Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu hoặc tiêu thức của hiện tượng, trong đó sự biến động của một chỉ tiêu này (chỉ tiêu kết quả) là do tác động của nhiều chỉ tiêu khác (các chỉ tiêu nguyên nhân) gọi là liên hệ tương quan - một hình thức liên hệ không chặt chẽ. Một phương pháp toán học áp dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu củahiện tượng kinh tế xã hội gọi là phân tích tương quan. Quá trình phân tích tương quan gồm các công việc cụ thể sau:
- Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định tính chất và xu thế của mối quan hệ đó.
- Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy tuyến tính hoặc phi tuyến tính và tính các tham số của các phương trình.
- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỉ số tương quan.
3.3.5.2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu biến đổi theo không gian
Liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu biến đổi theo không gian, nghĩa là mối liên hệ của các chỉ tiêu được nghiên cứu trên góc độ ở các không gian khác nhau và được sắp xếp theo một thứ tự nào đó. Ví dụ, nghiên cứu mối liên hệ giữa tuổi nghề của công nhân với năng suất lao động của họ.
Với liên hệ tương quan không gian, thường nghiên cứu 3 trường hợp: liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai chỉ tiêu, giữa nhiều chỉ tiêu.
3.3.5.3. Phương trình hồi quy tuyến tính
Phương trình hồi quy tuyến tính tổng quát nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thuế tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
CT = βR1RBC + βR2RPT + βR3RVT + βR4RQH + βR5RCK + βR6RDD + εRi
Trong đó biến phụ thuộc gồm CT là căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thuế tại thành phố Hồ Chí Minh. Các biến độc lập gồm: BC là bản chất công việc; PT là phát triển nghề nghiệp; VT là vai trò tổ chức; QH là mối quan hệ làm
35
việc; CK là cam kết; DD là đặc điểm của tổ chức. Hệ số β = {βR1R,…, βR6R} là hệ số hồi quy tác động đến CT. hệ số εRiR là sai số.
3.3.5.4. Nguyên tắc kiểm định hồi quy:
- Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy: (1) Hệ số xác định RP 2
P (R Square) và sử dụng kiểm định phương sai ANOVA nhằm kiểm tra ý nghĩa của hệ số xác định RP
2 P
. Nếu mức ý nghĩa thống kê của phương sai ANOVA sig.F < 0.05 thì xem như mô hình hồi quy phù hợp, do đó mô hình tồn tại ít nhất một yếu tố giải thích được thay đổi biến phụ thuộc; hoặc nếu không có cơ sở bác bỏ giả Sig.F > 0,05 thì mô hình chưa thể kết luận các yếu tố giải thích được thay đổi biến phụ thuộc.
- Các thủ tục chọn biến độc lập:
Phương pháp Enter được sử dụng để phân tích hồi quy bằng cách tất cả các biến độc lập được đưa vào một lần, đưa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến. Nếu biến nào thỏa đìều kiện kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy (Sig.t ≤ 0,05) thì biến độc lập đó có ý nghĩa thống kê (βRj R≠ 0).
- Kiểm định sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quytuyến tính: (1) Kiểm tra bằng biểu đồ tần số Histogram, biểu đồ tầnsố Q-Q plot, biểu đồ phân tán Scatter nhằm đánh giá mức độ tuyến tính phù hợp với dữ liệu quan sát hay không; (2)
Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi nhằm xem xét mối quan hệ phần dư và các biến giải thích.
3.4. Tóm tắt
Trong chương này, tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được mô tả chi tiết trong quy trình nghiên cứu.Trong nghiên cứu định tính, tác giả lựa chọn cách thức phỏng vấn nhóm nhằm xác định các thành phần trong từng thang đo được hình thành từ khung lý thuyết ở Chương 2. Kế tiếp, tác giả khảo sát và phân tích sơ bộ để kiểm tra tính ổn định và mối tương quan giữa các biến quan sát. Sau cùng, nghiên cứu chính thức được thực hiện để xem xét các yếu tố tác động sự căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thuế tại thành phố Hồ Chí Minh bằng các công cụ thống kê để kiểm định mô hình.
36
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương nàysẽ được trình bày những nội dung sau: (1) Giới thiệu Cục thuế; (2)
Nghiên cứu định lượng sơ bộ kiểm định tính ổn định và mối tương quan trong từng thang đo; (3) Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của cán bộ công chức thuế tại thành phố Hồ Chí Minh
(4) Từ đó đưa ra hàm ý nghiên cứu của đề tài.
