Tóm tắt chương 2

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC đối với CÔNG CHỨC THUẾ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32)

Chương này tác giả trình bày về cơ sở lý thuyết về căng thẳng thuế trong công việc. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề tài. Căng thẳng trong công việc của công chức thuế chịu tác động bởi 06 thành phần: (i) Bản chất công việc, (ii) Phát triển nghề nghiệp, (iii) Vai trò tổ chức, (iv) Mối quan hệ, (v) Cam kết, (vi) Đặc điểm của tổ chức. Trong mô hình này, các giả thuyết được đưa ra

19

HR1R: Bản chất công việc có tác động cùng chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;

HR2R: Phát triển nghề nghiệp có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công

việc của công chức thuế;

HR3R: Vai trò của tổ chức có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;

HR4R: Mối quan hệ có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của

công chức thuế;

HR5R: Cam kết có tác động ngược chiều với căng thẳng trong công việc của công chức thuế;

HR6R: Đặc điểm của tổ chức có tác động cùng chiều với căng thẳng của công chức thuế.

20

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ được trình bày những nội dung sau: (1) Quy trình nghiên cứu; (2) Phương pháp nghiên cứu định tính; (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ;

(4) Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thứccủa đề tài.

Bảng 3.1. Các quy trình định tính, định lượng và kết hợp Các phương pháp

nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu kết hợp

 Các phương pháp mới nổi

 Các câu hỏi mở

 Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu

nghe nhìn

 Phân tích văn bản và hình ảnh

 Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước

 Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê  Phân tích thống kê  Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước  Cả câu hỏi có mở và đóng  Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng  Phân tích thống kê và văn bản (Nguồn: Creswell, 1994)

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của tác giả sẽ được thực hiện qua 03 giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS for Window 20.0.

Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội dung nghiên cứu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về căng thẳng trong công việc và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan) để thiết kế dàn bài thảo luận nhóm với công chức thuế tại Cục Thuế TP.HCM phục vụ cho nghiên cứu định tính lần thứ nhất nhằm khám phá cấu trúc và phát triển thang đo sơ bộ về căng thẳng trong công việc và các nhân tố tác động đến căng thẳng trong công việc.

Kế tiếp, thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 50 đáp viên (trong đó 45 phiếu trả lời hợp lệ) là công chức thuế tại Chi Cục thuế quận 1, 3, 5, 10 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để đánh giá tính nhất quán và cấu trúc thang đo. Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ là (i) phân tích độ tin cậy

21

(Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’Alpha và ii) phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). Nghiên cứu sơ bộ sẽ sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức. Những biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng (Item – Total Correlation) dưới 0,30 sẽ bị loại (Nunnally & Burnstein, 1994), tiếp đến các biến quan sát có trọng số (Factor Loading) nhỏ hơn 0,40 trong EFA cũng sẽ bị loại (Gerbing & Anderson, 1988) và kiểm tra tổng phương trích (≥ 50%). Các biến còn lại sẽ được sử dụng trong bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Các biến quan sát sẽ tiến hành kiểm định thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu trên cỡ mẫu khảo sát là 350 đáp viên (trong đó 325 phiếu trả lời hợp lệ) là công chức thuế tại Chi Cục thuế quận 1, 3, 5, 10 theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Toàn bộ quy trình nghiên cứu của tác giả được tóm tắt trong sơ đồ 3.1.

22

Bước 1:

Bước 2

Bước 3:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của tác giả

(Nguồn: xây dựng của tác giả)

3.2. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đại diện căng thẳng trong công việc của công chức thuế và các yếu tố tác động đến căng thẳng trong công việc. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với cán bộ công chức thuế tại Cục Thuế TP.HCM.

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Dựa trên cơ sở lý thuyết về căng thẳng thuế của tác giả: Donalde Parker & Thomas A. Decotits (1983), Allen & Meyer (1990) các biến quan sát dùng để đo lường căng thẳng trong công việc và các yếu tố tác động đến căng thẳng trong công việc đã được hình thành. Tuy nhiên, các biến quan sát này được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết. Chính vì vậy khi thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đối với công chức thuế

Định lượng sơ bộ

(n=50)

Kiểm tra tương quan biến tổng

Kiểm tra Cronbach ‘ Alpha Cronbach Alpha

Cơ sở lý thuyết Thảo luận nhóm

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và

phương sai trích EFA Thang đo

nháp 1

Thang đo

nháp 2

Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và

phương sai trích Kiểm tra tương quan biến tổng

Kiểm tra Cronbach ‘ Alpha

Kiểm tra độ tích hợp của mô hình và

giả thuyếtnghiên cứu

Cronbach Alpha EFA Hồi quy Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n=350)

23

TP.HCM cần phải được điều chỉnh cho phù hợp. Do đó một cuộc thảo luận nhóm diễn ra (chi tiết như phụ lục 1).

3.2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm điều chỉnh thang đo ảnh hưởng đến căng thẳng của cán bộ công chức trong công việc.

