5. Kết cấu của đề tài
2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của ngƣời ấy. Phỏng vấn sâu là một trong những phƣơng pháp thu thập thông tin định tính hiệu quả nhất, thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Cụ thể, tác giả tập trung tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, đặc biệt của Agribank Láng Hạ, cũng nhƣ đại diện là lãnh đạo các DNNVV.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt. Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng đƣợc ghi âm.
Địa điểm và thời điểm phỏng vấn: tùy thuộc và đối tƣợng đƣợc phỏng vấn do tính chất công việc, sao cho đối tƣợng phỏng vấn cảm thấy thoải mái nhất, sẵn sàng cung cấp nhiều thông tin nhất.
Thời lượng phỏng vấn: thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo dài trong khoảng từ 20-30 phút, tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, lƣợng thông tin đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cung cấp mà tác giả sẽ quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Một số điều cần lưu ý: buổi phỏng vấn đƣợc thực hiện trên tinh thần xây dựng, cùng trao đổi, thảo luận nhằm thu đƣợc kết quả mong muốn. Việc phỏng vấn có thể đƣợc thực hiện thành nhiều lần, tùy theo điều kiện của ngƣời đƣợc phỏng vấn.
Mục tiêu phỏng vấn
Thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Láng Hạ, đặc biệt là hoạt động tín dụng DNNVV.
29
Đánh giá và định hƣớng về hoạt động cho vay DNNVV tại Agribank Láng Hạ.
Giải pháp dự tính về việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV.
Kiến nghị của DNNVV về hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Thông tin thu đƣợc sau buổi phỏng vấn sẽ đƣợc tổng hợp, phân tích, chọn lọc để đƣa vào nghiên cứu. Vì đƣợc tổng hợp từ ý kiến của nhiều chuyên gia, cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, nên những thông tin này sẽ góp phần nâng cao tính thực tiễn, chính xác của kết quả nghiên cứu cũng nhƣ cung cấp một cái nhìn khách quan về các vấn đề nghiên cứu.