chế cho vay 1627 đã tạo được sự chủ động và những thuận lợi nhất định cho các TCTD và khách hàng trong giao dịch vay vốn, giúp cho hoạt động cho vay có bước phát triển tốt trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, nhu cầu thực tế về các sản phẩm tín dụng đa dạng và tiến dần đến các thông lệ quốc tế; bên cạnh đó, một số nội dung quy định tại Quy chế cho vay 1627 không còn phù hợp với Luật Các TCTD năm 2010 và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay.Vì vậy, NHNN cần có những sự điều chỉnh lại quy chế 1627 cho phù hợp với thực tếhơn.

3.3.3. Một số kiến nghị với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế:

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng, chú trọng phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới, giảm dần tỷ lệ thu phí từ các sản phẩm truyền thống.

- Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các RRTD.

- Cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình tái cơ cấu hoạt động theo mục tiêu đã xác định trong đó chú trọng hình thành những bộ phận chuyên trách hoạch định chiến lược quản lý RRTD cũng như bộ phận thực thi các biện pháp quản trị rủi ro trên cơ sở hoạt động độc lập và hiệu quả.

- Cần mạnh dạn thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo phân loại mức độ rủi ro thích hợp gắn với việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp chứ không theo thời gian quá hạn trên cơ sở tham khảo và học tập kinh nghiệm quốc tế và vận dụng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam.

- Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực trong lĩnh vực tín dụng, quản trị rủi ro. BIDV cần tăng cường bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế cho cán bộ bằng cách mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụán liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, kỹnăng thẩm định, phân tích rủi ro, quyết định cho vay được an toàn; tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khoá tập huấn, cuộc hội thảo.

- Thành lập một bộ phận chuyên trách và có kế hoạch cụ thểđể triển khai các nội dung của khung quản lý RRTD.

3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tập trung trình bày những giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong công tác QTRRTD đối với BIDV Bắc Quảng Bình trong thời gian tới. BIDV Bắc Quảng Bình là Chi nhánh cấp 1 của BIDV, do đó, định hướng hoạt động và chiến lược kinh doanh của BIDV chịu sựtác động trực tiếp từ BIDV. Vì vậy, việc giải pháp được căn cứ vào chiến lược phát triển đến năm 2020 của BIDV và định hướng công tác QTRRTD của BIDV Bắc Quảng Bình. Các giải pháp được thể hiện trên các mặt: nhận diện nguồn RRTD, đo lường RRTD, kiểm soát RRTD, tài trợ RRTD và chính sách nhân sự.

Để các giải pháp này thực sự có hiệu quả, cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách, pháp lý và cơ chế hoạt động từ phía NNHN và BIDV đối với BIDV Bắc Quảng Bình.Vì vậy, phần còn lại của chương 3 trình bày các đề xuất đối với Nhà nước, đối với NHNN và đối với BIDV. Về mặt vĩ mô thì đây chính là những giải pháp đề cho các chi nhánh ngân hàng phát triển và hoàn thiện công tác QTRRTD.

KT LUN

Luận văn thực hiện đạt mục đích đặt ra là khảo sát thực trạng tín dụng, RRTD và QTRRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình và đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động QTRRTD tại BIDV Bắc Quảng Bình.

Nội dung luận văn bao gồm những vấn đề trọng tâm như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung quan trọng về tín dụng, RRTD và QTRRTD đối với NHTM, làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng QTRRTD.

Thứ hai, luận văn đã trình bày thực tiễn công tác quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới (bao gồm ngân hàng Citibank của Mỹ, ngân hàng Eximbank của Đài Loan, ngân hàng KasiKorn của Thái Lan) và đúc rút bài học kinh nghiệm đối với BIDV Bắc Quảng Bình trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ ba, luận văn trình bày phần đánh giá thực trạng QTRRTD của BIDV Bắc Quảng Bình trong thời gian từnăm 2011 đến năm 2014. Việc tính toán, khảo sát được tiến hành khách quan và trung thực với số liệu.

Thứtư, luận văn trình bày một số giải pháp nhằm mang lại hiệu quả trong công tác QTRRTD đối với BIDV Bắc Quảng Bình trong thời gian tới (Định hướng đến 2020 theo mục tiêu chiến lược của BIDV). Song song với việc đưa ra giải pháp, luận văn cũng đã trình bày các kiến nghị đối với Nhà nước, đối với NHNN và đối với BIDV nhằm tạo điều kiện cho các giải pháp mang tính thực thi cao.

Có thể mở rộng đề tài luận văn để thực hiện nghiên cứu hoạt động QTRRTD tại chi nhánh ngân hàng, hoặc khảo sát hoạt động của chính BIDV Bắc Quảng Bình theo một mô hình cụ thể.

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

[1]. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội. [2]. Lưu Thị Phương Chi (2012), Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nghệ An, luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3]. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Cà Mau.

[5]. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

[6]. Nguyễn Minh Duệ (2007), Bài giảng quản trị rủi ro, Trường Đại học Bách khoa, Hà Nội.

[7]. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.

[8]. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội

[9]. Lê Thị Tuyết Hoa (2011), Tiền tệ ngân hàng, NXB Phương Đông, Cà Mau.

[10. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội

[11]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

[12]. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

[13]. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội [14]. Lê Thị Mận (2010), Lý thuyết tài chính – tiền tệ, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. [15]. Lê Thị Mận (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

[16]. Trần Thị Mừng (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[17]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (21/01/2013), thông tư số 02/2013/TT-NHNN về

việc “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội.

