KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HỒI QUY

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học tài chính marketing (Trang 58 - 65)

Căn cứ kết quả phân tích nhân tố EFA, có 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc được đưa vào kiểm định mô hình. Phân tích hồi quy được thực hiện để xem xét

52

mối quan hệ giữa các biến độc lập (Đội ngũ giảng viên, Khả năng thực hiện cam kết, Cơ sở vật chất, Sự tin cậy và Sự quan tâm của nhà trường) với biến phụ thuộc Sự hài lòng trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Trước khi kiểm định kết quả nghiên cứu từ phép phân tích hồi quy đa biến, mối quan hệ lẫn nhau giữa các biến trong mô hình cũng cần được xem xét. Ta sẽ xem xét bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày dưới đây:

Bảng 4.11. Ma trận tương quan của 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc Các biến tương quan X1_GV X2_CK X3_VC X4_TC X5_NT Y_HL X1_GV Pearson Correlation 1 .612 ** .574** .045 .440** .626** Sig. (2-tailed) .000 .000 .396 .000 .000 X2_CK Pearson Correlation .612 ** 1 .684** .006 .394** .608** Sig. (2-tailed) .000 .000 .912 .000 .000 X3_VC Pearson Correlation .574 ** .684** 1 -.025 .428** .601** Sig. (2-tailed) .000 .000 .641 .000 .000 X4_TC Pearson Correlation .045 .006 -.025 1 .030 .114 * Sig. (2-tailed) .396 .912 .641 .574 .031 X5_NT Pearson Correlation .440 ** .394** .428** .030 1 .429** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .574 .000 Y_HL Pearson Correlation .626 ** .608** .601** .114* .429** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .031 .000 **. Tương quan có ý nghĩa ở mức 1% ( kiểm định hai phía) .

*. Tương quan có ý nghĩa ở mức 5% (kiểm định hai phía).

Nguồn: Từ tính toán của tác giả

Kết quả thu được từ ma trận tương quan cho thấy giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có hệ số tương quan với nhau ở mức khá (thấp nhất là 0.114) với mức ý nghĩa 0.05. Sơ bộ nhận thấy có thể đưa các biến độc lập vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc Sự hài lòng.

53

Sau khi phân tích tương quan, phân tích hồi quy được thực hiện với 5 biến độc lập bao gồm: Đội ngũ giảng viên, Khả năng thực hiện cam kết, Cơ sở vật chất, Sự tin cậy, Sự quan tâm của nhà trường và 1 biến phụ thuộc là Sự hài lòng. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp Enter, các biến được đưa vào cùng lúc để lọc trên tiêu chí loại những biến có Sig > 0.05. Kết quả phân tích hồi quy được trình bày ở bảng 4.12 sau:

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các thông số của mô hình và hệ số hồi quy trong mô hình sử dụng phương pháp Enter

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số ước lượng Durbin- Watson 1 .722a .522 .515 .34710 1.954 Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Ước lượng 46.548 5 9.310 77.272 .000b Phần dư 42.650 354 .120 Tổng 89.198 359 Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã

chuẩn hóa t Sig. Đa cộng tuyến

B Sai số Beta Độ chấp nhận VIF (Constant) .659 .219 3.017 .003 X1_GV .292 .047 .309 6.226 .000 .549 1.822 X2_CK .178 .044 .218 4.013 .000 .458 2.182 X3_VC .206 .047 .232 4.360 .000 .477 2.097 X4_TC .089 .032 .101 2.752 .006 .993 1.007 X5_NT .094 .038 .105 2.489 .013 .757 1.321

Nguồn: Từ tính toán của tác giả

Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị thống kê F = 77.272 với giá trị sig = 0.000 chứng tỏ mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

54

Đại lượng Durbin-Watson là 1.954, giá trị nằm trong khoảng 1 < D < 2 cho thấy không có sự tương quan giữa các biến trong mô hình. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều có trị < 10 chứng tỏ mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau).

