5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng
Thẩm định cho vay bao gồm có thẩm định khách hàng, thẩm định về tính khả thi của dự án thông qua việc tìm hiểu tình hình thị trƣờng cũng nhƣ ngành nghề mà DN có ý định kinh doanh.
Thứ nhất, thẩm định khách hàng bao gồm các điểm sau:
Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ khách hàng - đây là yếu tố đầu tiên trong quá trình thẩm định khách hàng. Trƣớc hết, cán bộ thẩm định phải xem xét tƣ cách pháp nhân của DN thông qua các giấy tờ liên quan nhƣ giấy phép đăng kí kinh
74
doanh, xác nhận của chính quyền địa phƣơng, đồng thời phái xem xét ngành nghề mà DN kinh doanh có hợp pháp không, nếu là những ngành nghề đặc biệt (ví dụ nhƣ khai thác khoáng sản) thì cần phải có giấy phép khai thác cũng nhƣ các giấy tờ liên quan khác.
Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng. Chi nhánh cần xem xét mục đích sử dụng vốn vay có hợp pháp không thông qua dự án đầu tƣ mà KH trình cho NH để xin vay vốn. Không những thế, chi nhánh còn cần thẩm định dự án kỹ càng xem dự án đó nếu đầu tƣ thì có thiết thực không, khả năng thành công cũng nhƣ tỷ suất lợi nhuận nhƣ thế nào. Không chỉ thẩm định trƣớc khi cho vay mà sau khi cho vay NH vẫn phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của DN.
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên hệ thống sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của DN. Công việc này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có nền tảng về kế toán, kiểm toán, thƣờng xuyên cập nhật những quy định mới về hệ thống kế toán chuẩn, từ đó mới đánh giá đƣợc tính chính xác, trung thực của những con số DN đƣa lên.
Đánh giá đội ngũ quản lý của DN. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất phản ánh tác phong, môi trƣờng làm việc và uy tín của DN. Tuy nhiên một số cán bộ ngân hàng thƣờng bỏ qua hoặc không đủ các mối quan hệ xã hội để đánh giá. Do vậy cần chú trọng hơn nữa sự hiểu biết về đội ngũ quản lí của DN.
Xác định giá trị TSĐB. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để ngân hàng có thể ra quyết định cho vay hay không. TSĐB là một chỉ tiêu để hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh và là nguồn thu của NH nếu khách hàng không có khả năng trả nợ. Việc đƣa ra đƣợc hạn mức cho vay chính xác phụ thuộc vào vấn đề xác định giá trị tài sản đảm bảo có chính xác hay không. Với các tài sản là bất động sản, hoặc một số tài sản của các DN nhà nƣớc chuyển đổi thành công ty cổ phần gặp nhiều bất cập trong công tác thẩm định. Trong quá trình này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm chắc các quy định về đảm bảo tiền vay của NHNN, AGRIBANK và các quy định có
75
liên quan. Đồng thời cán bộ NH phải xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp ra quyết định từ cấp trên nhằm đƣa ra đƣợc đánh giá sát thực nhất.
Thứ hai, thẩm định dự án đầu tƣ, đƣợc xem là nội dung thẩm định mang tính
quyết định tới quá trình phê duyệt cho vay của NH, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn. Bao gồm:
Đánh giá nhu cầu thị trƣờng: Thông qua mục đích sử dụng vốn vay, NH cần xem xét thị trƣờng mà DN đang hƣớng tới có tiềm năng hay không. Để đánh giá đƣợc tiêu chí này, cán bộ NH phải tìm hiểu về ngành nghề DN hoạt động, các chỉ tiêu chung của ngành, xu hƣớng phát triển của ngành, và nhu cầu của thị trƣờng. Đánh giá nhu cầu thị trƣờng phụ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ NH, do đó chi nhánh cần chú ý đào tạo chuyên môn, các phƣơng pháp thu thập và xử lí thông tin về thị trƣờng cho cán bộ tín dụng.
