Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 90 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.3. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong quá trình hội nhập NKT, các DNNVV nói muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì phải tự lực từ phía DN là chính, Nhà nƣớc và NH chỉ tạo điều kiện ở mức độ nhất định. Vì vậy để tiếp cận đƣợc các khoản vay thì bản thân các DNNVV cần phải thay đổi tƣ duy làm việc.

Thứ nhất, DN phải tăng cƣờng tính lành mạnh và minh bạch về tài chính,

minh bạch và công khai tài chính trong DN cũng là một trong những cơ sở quan trọng để giữ vững, phát triển DN và giúp cho DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn trên thị trƣờng. Để làm đƣợc điều này DN cần áp dụng một chế độ kế toán đơn giản, thống nhất và thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán do Nhà nƣớc ban hành.

Thứ hai, DN cần nghiên cứu kỹ việc lập dự án đầu tƣ trƣớc khi xin vay vốn.

Để có thể vay đƣợc vốn của NH, DN cần phải có một dự án đầu tƣ và một phƣơng án hoàn trả nợ hiệu quả. Lập dự án đầu tƣ đầy đủ, kĩ càng và chuyên nghiệp sẽ chứng minh cho NH thấy đƣợc sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tƣ của dự án, làm cơ sở cho NH xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Thông qua dự án đầu tƣ, NH sẽ đƣa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo ít rủi ro nhất.

Thứ ba, DNNVV cần quan tâm hơn việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh,

từ đó nâng cao chất lƣợng sản phẩm, sản xuất và hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao khả năng tiếp nhận thị trƣờng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ nên các DNNVV cũng phải tận dụng thời cơ để tìm kiếm thị trƣờng, hợp tác quốc tế, tuy nhiên thực tế cho thấy các DN Việt Nam đang còn khá yếu kém, chƣa có đủ năng lực cạnh tranh với các DN nƣớc ngoài do không hiểu rõ các tiêu chuẩn quốc tế của hàng hóa mình sản xuất. Do đó DNNVV nên sản xuất

81

kinh doanh sản phẩm theo một chuẩn mực quốc tế chung, việc đó sẽ giúp ích rất nhiều cho DN khi hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài và xin vay vốn của các TCTD.

Thứ tƣ, Chủ động nâng cao quy mô vốn tự có của mình để đáp ứng đƣợc các

yêu cầu về vốn chủ sở hữu, TSĐB khi đến vay tại NH. DN có thể tăng vốn bằng cách cổ phần hóa, kêu gọi đầu tƣ,…

82

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4, trên cơ sở những nguyên nhân, hạn chế và định hƣớng phát triển của chi nhánh, luận văn đƣa ra giải pháp kèm với các phƣơng thức thực hiện và đƣa ra những kiến nghị để mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng hỗ trợ các DNNVV trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay tại Agribank Láng Hạ.

83

KẾT LUẬN

Trƣớc sự phát triển của lực lƣợng DNNVV Việt Nam hiện nay, mở rộng cho vay đối với các DNNVV là hoạt động rất tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các DNNVV, đề tài đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của DNNVV với sự phát triển của đất nƣớc; phân tích khó khăn mà các DNNVV gặp phải, đặc biệt là khó khăn về vốn và khả năng tiếp cận vốn vay NH; nêu bật đƣợc nguyên nhân vì sao các DNNVV khó tiếp cận vốn vay NH trong đó có nguyên nhân từ chính bản thân DN .

Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan những nguyên nhân tồn tại, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ tín dụng hỗ trợ phát triển DNNVV tại Agribank Láng Hạ và những kiến nghị với Nhà nƣớc, với NHNN nhằm tạo thuận lợi cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn NH.

Tuy nhiên, việc phát triển DNNVV là một vấn đề lớn, cần có hệ thống giải pháp và thực hiện đồng bộ, có sự tham gia hỗ trợ của nhiều cơ quan chức năng. Do đó, trong giới hạn nhỏ của đề tài, tôi chỉ muốn đóng góp một phần trong tổng thể các giải pháp phát triển DNNVV. Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do trình độ có hạn, thời gian eo hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý, phê bình của thầy cô giáo cũng nhƣ các bạn để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, 2001. Nghị định 90/2001/ NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV. Hà Nội.

2. Chính phủ, 1999. Nghị định 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng. Hà Nội.

3. Chính phủ, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009. Hà Nội. 4. Frederic S.Mishkin, 1994. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Hà

Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật.

5. Phan Thị Thu Hà, 2006. Giáo trình Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.

6. Mai Thị Trúc Ngân, 2004. Mở rộng tín dụng Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí cộng sản, số 64, trang 24- 27.

7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2001. Chỉ thị số 07/2001/CT- NHNN về việc mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với DN trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Hà Nội.

8. NHNo& PTNT chi nhánh Láng Hạ, 2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 04 năm 2011 – 2014. Hà Nội.

9. NHNo& PTNT chi nhánh Láng Hạ - Phòng tín dụng, 2014. Báo cáo tổng kết 04 năm 2011 – 2014. Hà Nội.

10.Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và QĐ 127/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN sửa đối, bổ sung quyết định1627/2001/QĐ-NHNN. Hà Nội.

11.Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê các năm 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội: NXB Thống kê.

12.Trƣơng Quang Thông, 2010. Tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hà Nội: NXB Tài Chính

85

13.Nguyễn Minh Tuấn, 2008. Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luận án tiến sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

14.Phạm Văn Hồng, 2007. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

86

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN

Ký và ghi rõ họ tên

HỌC VIÊN

Một phần của tài liệu Cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)