- Huyện Sóc Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, là cửa ngõ của Thành phố Hà Nội, của cả vùng Thủđô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do có mạng lướ i giao
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng quỹđất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 30.651,30 ha, chiếm gần 10% tổng diện tích tự nhiên của toàn Thành phố Hà Nội, bình quân diện tích tự nhiên 0,12 ha/người. Trong đó, có 81,90 ha thuộc khu vực đô thị (bằng 0,27% diện tích tự nhiên), còn lại 30.569,40 ha (bằng 99,73% tổng diện tích tự nhiên) thuộc khu vực nông thôn, điều này cho thấy thực trạng và tốc độ đô thị hoá của huyện còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của một địa bàn ngoại thành Hà Nội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Quỹđất của huyện được sử dụng theo 03 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: 18.042,57 ha, chiếm 58,86% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất phi nông nghiệp: 11.550,24 ha, chiếm 37,68% tổng diện tích tự nhiên; - Nhóm đất chưa sử dụng: 1.058,49 ha, chiếm 3,45% tổng diện tích tự nhiên. Chi tiết các loại đất được sử dụng như sau:
* Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2013 có 18.042,57 ha, chiếm 58,86% diện tích tự nhiên. Bình quân khoảng 715 m2/nhân khẩu, khoảng 3.200 m2/hộ. Các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là Bắc Sơn 2.314,08 ha, Minh Trí 1.631,25 ha, Minh Phú 1.458,07 ha, Nam Sơn 1.779,87 ha, Phù Linh 872,41 ha, Tiên Dược 833,30 ha, Hiền Ninh 809,50 ha, Bắc Phú 709,90 ha,…
Bảng 3.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Sóc Sơn năm 2013
Thứ tự Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất nông nghiệp 18.042,57 100,00 1 Đất sản xuất nông nghiệp 13.207,85 58,86 1.1 Đất trồng cây hàng năm 11.723,15 1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.484,70 2 Đất lâm nghiệp 4.436,61 24,59 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 343,46 1,48
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Sóc Sơn) * Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp
Năm 2013, huyện có 11.550,24 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 37,68% tổng diện tích tự nhiên, đây là một tỷ lệ khá, tuy nhiên phân bố không đều cho các xã, chủ yếu tập trung ở các xã đồng bằng phía Nam huyện, nơi có nhiều công trình hạ tầng, dân cư đông đúc, tập trung các công trình lớn như sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp, các nhà máy,... các xã đồi gò phía Bắc huyện dân cư thưa, các công trình hạ tầng ít, chủ yếu là đất hồ chứa, sân g
olf, bãi rác và đất quốc phòng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
a) Đất ở:
Tổng diện tích đất ở là 3.529,84 ha, chiếm 30,56% diện tích đất phi nông nghiệp, gồm:
- Đất ở tại nông thôn 3.500,36 ha, chiếm 99,16% diện tích đất ở. Bình quân đất ở nông thôn trên đầu người dân khu vực nông thôn là 132 m2/người, bình quân 606 m2/hộ dân khu vực nông thôn, đây là diện tích bình quân cao hơn nhiều lần so với các huyện ngoại thành của Hà Nội.
- Đất ở tại đô thị có 29,48 ha, chiếm 0,84% diện tích đất ở. Bình quân đất ởđô thị trên đầu người tại thị trấn Sóc Sơn là 98 m2/người, bình quân theo hộ là 440 m2/hộ, bình quân này cũng cao hơn nhiều lần so với khu vực đô thị mới của thành phố Hà Nội.
b) Đất chuyên dùng:
Tổng diện tích đất chuyên dùng có 6.258,74 ha, chiếm 54,19% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm các loại đất:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 124,18 ha; - Đất quốc phòng 986,56 ha; đất an ninh 32,39 ha;
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 542,01 ha, trong đó: đất các khu công nghiệp (bao gồm cả cụm công nghiệp) có 154,58 ha, đất các cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 302,63 ha, đất cho hoạt động khoáng sản có 6,28 ha, đất làm vật liệu xây dựng, gốm sứ có 78,52 ha.
- Đất có mục đích công cộng 4.573,60 ha, trong đó: đất phát triển hạ tầng có 4.481,41 ha, gồm: đất giao thông có 2.618,94ha, đất thuỷ lợi có 1.272 ha, đất chuyển dẫn năng lượng 6,36 ha, đất bưu chính viễn thông 6,58ha, đất cơ sở văn hoá 192,61 ha, đất cơ sở y tế 14,62ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo 178,33ha, đất cơ sở thể dục thể thao 182ha, đất chợ 9,51ha; đất di tích danh thắng 7,58ha, đất bãi thải, xử lý chất thải 84,61 ha.
Bình quân đất công cộng trên đầu người của toàn huyện là 147 m2/người, đây là một tỷ lệ thấp so với bình quân chung của cả thành phố và khu vực.
