Phát triển nghề nghiệp của cán bộ công chức thuế gồm các yếu tố: Cán bộ thuế thường xuyên được tập huấn và đào tạo; Cán bộ thuế có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; Cán bộ thuế thường xuyên nhận được các thông tin phản hồi từ doanh nghiệp;
Cán bộ thuế được tạo điều kiện phát triển các kỹ năng cá nhân. Qua đây cho thấy, cơ quan thuế cần tạo cơ hội thăng tiến và môi trường làm việc thông thoát để cán bộ công chứcthuế phát triển các kỹ năng đáp ứng tốt những yêu cầu trong công việc.
4.4.6. Cam kết của cán bộ công chức thuế tại TP.HCM (CK):
Cam kết của cán bộ công chức thuế gồm các yếu tố: Tôi sẽ rất hạnh phúc để dành phần còn lại của sự nghiệp của mình với Chi cục thuế; Tôi thích thảo luận về Chi cục thuế với những người bên ngoài nó; Tôi thực sự cảm thấy như thể các vấn đề của Chi cục thuế là của riêng tôi; Chi cục thuế có rất nhiều ý nghĩa cá nhân đối với tôi.
Qua đây cũng cho thấy, lãnh đạo cơ quan thuế cần tạo lòng tin cho nhân viên về các khía cạnh: văn hóa tổ chức, minh bạch trong quản lýthuế, cải thiện thu nhập của nhân
75
4.5. Tóm tắt
Từ phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở Chương 3 và phân tích định lượng trình bảy trong Chương này, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thuế tại thành phố Hồ Chí Minh theo các thức tự ưu tiên sau: (1) Bản chất công việc của cán bộ thuế; (2) Đặc điểm của cơ quan thuế; (3) Mối quan hệ làm việc của cán bộ thuế; (4) Vai trò của cơ quan thuế; (5) Vấn đề phát triển nghề nghiệp của cán bộ thuế; (6) Cam kết của cán bộ thuế. Từ đó, đưa ra những hàm ý nghiên cứu của đề tài hỗ trợ trong đề xuất các chính sách trình bày ở Chương 5.
76
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH
Chương 1 đã xác định ba vấn đề nghiên cứu như sau: (1) Yếu tố nào tác động đến sự căng thẳng trong công việc của công chức thuế trên địa bàn TP.HCM? (2)
Thang đo nào được sử dụng để đo lường các yếu tố tác động đến sự căng thẳng trong công việc của công chức thuế trên địa bàn TP.HCM? (3) Giải pháp nào là cần thiết để giảm căng thẳng trong công việc cho cán bộ công chức thuế trên địa bàn TP.HCM?
Để trả lời những câu hỏi này, Chương 2 xem xét các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng công việc của cán bộ công chức thuế. Đây là mô
hình thử nghiệm đánh giá mức độ căng thẳng công việc của cán bộ thuế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên lý thuyết và nghiên cứu trước đây, căng thẳng trong công việc của cán bộ thuế được đo lường bởi 6 yếu tố ảnh hưởng cho 6 giả thuyết nghiên cứu.
Hình 5.1. Kết quả nghiên cứu chính thức về căng thẳng của công chức thuế
Đặc điểm của tổ chức DD Bản chất công việc BC Cam kết CK Phát triển nghề nghiệp PT Vai trò của tổ chức VT Căng thẳng của công chức thuế
Mối quan hệ làm việc
QH 0.453 0.497 -0.107 -0.133 -0.288 -0.359
77
Bảng 5.1. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Giả thuyết Kết quả
HR1R: Bản chất công việc có tác động cùng chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;
HR2R: Phát triển nghề nghiệp có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;
HR3R: Vai trò của tổ chức có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;
HR4R: Mối quan hệ có tác động ngược chiều với căng thẳng trong
công việc của công chức thuế;
HR5R: Cam kết có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;
HR6R: Đặc điểm của tổ chức có tác động cùng chiều với căng thẳng của công chức thuế.
Chấp thuận Chấp thuận Chấp thuận Chấp thuận Chấp thuận Chấp thuận Nguồn: Kết quả nghiên cứu chính thức
5.1. Kết luận
Công chức thuế đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý đối tượng nộp thuế cho nhà nước và là bộ phận quyết định mức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, việc quan tâm đến đời sống cũng như trạng thái, tinh thần làm việc là việc hết sức cần thiết, trong đó, lãnh đạo cơ quan sẽ quan tâm nhiều đến các yếu tố ảnh hưởng năng suất làm việc đó là căng thẳng. Do đó, đề tài nghiên cứu ra đời và dựa trên nền tảng nghiên cứu các thành phần gây căng thẳng trong công việc của các tác giả Donalde và cộng sự (1983), Joseph và cộng sự (1995), Palmer S và cộng sự (2001),
Starvroula Leka (2005), Rollison (2005) và Tang (2008), nghiên cứu đưa ra mô hình
các nhân tố tác động đến căngthẳng trong công việc của công chức thuế tại TP.HCM. Qua phân tích Chương 4 – kết quả nghiên cứu định lượng , tác giả nhận thấy rằng có 6 nhân tố chính và 26 biến quan sát ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức ngành thuế, cụ thể là: (1) Bản chất công việc của cán bộ thuế; (2) Đặc điểm của cơ quan thuế; (3) Mối quan hệ làm việc của cán bộ thuế; (4) Vai trò của cơ quan thuế; (5) Vấn đề phát triển nghề nghiệp của cán bộ thuế; (6) Cam kết của cán bộ thuế.
78