Bên cạnh đó, hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.515 cho thấy 51.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc Sự hài lòng được giải thích bởi các biến độc lập, còn lại 48.5% được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình. Có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa 5 yếu tố độc lập: Đội ngũ giảng viên, Khả năng thực hiện cam kết, Cơ sở vật chất, Sự tin cậy và Sự quan tâm của Nhà trường với yếu tố phụ thuộc Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tại trường. Phương trình hồi quy có thể viết lại như sau:

Gọi Y: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH X1: Đội ngũ giảng viên

X2: Cơ sở vật chất

X3: Khả năng thực hiện cam kết X4: Sự quan tâm của Nhà trường X5: Sự tin cậy

Y = 0.659 + 0.292X1 + 0.206X2 + 0.178X3 + 0.094X4 + 0.089X5

Các hệ số hồi quy đều mang dấu dương (+) thể hiện các yếu tố trong mô hình hồi quy có quan hệ tỷ lệ thuận với sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Tài chính – Marketing.

Dựa vào phương trình hồi quy ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập thì khi sinh viên hệ VLVH đánh giá về đội ngũ giảng viên tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tăng trung bình lên 0.292 đơn vị. Tương tự, khi điểm đánh giá về cơ sở vật chất tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tăng lên 0.206 đơn vị. Điểm đánh giá về khả năng thực hiện cam kết của nhà trường tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tăng lên 0.178 đơn vị. Tiếp theo là điểm đánh giá về sự quan tâm của nhà trường tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tăng lên

55

0.094 đơn vị. Cuối cùng là khi điểm đánh giá về sự tin cậy tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tăng lên 0.089 đơn vị.

Bên cạnh đó, dựa vào kết quả giá trị hồi quy đã chuẩn hóa ở bảng trên cho ta biết được mức độ tác động của 5 biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Biến nào có hệ số Beta càng lớn thì mức độ tác động đến sự hài lòng càng nhiều. Do đó, căn cứ vào kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.11 trên, ta thấy: yếu tố Đội ngũ giảng viên có mức độ tác động mạnh nhất (Beta= 0.309). Thứ nhì là yếu tố Cơ sở vật chất (Beta = 0.232). Tiếp đến là yếu tố Khả năng thực hiện cam kết (Beta = 0.218). Kế đó là yếu tố Sự quan tâm của Nhà trường (Beta = 0.105) và cuối cùng là yếu tố Sự tin cậy (Beta = 0.101).

Mô hình hồi quy được thực hiện với một số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được bảo đảm. Vì vậy ta sẽ xem xét biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa, ta kiểm định xem phần dư chuẩn hóa có vi phạm giả thiết phân phối chuẩn không.

Hình 4.4. Biểu đồ tần số Histogram

56

Dựa vào biểu đồ tần số Histogram (hình 4.4), ta thấy đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số và có độ lệch chuẩn là 0.993, tức xấp xỉ gần bằng 1 nên có thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.5. Biểu đồ tần số Scatterplot

Nguồn: Từ tính toán của tác giả

Nhìn vào biểu đồ tần số Scatterplot (hình 4.5), ta thấy các điểm thực tế phân tán đều xung quanh, không gộp nhóm thành từng cụm lớn nên ta có thể kết luận là giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

57

Hình 4.6. Biểu đồ P-P Plot

Nguồn: Từ tính toán của tác giả

Hình 4.6 – Biểu đồ P-P plot cũng cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận rằng giả thiết phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Tóm lại, ta có thể kết luận rằng: mô hình hồi quy tuyến tính với 5 yếu tố: Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, Khả năng thực hiện cam kết, Sự quan tâm của nhà trường và Sự tin cậy là mô hình phù hợp.

4.6. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào kết quả ở bảng 4.11, ta thấy các giả thuyết đều có giá trị Sig < 0.05 nên đều được chấp nhận. Điều này có nghĩa là khi cải thiện những giả thuyết này thì sẽ nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Tài chính – Marketing.

58

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Sig Kết quả kiểm định

H1: Đội ngũ giảng viên có quan hệ dương với sự

hài lòng của sinh viên hệ VLVH .000 Chấp nhận

H2: Cơ sở vật chất có quan hệ dương với sự hài

lòng của sinh viên hệ VLVH .000 Chấp nhận

H3: Sự tin cậy có quan hệ dương với sự hài lòng

của sinh viên hệ VLVH .006 Chấp nhận

H4: Sự quan tâm của Nhà trường có quan hệ

dương với sự hài lòng của sinh viên hệ VLVH .013 Chấp nhận

H5: Khả năng thực hiện cam kết có quan hệ

dương với sự hài lòng của sinh viên hệ VLVH .000 Chấp nhận

Nguồn: Từ tính toán của tác giả

Một phần của tài liệu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường đại học tài chính marketing (Trang 58 - 65)