Từ kinh nghiệm QTRRTD tại một số nước phát triển trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á, có thểrút ra được một số bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong đó có BIDVnói chung và BIDV Bắc Quảng Bình nói riêng như sau:
Một là, xây dựng mô hình QTRRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp QTRRTD hiện đại (tương tựnhư mô hình của Eximbank). Xây dựng các quy trình tín dụng trong đó quy định rõ trách nhiệm các cán bộ, các bộ phận nghiệp vụ; tách biệt bộ phận quyết định cấp tín dụng độc lập với bộ phận marketing, bán hàng.
Hai là, xây dựng lại hệ thống chấm điểm khách hàng doanh nghiệp, bổ sung hệ thống chấm điểm cho các khách hàng cá nhân như ngân hàng KasiKorn Bank đã thực hiện. Sau khi chấm điểm khách hàng, cần đưa ra những chính sách cụ thểđối với từng loại khách hàng như: chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo,…
Ba là, quan tâm đến dữ liệu phục vụ quản trị rủi ro, như:tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát các khoản vay. Quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác kiểm tra cả trước, trong và sau khi cho vay. Từ đó, hoàn thiện kho dữ liệu lịch sử phục vụ công tác thẩm định các khoản vay về sau, nhằm hạn chế RRTD tốt hơn.
Bốn là, NHNN Việt Nam đang điều hành và kiểm soát hoạt động tín dụng các NHTM theo thông lệ quốc tế, đây là sự cần thiết cho các NHTM trong quá trình hội nhập. Vì vậy, các NHTM cần tuân thủ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN Việt Nam (hiện nay là thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013; thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014).