Ngân hàng Citibank của Mỹ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 44)

Để QTRRTD, Citibank đã có những biện pháp sau: [37, tr.76-78]

Thứ nhất, Citibank có sựphân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức có liên quan đến quy trình tín dụng:

- Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank, có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra mục tiêu chiến lược và các quy định chung; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất hoặc ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp, chịu trách nhiệm duy trì một hình thức quản lý RRTD hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dựđoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộđủ năng lực.

- Ban quản lý hạn mức tín dụng: Có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về các khoản tín dụng đó. Những người quản lý hạn mức tín dụng còn chịu trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét duyệt và cho vay các chương trình tín dụng, quản lý đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên làm việc tại ban này phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá sự độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “tín dụng 5 chữ C” như sau:

- Character of management: Năng lực quản trị của người vay;

- Financical capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay; - Collateral security: Thế chấp bảo đảm khoản vay;

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động; - Condition of term: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đưa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trước đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt: - Quyền cấp tín dụng được uỷ nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹnăng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụcá nhân đó trong ngân hàng.

- Quyền phê duyệt: Tại Citibank, việc cấp tín dụng không do một người quyết định mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc QUẢNG BÌNH (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)