Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 87 - 89)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.1. Đối với Chính phủ

4.3.1.1. Nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, nhà nƣớc và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể

nhằm quản lý hoạt động của các DNNVV. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các DN hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có những biện pháp xử lý thích đáng, đảm bảo một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh.

Thứ hai, nhà nƣớc cần xây dựng môi trƣờng pháp lý lành mạnh, công bằng

đối với mọi thành phần kinh tế. Để tạo ra môi trƣờng pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phải từng bƣớc tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình DN theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm. Nhà nƣớc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, DN. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tƣ.

4.3.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ các DNNVV, đặc biệt tƣ khi luật dân sự ra đời năm 2005 đã đƣợc chính phủ ban hành và bắt đầu có hiệu lực, đã đƣa ra những thay đổi cơ bản về giao dịch đảm bảo tiền vay, do vậy chính phủ cần ban hành các nghị định vè giao dịch đảm bảo tiền vay sao cho phù hợp.

Chính sách đất đai: các cấp có thẩm quyền cần tăng cƣờng làm thủ tục cấp

78

quyền sử dụng đất ở nông thôn, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản. Nhà nƣớc nên mở rộng quyền chuyển giao đất, cấp đất cho chính quyền địa phƣơng, tiến hành cho thuê hoặc đấu thầu những cơ sở sản xuất bị giải thể, thực hiện chính sách cho thuê bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Điều này sẽ tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn NH. Ngoài ra cần hỗ trợ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng rộng khắp nhằm tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các DNNVV.

Về chính sách thuế: cần có chính sách thuế ƣu đãi đối với các DNNVV mới

thành lập, có nhƣ vậy thì các DN mới có thể đi vào hoạt động dễ dàng hơn. Đồng thời khi mức thuế quá cao thì các DNNVV có nguy cơ trốn thuế. Ngoài ra việc chống tham nhũng trong định thuế thu thuế, miễn giảm thuế cũng là cơ sở tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các chủ thế trong nền kinh tế. Chỉnh sửa các quy định về thuế, chế độ báo cáo kế toán phù hợp với quy mô hoạt động và trình độ quản lý của DNNVV đảm bảo chính xác, minh bạch.

Chính sách công nghệ: trong thời đại ngày nay với tốc độ phát triển nhƣ vũ

bão của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện giúp các DN sản xuất ra những sản phẩm có chất lƣợng cao. Thế nhƣng để tiếp cận với công nghệ hiện đại thì chi phí bỏ ra là rất lớn, trong khi vốn tự có của DN là rất thấp. Do đó Nhà nƣớc cần có chủ trƣơng, biện pháp để giúp DNNVV tăng khả năng tiếp cận các thông tin về công nghệ trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về quản lý đối với DNNVV; tăng cƣờng hoạt động trợ giúp các DN này đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất…

Về chính sách đầu tƣ: lĩnh vực mà các DNNVV thƣờng tập trung chủ yếu là

thƣơng mại, dịch vụ đời sống, lĩnh vực công nghiệp còn ít. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các DN này hƣớng tới đầu tƣ vào khu vực công nghiệp, cần khuyến khích các DNVNVV phát triển các ngành nghề truyền thống.

79

4.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế định giá tài sản

Hiện nay các NH đang nằm trong tình trạng định giá sai hoặc thấp hơn giá trị TSĐB theo giá thị trƣờng, dẫn đến việc các DN xin vay không vay đƣợc vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để tránh tình trạng tranh chấp thì Nhà nƣớc cần phải đƣa ra một cơ chế định giá tài sản một cách hợp lý. Định giá giá trị tài sản phải theo giá thị trƣờng. Nhƣng đối với một số loại tài sản có mức độ biến động lớn cần phải đƣa ra một hạn mức về giá trị, để tránh rủi ro cho NH khi định giá cao mà giá trị tài sản lại biến động xuống.

Hơn nữa, cần phải có quy định pháp lý về TSĐB, việc đăng ký giao dịch TSĐB bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là rất khó khăn. Nhà nƣớc cần phải đƣa ra cơ chế làm việc thông thoáng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cả NH và khách hàng vay vốn trong việc đăng ký giao dịch TSĐB. Có nhƣ vậy thì việc vay vốn có TSĐB sẽ không gây e ngại cho bên vay vốn cũng nhƣ bên cho vay.

Một phần của tài liệu Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 87 - 89)