Nếu chỉ tính riêng các công trình xây dựng cơ sở văn hoá, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và chợ (các cơ sở phúc lợi công cộng) thì bình quân trên đầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 người chỉ đạt 11 m2/người, đây là một chỉ số thấp và phân bố không đều giữa các khu vực, đặc biệt cần quan tâm đến các xã có chỉ tiêu quá thấp như: Hồng Kỳ 3,95 m2/người, Tân Hưng 5,41 m2/người, Xuân Giang 6,43 m2/người, Việt Long 3,44 m2/người, Phù Lỗ 5,24 m2/người, Xuân Thu 5,84 m2/người, Kim Lũ 4,24 m2/người, Minh Phú 6,99 m2/người. Đối với thị trấn Sóc Sơn chỉ tiêu đất các cơ sở phúc lợi công cộng cũng mới đạt bình quân 20,35 m2/người dân.
c) Đất tôn giáo tín ngưỡng có 54,84 ha, chiếm 0,47% diện tích đất phi nông nghiệp.
d) Đất nghĩa trang nghĩa địa có 217,41 ha, chiếm 1,88% diện tích đất phi nông nghiệp.
đ) Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 1.486,61 ha, chiếm 12,87% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó: đất sông, ngòi, kênh rạch, suối tự nhiên có 806ha còn lại là mặt nước chuyên dùng.
e) Đất phi nông nghiệp khác có 2,80 ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp.
* Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng của huyện còn 1.058,49 ha, chiếm 3,45% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi gò còn có đất trống và các xã còn diện tích đất bãi trống ven các sông suối, như: Nam Sơn có 377,76 ha, Bắc Sơn 100 ha, Hồng Kỳ 147,56 ha, Trung Giã 76,44 ha, Tân Hưng 7,08 ha, Phù Linh 114,71 ha, Tân Minh 3,14 ha, Xuân Giang 34,60 ha, Thanh Xuân 0,90 ha, Phù Lỗ 4,10 ha, Xuân Thu 15,54 ha, Đức Hoà 7,40 ha, Đông Xuân 12,21 ha, Quang Tiến 6,69 ha, Minh Phú 99,86 ha và Minh Trí 50,50 ha.
Nhóm đất chưa sử bao gồm các loại đất sau:
a) Đất bằng chưa sử dụng: có 588,68 ha, chủ yếu phân bốở các xã Nam Sơn, Xuân Giang, Hồng Kỳ, Trung Giã, Minh Phú.
b) Đất đồi núi chưa sử dụng: có 399,28 ha, phân bốở các xã vùng đồi gò. c) Đất chưa sử dụng khác: có 70,53 ha, chủ yếu phân bốở xã Minh Phú và xã Phù Linh.
Nhìn chung, đây là quỹđất quan trọng có thể bổ sung để sử dụng cho các mục đích trong tương lai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất; tính hợp lý và những tồn tại trong việc sử dụng đất
a, Cơ cấu sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, đã có tới 96,55% diện tích đất đã được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích, diện tích đất chưa sử dụng còn lại không đáng kể, tuy nhiên cũng đã được giao đến các đối tượng để quản lý, sử dụng trong thời gian tới.
Về cơ cấu sử dụng đất giữa 3 nhóm đất chính, nhìn chung đã có những bước chuyển đổi hợp lý, tích cực theo hướng tăng dần tỷ lệđất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; tỷ lệđất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm dần.
Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (tới 59%), phần lớn là đất sản xuất xuất nông nghiệp và ổn định diện tích đất lâm nghiệp (gần 25%), diện tích đất phi nông nghiệp (đặc biệt là các công trình công cộng) còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và chưa tương xứng với một huyện ngoại thành, đầu mối giao thông và cửa ngõ của thủđô Hà Nội. Hiện nay cơ cấu đất giao thông toàn huyện mới đạt 8,54% trên tổng diện tích tự nhiên, các công trình thuỷ lợi mới đạt 4,15% tổng diện tích tự nhiên và bằng 9,64% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất ở nói chung và đất đô thị nói riêng mới chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng quỹđất to lớn của huyện: hiện nay tỷ lệđô thị hoá của huyện mới đạt 0,27%, đây là tỷ lệ quá nhỏ so với vị trí của một đô thị vệ tinh nằm trong chuỗi đô thị Phúc Yên-Xuân Hoà- Đại Lải- Sóc Sơn; nếu tính phần phát triển dân cư trên địa bàn huyện cũng mới chỉ chiếm khoảng 16% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất ở chỉđạt khoảng 12%.
b, Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội:
- Đối với diện tích đất trồng cây hàng năm, đặc biệt là quỹ đất chuyên trồng lúa nước của huyện đã được bố trí tương đối ổn định phù hợp với điều kiện đất trồng, hệ thống hạ tầng, thuỷ lợi tưới tiêu và người dân đã có nhiều kinh nghiệm trong canh tác, thâm canh theo hướng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 phẩm. Nếu không có những định hướng quy hoạch lớn lấy vào các khu vực này thì diện tích đất trồng lúa nước sẽđược bảo vệ ổn định tại các xã như: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Hưng, Việt Long, Đức Hoà,… còn một số cánh đồng thuộc các xã như: Phú Cường, Phú Minh, Mai Đình, Thanh Xuân, Quang Tiến, Tiên Dược là khu vực đã được định hướng cho phát triển các công trình hạ tầng, công nghiệp và đô thị nên sẽ phải chuyển đổi.