4.1. Giới thiệu khái quát về Cục Thuế Tp.HCM
4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuế TP.HCM
U
Vị trí và chức năng:
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
U
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Cục Thuế Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
(1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố;
(2) Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
(3) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ
37
thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước;
(4) Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế;
(5) Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;
(6) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;
(7) Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ củaBộ Tài chính, Tổng cục Thuế;
(8) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế;
(9) Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế;
(10) Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan
thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế;
(11) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế;
(12) Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều
38
hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế;
(13) Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế;
(14) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễnxử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
(15) Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.
(16) Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
(17) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
(18) Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(19) Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương phápquản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế.
(20) Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
(21) Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
39
4.1.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế:
Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2013, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2013 trong bối cảnh kinh tế phục hồi chậm, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp chưa phục hồi, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh do lượng hàng tồn kho lớn, sức tiêu dùng trong dân cư chậm; trong khi đó nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2013 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tăng khá cao (thu nội địa trừ dầu tăng 23,6% so với thực hiện năm 2012). Cục Thuế đã quán triệt đến từng cán bộ công chức phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.Tổng thu trên địa bàn thực hiện năm 2013 là 167.652 tỷ đồng, đạt 106,93% dự toán pháp lệnh năm, tăng 11,83% so với năm 2012, tổng số thu nội địa tính cân đối năm 2013 là 161.564 tỷ đồng, đạt 103,05% dự toán pháp lệnh năm, tăng 8,46% so với năm 2012; trong đó thu nội địa trừ dầu năm 2013 là 131.097 tỷ đồng, đạt 97,77% dự toán pháp lệnh, tăng 19,81% so với năm 2012, thu nội địa tính cân đối trừ dầu năm 2013 là 125.009 tỷ đồng, đạt 93,23% dự toán pháp lệnh, tăng 15,25% so với năm 2012; thu từ dầu thô năm 2013 là 36.555 tỷ đồng, đạt 161,04% dự toán pháp lệnh năm, bằng 90,27% so với năm 2012.Các khoản thu đạt và vượt dự toán pháp lệnh năm, trong đó các khoản thu vượt cao so với dự toán pháp lệnh là số thu từ
khu vực nhà nước trung ương (đạt 125,12% dự toán pháp lệnh), thu tiền sử dụng đất (đạt 142,87%), thu dầu thô (đạt 161,04%), thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước (đạt 481,02%), thu khác ngân sách tính cân đối (đạt 219,72%), v.v…
Cục Thuế thành phố đã phát động đăng ký thi đua hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; triển khai chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của ngành theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2015; triển khai đầy đủ, nghiêm túc các chính sách ưu đãi thuế của Quốc Hội, Chính Phủ ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong tình hình kinh tế khó khăn; kết quả đạt được như sau:
U
Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế:
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tiếp tục nâng cao chất lượng qua việc hướng dẫn chính sách thuế mới, giải quyết các vướng mắc cho người nộp thuế. Trong năm 2013 đã thực hiện 227.328 lượt hỗ trợ người nộp thuế với nhiều hình thức: hướng dẫn trả lời qua điện thoại, trả lời trực tiếp, trả lời bằng văn bản, trả lời qua đối thoại doanh nghiệp, giao lưu trực tuyến trên các báo tại Thành phố Hồ Chí Minh...
40
- Phối hợp với Ban khoa giáo Đài truyền hình thành phố thực hiện chuyên mục “Phổ biến kiến thức thuế” trên HTV9 với nội dung về chính sách thuế, Nghị quyết
02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và Đầu tư thành phố, Sở Thông tin Truyền thông và các Ủy ban nhân dân Quận, Huyện tổ chức đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các quận, huyện.
- Tổ chức các buổi tập huấn cho công chức ngành thuế và người nộp thuế khi có chính sách thuế mới thay đổi. Tiếp tục triển khai mở rộng chương trình thực hiện người nộp thuế nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng.
- Đặc biệt, trong năm đã tổ chức “ Tuần lễ hỗ trợ kê khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân” và “Tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế năm 2013” với nhiều hình thức phong phú trong đó trọng tâm là việc thực hiện 29 hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, thu hút 3.553 doanh nghiệp tham dự, đã nhận 1.120 câu hỏi, kết quả ghi nhận 93% đánh giá việc tổ chức là khá và tốt.
Công tác Tuyên truyền hỗ trợ trong các năm qua luôn chú trọng người nộp thuế là đối tượng phục vụ, là nhân tố quan trọng góp phần chủ yếu cho việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành thuế. Thông qua việc hướng dẫn, hỗ trợ chính sách kịp thời, tổ chức đối thoại, lắng nghe người nộp thuế vừa tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai nộp thuế; vừa giúp cơ quan thuế rèn luyện đội ngũ, nâng cao chất lượng và chức trách công vụ của công chức thuế.
U
Về công tác quản lý kê khai kế toán thuế: