5. Kết cấu của đề tài
3.2.2.2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng
Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đƣợc phân làm 3 loại đó là: tiền gửi tổ chức kinh tế (TCKT), tiền gửi dân cƣ và tiền gửi khác (tiền gửi của tổ chức tín dụng và tiền gửi tổ chức khác, trái phiếu huy động hộ Trung ƣơng)
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2014
Đơn vị : tỷ Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng nguồn vốn huy động 9.888 100 10.002 100 11.804 100 13.092 100 Dân cƣ 2.584 26 2.869 27 3.546 30 4.419 29.5 Tổ chức kinh tế 6.553 66 6.440 64 7.612 64 7.953 60.7 Khác 751 8 693 9 646 6 720 9.8
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-chi nhánh Láng Hạ từ năm 2011 đến năm 2014)
40
Tiền gửi của các TCKT thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của một NH, chính vì vậy các NH thƣờng rất chú trọng tới nguồn tiền gửi này. Tiền gửi của các TCKT không chỉ giúp NH tăng số vốn huy động đƣợc mà còn giúp nắm chắc đƣợc tình hình tài chính và các biến động về tài chính của các TCKT này. Từ đó NH có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn nhất đối với từng dự án đầu tƣ của từng TCKT, giúp giảm thiểu đƣợc rủi ro, đảm bảo chất lƣợng tín dụng.
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ đối tƣợng khách hàng là TCKT của Agribank Láng Hạ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (hơn 60%). Đến năm 2011 với phƣơng hƣớng rõ ràng trong hoạt động huy động vốn và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Láng Hạ công tác huy động vốn từ các TCKT đã ghi nhận đƣợc thành quả to lớn. Tổng khối lƣợng huy động vốn từ tiền gửi tổ chức kinh tế năm 2011 đạt 6.553 tỷ Đồng. Năm 2012 là năm cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhƣng chi nhánh luôn giữ quan hệ tốt với khách hàng là TCKT nên nguồn vốn này vẫn đạt 6.440 tỷ Đồng, giảm nhẹ 113 tỷ so với năm 2011. Năm 2013 là năm nền kinh tế đặc biệt khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhƣng với uy tin và thƣơng hiệu lâu năm, nguồn vốn huy đông từ TCKT đạt 7.612 tỷ Đồng, tăng 1.172 tỷ so với năm 2012. Năm 2014 đạt 7953 tỷ Đồng, tăng 341 tỷ so với năm 2013. Với kết quả tăng trƣởng ngoạn mục của nguồn vốn huy động TCKT trong các năm qua, cho thấy NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ đã tạo lập đƣợc uy tín và vị thế nổi trội trong cộng đồng khách hàng doanh nghiệp, là địa chỉ tin cậy để các TCKT đặt niềm tin.
Tiền gửi tiết kiệm đƣợc đánh giá là rất tiềm năng trong dân cƣ, làm thế nào để khơi tăng nguồn vốn này trong dân cƣ là nhiệm vụ của các NHTM. Có thể nói huy động vốn trong dân cƣ là nhiệm vụ truyền thống của các NHTM. Ngƣời dân gửi tiền tiết kiệm mục tiêu là an toàn, và sinh lời nên NH cần chú trọng đến kỳ hạn và lãi suất huy động, đồng thời đảm bảo sự an toàn nguồn vốn nhằm thu hút tối đa nguồn tiền gửi tiết kiệm.
Nhìn chung, lƣợng vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ và tổ chức kinh tế của Agribank Láng Hạ những năm qua đạt kết quả tƣơng đối cao. Mức tăng trƣởng
41
trong nguồn vốn huy động dân cƣ luôn đƣợc duy trì và tăng cƣờng. Đây là một trong những lợi thế mang tính ổn định của Agribank Láng Hạ để thực hiện đầu tƣ cho vay các dự án trung và dài hạn.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2011 2012 2013 2014 Dân cư TCKT Khác Đơn vị: tỷ Đồng Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng 2011-2014
Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ về tuyệt đối luôn tăng qua các năm, năm 2011 đạt 2.584 tỷ Đồng, năm 2012 đạt 2.869 tỷ Đồng tăng 285 tỷ so với 2011, và năm 2013 đạt 3.546 tỷ Đồng, tăng 677 tỷ, năm 2014 đạt 4419 tỷ Đồng, tăng 873 tỷ. Đạt đƣợc kết quả này là do Agribank Láng Hạ đã không ngừng tăng cƣờng sử dụng các biện pháp huy động vốn hấp dẫn nhƣ lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng, các hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng, nâng cao uy tín của NH,… Nguồn vốn dân cƣ phần lớn là tiết kiệm có kỳ hạn trong dân cƣ. Việc duy trì mức tăng trƣởng cao và ổn định trong nguồn vốn huy động dân cƣ giúp Agribank Láng Hạ có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh của NH. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí cao hơn tƣơng đối so với các nguồn vốn khác nên đòi hỏi NH phải có phƣơng án huy động và sử dụng vốn hợp lý để nâng cao hiệu quả
42
hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi TCKT đã đạt đƣợc bƣớc phát triển khả quan. Điều này cho phép NH tận dụng đƣợc nguồn vốn có chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động cho vay, đầu tƣ của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nhằm gia tăng lợi tức cho NH. Kết quả trên đây cho thấy thành công bƣớc đầu của Agribank Láng Hạ trong việc thực hiện chính sách huy động vốn.
Tóm lại, kết quả hoạt động huy động vốn những năm qua đã phản ánh thực trạng quản lý nguồn vốn của Agribank Láng Hạ, chú trọng huy động từ thị trƣờng 1 (huy động dân cƣ và TCKT) để đẩy mạnh cho vay liên ngân hàng (thị trƣờng 2). Qua đó khẳng định vai trò và uy tín ngày càng tăng của Agribank Láng Hạ trong ngành ngân hàng nói riêng và trên thị trƣờng nói chung. Hoạt động thu hút và quản lý nguồn vốn của Agribank Láng Hạ cũng đƣợc phân công chuyên môn hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, tập trung hóa một số công đoạn trong quy trình phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng cƣờng khả năng phục vụ một số lƣợng lớn khách hàng.