Đánh giá chiến lƣợc và khả năng xâm nhập thị trƣờng của sản phẩm: Khi đƣa ra phƣơng án sản xuất kinh doanh, DN phải có kế hoạch rõ ràng về từng bƣớc sản xuất, quảng bá và phân phối sản phẩm. Thông qua đó, cán bộ NH phải xem xét tính hợp lí về mặt thời gian, phƣơng thức, chiến lƣợc. Đồng thời góp ý cho DN nhằm tăng thêm tính khả thi cho dự án.
Đánh giá công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong cả kì sản xuất: Một trong những hạn chế của các DNNVV ở Việt Nam là công nghệ còn lạc hậu. Mặt khác, các yếu tố về nguyên liệu đầu vào cũng rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng tiến độ. Vì vậy, thông qua việc đánh giá thiết bị máy móc, công nghệ và khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cán bộ tín dụng cần xem xét xem có đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất đúng tiến độ hay không.
Thứ ba, thẩm định tài chính dự án. Là việc đánh giá hiệu quả tài chính của
dự án, thông qua các chỉ tiêu tính toán cụ thể NH sẽ xem xét tính khả thi của các số liệu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trong việc thẩm định tài chính dự án, cán bộ NH phải chú trọng tới dòng tiền của dự án cũng nhƣ việc lƣu chuyển tiền tệ, từ đó đƣa ra quyết định về phƣơng thức cho vay, giải ngân và thu hồi nợ.
76
4.1.1. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
Đội ngũ nhân viên là bộ mặt của NH, là những ngƣời trực tiếp làm việc với khách hàng và khách hàng đánh giá NH thông qua tác phong, kinh nghiệm làm việc đội ngũ nhân viên. Vì vậy Agribank Láng Hạ phải tăng cƣờng đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời.
Là cán bộ NH, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ khác nhau, nhƣng trƣớc hết phải đƣợc rèn luyện về ý thức làm việc, tác phong khi giao tiếp với khách hàng, đây là một trong những yếu tố quan trọng để khach hàng đánh giá chất lƣợng của NH. Vì vậy, Agribank Láng Hạ phải thƣờng xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra, thi sát hạch về nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp với khách hàng, đặc biệt là tổ chức các buổi trò chuyện trao đổi kinh nghiệm xử lí rắc rối phát sinh, nhằm xử lí tốt trong các tình huống bất ngờ và gìn giữ hình ảnh của NH cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng đối với mình.
Bên cạnh đó, việc đào tạo về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật, quy định của Nhà nƣớc là không thể thiếu. Ban lãnh đạo NH và đội ngũ cán bộ nhân viên cần có sự trao đổi thƣờng xuyên để nằm bắt tình hình thực tế của NH.
Cũng nhƣ mọi NHTM khác, chi nhánh Agribank Láng Hạ cần không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên, đây là yếu tố chiến lƣợc trong phát triển thƣơng hiệu cho NH. Chi nhánh cần xây dựng đƣợc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cụ thể đề cao tính trung thực, độc lập trong hành xử nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và cả đội ngũ quản lý của Chi nhánh. Từ đó tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xứ lí kịp thời đối với những trƣờng hợp vi phạm.
Để làm đƣợc những điều này, chi nhánh phải có chính sách linh hoạt, công bằng và quý trọng ngƣời lao động. Kết hơp với công tác đào tạo, Agribank Láng Hạ cần tạo ra môi trƣờng làm việc lành mạnh, chính sách thƣởng phạt công minh, chính sách tiền lƣơng đúng đắn giúp ngân hàng giữ chân đƣợc ngƣời tài và nâng cao tinh thần, chất lƣợng đội ngũ nhân sự. Hơn thế bản thân mỗi cán bộ, nhân viên phải có ý
77
thực tự chủ, tự giác rèn luyện chuyên môn, tuân thủ đúng nội quy, quy định của ngân hàng làm chuẩn mực trong mọi hoạt động của mình.