- Đối với diện tích đất trồng cây lâu năm như cây công nghiệp (chủ yếu là cây chè), cây ăn quảđã được người dân đầu tư khá lớn cho việc hình thành các đồi chè phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất đồi gò của các xã như Bắc Sơn 260ha, Tân Dân 4ha; các trang trại, các vườn cây ăn quả như ở các xã Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Hiền Ninh, Thanh Xuân và Phù Lỗ. Nhìn chung, đây là diện tích đã được người dân đầu tư khá lớn nên tương đối ổn định.
- Về đất nuôi trồng thuỷ sản, đây là quỹ đất tương đối đặc thù, có điều kiện thấp trũng nên phù hợp cho nuôi thả các loại thuỷ sản, chủ yếu là các loại cá, một số hộ gia đình đã có sựđầu tư, thâm canh đem lại hiệu quả cao.
- Quỹ đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu được phân bố ở những khu vực có điều kiện tự nhiên đặc thù: các xã vùng đồi gò đất dốc chỉ phù hợp với cây lâm nghiệp như thông, keo, bạch đàn,… các khu vực cần phải có lớp thực vật che phủ để tạo nguồn sinh thuỷ và phòng hộđầu nguồn các sông, suối, hồ chứa. Thực tế qua điều tra cho thấy, diện tích đất lâm nghiệp hiện nay đã tương đối ổn định và đang được quy hoạch bảo vệ, cải tạo và trồng bổ sung để đảm bảo có một quỹ đất rừng phòng hộ hợp lý nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn của huyện phần lớn đã được hình thành từ lâu đời và phát triển ổn định trên những khu vực có địa chất, địa thế tốt, thuận lợi về giao thông, nguồn nước và có môi trường, cảnh quan phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số khu vực chưa thực sự thuận lợi và còn nguy hiểm do ảnh hưởng của vấn đề như úng lụt, thoát nước kém hoặc sạt lở do bố trí ở ngoài đê. Trong thời gian tới, cùng với những định hướng phát triển đô thị của thành phố, huyện cũng cần quan tâm đến việc mở rộng các khu dân cư hiện có và bố trí đất đai cho nhu cầu tái định cư.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 - Cũng nhưđất đô thị, quỹđất chuyên dùng của huyện đã được hình thành và phát triển ổn định qua nhiều giai đoạn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đối với Sóc Sơn còn có quá trình đô thị hoá thì ngoài việc nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện có, trong thời gian tới thành phố sẽ cùng với huyện đầu tư mở rộng hệ thống hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, đòi hỏi cần phải có một kết cấu hạ tầng đồng bộ hơn.
c, Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục và bài học kinh nghiệm
- Công tác thu hút đầu tư vào địa bàn huyện trong thời qua đã có những kết quả đáng kể, tuy nhiên việc thu hút đầu tư thực hiện quy hoạch chung của Thành phố, quy hoạch chung của huyện và các quy hoạch chi tiết đã được duyệt từ những năm 1998-2001 còn rất chậm, cụ thể như: khu du lịch nghỉ cuối tuần Đền Sóc, khu dưỡng lão, cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình,… nguyên nhân là thiếu chế tài về xử lý “kế hoạch treo”, chưa gắn trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch với từng Sở, ngành của thành phố và trách nhiệm của UBND các cấp.
- Trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai nói chung trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức đã dẫn đến một số sai phạm trong việc sử dụng đất, đặc biệt là đất rừng và đất trồng lúa bị sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích trái phép. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quy hoạch chưa được chú trọng, nhiều khi còn bị buông lỏng; công tác quy hoạch rừng chưa cụ thể, chưa chặt chẽ dẫn đến không quản lý được đất rừng, trong khi đó nhu cầu đất cho sản xuất của người dân là không thể thiếu được, đặc biệt là trước sức ép của thị trường đối với việc phát triển kinh tế trang trại, xây dựng các khu du lịch, nghỉ cuối tuần đã dẫn đến việc xâm phạm vào quỹđất rừng.
- Quỹđất dành cho các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, y tế, giáo dục đào tạo, … chưa được bố trí thoảđáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm. Địa phương chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc bố trí sử dụng đất để các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 thành phần kinh tế khác nhau có thể tham gia vào phát triển hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, nhằm từng bước xã hội hoá 4 lĩnh vực này theo tinh thần chỉđạo của Đảng và Nhà nước, hiện nay mới xuất hiện một số trường dân lập. Thực tế cho thấy cần đẩy mạnh việc bố trí sử dụng đất cho phát triển các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các trường tư thục, các sân thể thao tư nhân, bể bơi tư nhân, bệnh viện tư (đặc biệt là bệnh viện dưỡng lão), rạp chiếu phim tư nhân ở các cụm xã, tiểu vùng trong huyện.
- Mặc dù là đầu mối giao thông của cả khu vực, nhưng thực tế huyện còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản xuất và sử dụng đất, còn để xẩy ra tình trạng ô nhiễm môi