Bước đầu nhận dạng các yếu tố tác động đến căng thẳng của công chức thuế,

đối tượng và phương pháp tổ chức phỏng vấn nhóm. Cách thức tổ chức thảo luận

nhóm là lựa chọn 10 người là cán bộ thuế tại Văn phòng Cục thuế TP.HCM. Trước khi phỏng vấn một tuần các đối tượng phỏng vấn được gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận được một giấy mời chính thức kèm theo một thư ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc phỏng vấn, trong đó họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc phỏng vấn.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành dưới hình thức như là những buổi tọa đàm, trong đó các đối tượng được phỏng vấn và người điều khiển phỏng vấn trao đổi với nhau một cách hoàn toàn tự nhiên về căng thẳng hiện nay của công chức thuế trong công việc. Người điều khiển phỏng vấn chỉ có vai trò định hướng cho cuộc thảo luận đi theo đúng hướng để đạt được các mục tiêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của những người được hỏi và cũng không nhậnxét, đánh giá về các câu trả lời. Toàn bộ quá trình phỏng vấn, trao đổi được ghi chép lại bằng văn bản để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.

3.2.1.2. Thu thập và xử lý dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn là các bản ghi chép lại trên giấy theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành dưới hình thức các buổi tọa đàm, trao đổi hoàn toàn tự nhiên về các vấn đề căng thẳng trong công việc của công chức thuế. Vì vậy, người điều khiển phỏng vấn đã sử dụng một

bản hướng dẫn phỏng vấn theo dạng bán cấu trúc và các câu hỏi đưa ra là những câu hỏi mở nhằm khuyến khích và hướng cho người được hỏi trả lời vấn đề theo ý nghĩ của mình và sử dụng những từ (thuật ngữ) của riêng họ trong khi trình bày. Kịch bản phỏng vấn nhóm được trình bày tại phụ lục 1. Mỗi vấn đề có thể được đặt ra chung cho cả nhóm và đề nghị từng người cho biết ý kiến riêng của họ hoặc cũng có những

24

câu hỏi riêng đặt ra cho mỗi người cụ thể. Các vấn đề không chỉ được hỏi và trả lời mà còn được khuyến khích trao đổi, bình luận bằng cách đưa ra câu hỏi theo dạng: “đó là ý kiến của Anh/Chị A, còn Anh/chị nghĩ sao?”. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 1-2

giờ.

Trưởng nhóm: “Chào mừng ông (bà/anh/chị) đến với buổi phỏng vấn này! Chúng tôi là những thành viêncủa nhóm nghiên cứu đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về “các yếu tố tác động đến căng thẳng trong công việc của công chức thuế

TP.HCM”.

Trong quá trình phỏng vấn, anh/chị sẽ nhận được những câu hỏi liên quan đến căng thẳng trong công việc của công chức ngành thuế hiện nay. Do vậy, rất mong các anh/chị hãy cố gắng nêu ra thật sát những gì anh/chị đang suy nghĩ, hãy bày tỏ suy nghĩ theo cách của riêng mình, tất cả các ý kiến của anh/chị sẽ được ghi nhận và có thể được tranh luận mà không bị đánh giá làđúng hay sai hoặc tốt hay xấu”.

Giới thiệu: Trưởng nhóm giới thiệu từng người trong nhóm nghiên cứu và đề nghị mọi người tự giới thiệu mình để làm quen và tạo bầu không khí cởi mở.

Tiến hành phỏng vấn: Hai người trong nhóm nghiên cứu tiến hành đặt các câu

hỏi liên quan đến mục tiêu nghiên cứu dựa trên 2 nội dung chính:

- Những yếu tố nào gây ra căng thẳng cho công chức ngành thuế nói chung và

Tp.HCM nói riêng

- Những việc cần làm để giảm căng thẳng trong công việc của cán bộ thuế

3.2.1.3. Phân tích dữ liệu sơ bộ

Các dữ liệu sau khi đã thu thập được trong các cuộc phỏng vấn tiến hành như trên, bao gồm các bản ghi chép bằng tay sẽ được tổng hợp, để xem xét để rút ra những kết luận có tính bản chất và quan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận trong

các buổi phỏng vấn. Việc phân loại, tổng hợp và phân tích các dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp thủ công, với sự hỗ trợ chủ yếu của phần mềm soạn thảo văn bản MS.Words và MS.Excel sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu để rút ra những đặc điểm mấu chốt về căng thẳng trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của công chức thuế.