[18]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (06/08/2013), Công văn số 4677/CV-TTT ngày về việc Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BIDV, Hà Nội.

[19]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (24/01/2013), Quy định số 379/QĐ-QLTD về việc Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp, Hà Nội.

[20]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (20/10/2006), Quy định số 8598/QĐ-BNC về việc Ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hà Nội. [21]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Quảng Bình,

Đề án tái cơ cấu BIDV Bắc Quảng Bình giai đọan 2012 – 2015, Quảng Bình [22]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (22/8/2012), Quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển, Hà Nội.

[23]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Lịch sử phát triển,

http://www.bidv.com.vn/Gioithieu/Lich-su-phat-trien.aspx

[24]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (14/02/2015),Báo cáo tài chính

riêng lẻ quý 4 năm 2014, http://www.bidv.com.vn/ Do

wnload/%7BpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ987Yr+xkjT5%7D/BCTC_rieng_le_Q42014.p df

[25]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (14/02/2015),Báo cáo tài chính

hợp nhất quý 4 năm 2014,

http://www.bidv.com.vn/Download/%7BpZuxB7fkTpsv0/21kd+uQ2CaB69GsrmE%7 D/ BCTC_hop_nhat_Quy_4.2014.pdf

[26]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,http://www.bidv.com.vn/Nha- dau-tu/Tong-quan-ve-BIDV/Chien-luoc-phat-trien/ Dinh-huong-chien-luoc-cua-BIDV -trong-giai-doan-201.aspx

[27]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (27/01/2014), Công văn số448/CV-KHCLvề việc Hướng dẫn chỉ tiêu, tiêu chí, tiêu chuẩn xếp loại hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đối với các đơn vị thành viên, Hà Nội.

[28]. Nguyễn Mạnh Phát (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[29]. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (17/06/2012), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

[30]. Bùi Ngọc Quỳnh (2013), Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[31]. Edward W. Reed, Edward K. Gill (2004), Ngân hàng thương mại (Lê Văn Tề và Hồ Diệu biên dịch và hiệu đính), NXB Thống kê, Hà Nội.

[32]. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2007), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 14, tháng 1-2,

[33]. Lê Văn Tề (2009), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

[34]. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. [35]. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB

Thống kê, Hà Nội.

[36]. Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm (2014), Kiểm định rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 14, tháng 01-02. [37]. Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Tiếng Anh

[38]. Bernadus Ale, Risk (2009),An Introduction, The Concepts of Risk, Danger and Chance, Routledge

[39]. Webter Dictionary (2013), http://www.merriam-webster.com/dictionary/risk [40]. P. H. Collin (2003), Dictionary of Economics, A & C Black Publishers

96

PHỤ LỤC 1:Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng[25,tr.175-176]

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm

1

Nghề nghiệp của người vay (Max: 10đ)

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10

- Công nhân có kinh nghiệm 8

- Nhân viên văn phòng 7

- Sinh viên 5

- Công nhân không có kinh nghiệm 4

- Công nhân bán thất nghiệp 2

2

Trạng thái nhà ở(Max: 6đ)

- Nhà riêng 6

- Nhà thuê hay căn hộ 4

- Sống cùng bạn hay người thân 2

3 Xếp hạng tín dụng (Max: 10đ) - Tốt 10 - Trung bình 5 - Không có hồsơ 2 - Tồi 0 4

Kinh nghiệm nghề nghiệp (Max: 5đ)

- Nhiều hơn 1 năm 5

- Từ1 năm trở xuống 2

5

Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại (Max: 2đ)

- Nhiều hơn 1 năm 2

- Từ1 năm trở xuống 1

6

Điện thoại cốđịnh (Max: 2đ)

- Có 2

- Không có 0

7 Sốngười sống cùng (phụ thuộc) (Max: 4đ)

- 0 3

7 - 2 4

- 3 4

- Nhiều hơn 3 2

8

Các tài khoản tại ngân hàng (Max: 4đ)

- Tài khoản tiết kiệm và phát hành Séc 4

- Tài khoản tiết kiệm 3

- Tài khoản phát hành Séc 2

98

PHỤ LỤC 02: Quy trình cấp tín dụng theo mô hình TA2

(Nguồn: Mô hình hoạt động theo dự án TA2 – BIDV)

Tiếp tục thu thập thông tin Các quyết định phê duyệt, từ chối, bổ sung hồ Vào sổđăng ký quyết định và thông báo nội bộ Thẩm định lại hồ sơ/HĐTD vàtài sản thế chấp Rà soát và đánh giá rủi ro: sản phẩm, khách hàng và rủi ro đạo đức Tiếp nhận đơn vay vốn Xác định nhu cầu và đề xuất TD Kiểm traHồsơ vàthông tin khách hàng TB từ chối TB Chấp nhận Lập hợp đồng/ hồ sơ tín dụng Y N N Marketting, tiếp thị các sản phẩm tín dụng Chấm điểm tín dụng và đánh giá rủi ro ban đầu Khối kinh doanh Khối Quản lý rủi ro Cấp có thẩm quyền phán quyết TD Khối Quản trị tín dụng Y Thiết lập hạn mức tín dụng, tạo tài khoản và nhập dữ liệu về khoản vay vào chương trình quản lý Thực hiện qui trình giải ngân rút vốn: Yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán chuyển tiền Giám sát khoản

vay, thông báo và

chuyển chứng từ

cho kế toán thu nợ

(gốc+lãi)

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)