0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ việc nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH (Trang 90 -90 )

Trong hoạt động QTRRTD, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng.Bước xác định dấu hiệu các khoản vay có vấn đề đòi hỏi rất nhiều thông tin từ phía khách hàng. Có những thông tin chính xác và đầy đủ kịp thời thì mới nhận diện được dấu hiệu của các khoản vay có rủi ro, lấy đó làm cơ sở cho các hoạt động quản trị rủi rotiếp theo.

- Thu thập thông tin về khách hàng

Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua báo cáo tài chính của khách hàng như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có nhiêu khách hàng cố tình che đậy tình trạng thua lỗ hay công việc kinh doanh gian dối của mình bằng nhưng báo cáo không trung thực. Do vậy, đối với cán bộ ngân hàng bên cạnh việc thu thập thông tin từ

khách hàng cần thu thập thông tin từ phía đối tác của khách hàng, từ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan công an,...

- Thu thập thông tin về thị trường

Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, bên cạnh việc khai thác thông tin từ phía khách hàng, ngân hàng còn phải khai thác thông tin về thị truờng sản phẩm kinh doanh của khách hàng như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm... từ đó có những đánh giá chính xác hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của ngân hàng.

- Phân tích xử lý thông tin, xác định dấu hiệu các khoản cho vay có vấn đề

Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin cán bộ tín dụng phải sàng lọc, phân tích, đánh giá và xác định xem khoản vay của khách hàng có vấn đề hay không? Công việc này đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng vì nó liên quan tới những quyết định tiếp theo trong các bước thực hiện quản lý RRTD.

Để có thể cung cấp các thông tin đó cho ngân hàng một cách đầy đủ và có hiệu quả cần có những cơ quan chuyên môn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp thông tin này còn hạn chế, thiếu minh bạch, chính xác.Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả.

3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng

Như đã phân tích trong chương 1 về vai trò quan trọng của hệ thống đo lường RRTD. Để có được chất lượng trong công tác QTRRTD, trong thời gian tới, BIDV Bắc Quảng Bình cần hoàn thiện hệ thống đo lường RRTD, trước hết cải tiến và nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

- Đối với hệ thống XHTDNB cho khách hàng doanh nghiệp:

Để hệ thống XHTDNB áp dụng hiệu quả tốt hơn đối với tất các doanh nghiệp, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo các hướng sau đây:

+ Cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo từng nhóm khách hàng vì mỗi nhóm khách hàng có những đặc điểm khác nhau nên các tiêu chí đánh giá cũng khác nhau.

+ Bổsung thêm ngành kinh doanh đểbao trùm được toàn bộ khách hàng.

+ Xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ2 năm báo cáo tài chính, trong đó chú trọng đến việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.

+ Tham khảo hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các tổ chức uy tín như Moody’s, Standard & Poor… để bổ sung các chỉtiêu đánh giá có ý nghĩa và tiến dần tới chuẩn mực quốc tế.

+ Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống XHTDNB. Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

- Đối với hệ thống XHTDNB cho khách hàng cá nhân:

Cần nhanh chóng hoàn thành việc thí điểm và triển khai thực hiện XHTDNB đối với đối tượng là khách hàng cá nhân nhằm giúp cán bộ QLKH có công cụđể đo lường RRTD.

3.2.3. Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng

3.2.3.1. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng cường kiểm tra sau khi cho vay cho vay

Sau khi tiến hành thẩm định khoản vay và đưa ra quyết định cho vay, để hạn chế RRTD, cán bộ QLKH cần kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng cường kiểm tra khách hàng sau khi cho vay. Cụ thể:

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.Khuyến khích áp dụng phương thức giải ngân bằng thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân,…Tuân thủ các quy định của NHNN về giải ngân bằng tiền mặt.

- Những RRTD xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không

kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích khác, kém hiệu quả. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay, như:

+ Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, từng khách hàng. Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định chu kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm) kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ 1 lần/tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

+ Cần nghiêm túc, trung thực trong quá trình thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay để có được sựđánh giá đúng về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

+ Cần có sựphân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thịtrường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật để nắm bắt khảnăng xửlư chủđộng, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

+ Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay (các khoản vay mục đích xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng; các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất kiểm tra thời gian thanh toán; các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại BIDV Bắc Quảng Bình; các khoản vay thương mại cần kiểm tra hàng tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy

định nguồn tiền bán hàng từphương án vay phải trả nợngay sau khi thu được tiền,cho dù khoản vay chưa đến hạn…). Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từphương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợđúng hạn.

3.2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

Ngoài bộ phận kiểm soát nộ bộ của Hội sở chính BIDV có chức năng kiểm tra tín dụng định kỳ tại các Chi nhánh BIDV, để đảm bảo phát hiện ra các sai sót trong quá trình cấp tín dụng của bộ phận QLKH, quản trị tín dụng,…BIDV Bắc Quảng Bình cần chủ động thành lập bộ phận kiểm soát/hoặc cơ chế kiểm soát chéo giữa các phòng bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng.

Bộ phận kiểm soát nội bộ cần đảm bảo được yêu cầu:

- Cán bộ thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ phải là người có hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình tín dụng của ngành cũng như của hệ thống BIDV, và là người có năng lực chuyên môn cao.

- Cơ chế hoạt động kiểm soát nội bộ cần có sựđộc lập với quy trình cấp tín dụng. Trường hợp thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ riêng, thì bộ phận này phải không nằm trong quy trình cấp tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình. Trường hợp không thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ riêng, có thể thực hiện cơ chế kiểm soát chéo giữa các bộ phận, thực hiện kiểm tra chéo hồsơ đối với các khách hàng do các phòng khác nhau thực hiện cho vay.