25

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy: 20 quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường căng thẳng trong công việc và các yếu tố tác động đến căng thẳng trong công việc của công chức thuế, trong đó: 06 biến đo lường bản chất công việc, 04 biến cho phát triển nghề nghiệp, 04 biến cho vai trò tổ chức, 03 biến cho Mối quan hệ, và 04 biến cho cam kết, 06 biến cho đặc điểmtổ chức, và 05 biến cho căng thẳng trong công việc của công chức thuế đã được hình thành. Sau khi thảo luận một số phát biểu trong thang đo đã được thay từ ngữ, câu chữ cho dễ hiểu và phù hợp với suy nghĩ của công chức thuế làm cơ sở cho nghiên cứu định lượng. Cụ thể:

3.2.2.1. Thang đo Bản chất công việc

Thang đo bản chất công việc bao gồm 06 biến quan sát dùng để hỏi công chức thuế về bản chất công việc mà họ đang đảm nhiệm qua thời gian làm việc, lương hàng tháng, tính chất và nội dung công việc,v.v… cụ thể như sau:

BC1: Cán bộ công chức thuế không được độc lập trong công việc

BC2: Công việc của cán bộ công chức thuế không ổn định

BC3: Công việc của cán bộ thuế rất đa dạng

BC4: Đặc thù của công việc chú trọng đến kết quả đạt được

BC5: Lương của cánbộ thuế không cao

BC6: Thời gian làm việc nhiều

3.2.2.2. Thang đo Phát triển nghề nghiệp

Thang đo Phát triển nghề nghiệp dùng để hỏi công chức về cơ hội phát triển nghề nghiệp của công chức thuế như: khả năng đào tạo, bồi dưỡng về các nghiệp vụ thuế, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Thang đo nàycó 04 phát biểu dùng để đo phát triển nghề nghiệp, cụ thể:

PT1: Cán bộ thuế thường xuyên được tập huấn và đào tạo

PT2: Cán bộ thuế có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

PT3: Cán bộ thuế thường xuyên nhận được các thông tin phản hồi từ doanh nghiệp

26

3.2.2.3. Thang đo Vai trò tổ chức

Thang đo Vai trò tổ chức dùng để hỏi công chức về vai trò của tổ chức. Và được đo lường bởi 04 biến quan sát, cụ thể:

VT1: Cán bộ thuế được khuyến khích sáng tạo, phát triển

VT2: Cán bộ thuế được hỗ trợ của Chi Cục và Cục

VT3: Định hướng nhiệm vụ của Cục và Chi Cục rõ ràng

VT4: Có sự gần gũi giữa lãnh đạo Cục và Chi Cục đến cán bộ thừa hành

3.2.2.4. Thang đo Mối quan hệ

Thang đo Mối quan hệ dùng để hỏi công chức về mối quan hệ của công chức đối với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới của họ, cụ thể:

QH1: Công chức có mối quan hệ tốt đẹp và giúp đỡ các phòng ban, đồng nghiệp, cấp trên

QH2: Công chức có niềm tin với phòng ban, đồng nghiệp, cấp trên

QH3: Công chức luôn được hỗ trợ phòng, ban, cấp trên và đồng nghiệp

3.2.2.5. Thang đo Cam kết

Thang đo Cam kết dùng để hỏi công chức về cam kết của họ với Chi Cụcthuế thể hiện qua cảm xúc của cán bộ thuế vớicơ quan, cụ thể:

CK1: Tôi sẽ rất hạnh phúc để dành phần còn lại của sự nghiệp của mình với Chi cục thuế

CK2: Tôi thích thảo luận về Chi cục thuế với những người bên ngoài nó

CK3: Tôi thực sự cảm thấy như thể các vấn đề của Chi cục thuế là của riêng

tôi

CK4: Chi cục thuế có rất nhiều ý nghĩa cá nhân đối với tôi

3.2.2.6. Thang đo Đặc điểm tổ chức

Thang đo đặc điểm tổ chức dùng để hỏi công chức về đặc điểm tổ chức của công chức được thể hiện điều kiện làm việc, văn hóa của tổ chức, v.v… cụ thể:

DD1: Cơ chế hoạt động còn nặng tính mệnh lệnh hành chính

DD2: Ngành thuế bị hạn chế trong điều tra vi phạm về thuế và thiếu chức năng khởi tố

DD3: Điều kiện làm việc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công việc và đảm bảo sức khỏe cho công chức

27

DD4: Công chức thuế phải thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa nơi công sở

DD5: Công chức thiếu tự do trong công việc

DD6: Môi trường pháp lý quá rườm rà, chưa thực tế và minh bạch khi áp dụng

3.2.2.7. Thang đo Căng thẳng trong công việc của công chức thuế

Thang đo căng thẳng thể hiện căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thể hiện qua việc né tránh công việc, không có hứng thú trong công việc, làm việc không hiệu quả, cụ thể:

CT1: Căng thẳng trong công việc làm cho công chức thuế khó gắn kết với

ngành, với Chi Cục

CT2: Căng thẳng làm giảm sự hài lòng về công việc đối với công chức

CT3: Căng thẳng dễ làm cho công chức thuế né tránh công việc

CT4: Căng thẳng không mang lại hiệu quả công việc cao

CT5: Tóm lại, Công việc của công chức tại Chi Cục thuế rất căng thẳng

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện (phi xác suất)thông qua bảng câu hỏi trực tiếp các đáp viên là cán bộ công chức thuế đang công tác tại Chi Cục Thuế quận 1, 3, 5, 10 trên địa bàn Tp.HCM. Giới hạn phương pháp lấy mẫu này là chi phí,

thời giannghiên cứu và không xác định được sai số lấy mẫu.

Hair và các cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến sự CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC đối với CÔNG CHỨC THUẾ tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)