3.2.3.3. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phòng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về RRTD, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là RRTD gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý RRTD, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro.

3.2.3.4. Đa dạng hoá danh mục đầu tư và cho vay đồng tài trợ với TCTD khác

Rủi ro phải được đo lường, quản trị không chỉ ở cấp độ khoản vay mà phải ở cấp danh mục. Tại BIDV Bắc Quảng Bình, QTRRTD theo danh mục chưa thực sự được quan tâm, chú trọng, có thể gây ra những RRTD lớn trong tương lai. Do đó, trong thời gian tới BIDV Bắc Quảng Bình cần đưa ra quy định giới hạn vềdư nợcho vay đối với từng ngành nghề cụ thể. BIDV Bắc Quảng Bình cần tăng cường phát triển các khách hàng, tăng trưởng dư nợ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ,… các khách hàng cá nhân, hộgia đình.

Đối với những dự án lớn, BIDV Bắc Quảng Bình nên phối hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn để cho vay đồng tài trợ nhằm tăng cường năng lực thẩm định và chia sẽ rủi ro khi rủi ro xảy ra.

3.2.3.5. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro và qui trình quản trị rủi ro tín dụng

Đề án tái cơ cấu BIDV đã nhấn mạnh quản trị rủi ro là công tác hết sức quan trọng và phải được thực hiện trước tiên, bắt đầu từ việc tìm hiểu thực tế kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước và tham khảo mô hình nước ngoài để xây dựng mô hình chuẩn cho mình. Thực tế mô hình xử lý rủi ro hiện tại của Ngân hàng là cũng được tham mưu và hỗ trợ từphía các chuyên gia ngân hàng trong và ngoài nước.

Hội đồng quản trị BIDV đã ban hành Nghị quyết số 2505/NQ-HĐQT ngày 19/12/2013 về Khung quản trị rủi ro tổng thể của BIDV. Theo đó định hướng quản trị rủi ro của BIDV là trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của uỷ ban Basel cũng như quy định của NHNN, thiết lập mô hình chức năng giám sát rủi ro, bảo đảm nguyên tắc minh bạch, độc lập giữa các chức năng kinh doanh, quản trị rủi ro, và quản trị, chuyển đổi sang mô hình quản trị rủi ro hoạt động tập trung. Ngoài ra, BIDV cũng đưa ra chiến lược quản trị rủi ro tổng thể bao trùm toàn bộ 4 loại rủi ro trọng yếu trong quá trình kinh doanh; Ban hành hệ thống văn bản chính sách, quy trình quy định về quản trị rủi ro; Xây dựng khẩu vi rủi ro của toàn ngân hàng để có kế hoạch triển khai các bước tiếp theo bao gồm cả vấn đề xây dựng lộ trình cụ thểđể triển khai thông lệ Basel. Dự kiến cuối năm 2014, BIDV sẽ hoàn thành việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tại BIDV và trong năm 2015 sẽ xây dựng, phát triển các công cụ, phương pháp đo lường rủi ro. Đây là việc cần làm ngay của BIDV để có cơ sở đánh giá, phòng ngừa, tài trợ rủi ro trong quá trình hoạt động.

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Tăng cường xử lý nợ xấu

Trong hoạt động tín dụng, tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu là khó tránh khỏi.Để giảm thiểu được nợ quá hạn, nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV Bắc Quảng Bình nên tiến hành phân tíchtừng khoản nợ quá hạn, nợ xấu để tìm ra nguyên nhân và có thể xem xét thực hiện các giải pháp sau:

- Tái cơ cấu khách hàng: giải pháp này này áp dụng trong trường hợp ngân hàng đánh giá khách hàng có thái độ hợp tác, hoạt động kinh doanh của khách hàng tuy gặp khó khăn trong hiện tại, nhưng được ngân hàng đánh giá là có khả năng phục hồi khi được sự hỗ trợ từ ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng cần đánh giá nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng, từ đó trên đề nghị của khách hàng, ngân hàng cân nhắc, đánh giá và quyết định thực hiện các biện pháp: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho vay thêm đểkhách hàng cân đối tình hình tài chính phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng. Trong quá trình cơ cấu nợ cho khách hàng, để tăng trách nhiệm của khách hàng và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng đồng thời có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Ngân hàng đề nghị khách hàng vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng.

- Xử lý tài sản bảo đảm: Nếu đánh giá khách hàng không còn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để trả nợ ngân hàng trong tương lai, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.Ngân hàng có thể làm trung giantìm kiếm các tổ chức cá nhân có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn, thông qua các hình thức bán nợ. Nếu không bán được nợ, ngân hàng rà soát tài sản đảm bảo, xác định tình trạng tài sản, hồ sơ pháp lý để có thể phát mại tài sản thu hồi vốn. Đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan ban, ngành cho tiến hành thanh lý phát mại tài sản. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua bán tài sản. Ngoài ra, BIDV Bắc Quảng Bình có thể xem xét nhận lại một số tài sản bảo đảm của khách hàng theo hình thức gán nợ đểlàm tăng tài sản cốđịnh, đặc biệt các tài sản là bất động sản, có thể sử dụng để làm trụ sở Chi nhánh, phòng giao dịch,…

- Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo: Trong trường hợp này ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng nên kết hợp với cơ quan công tác, vận động gia đình

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH (Trang 90 -90 )

×