CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyệ n Sóc S ơ n

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

3.1.1. Điu kin t nhiên ca huyn Sóc Sơn

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,34 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn.

Hình 3.1. Sơđồ vị trí huyện Sóc Sơn

Có vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh;

- Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; - Phía Tây giáp huyện Mê Linh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Tây theo Quốc lộ 2, phía Đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội- Thái Nguyên, Bắc Ninh- Hà Nội- Việt Trì. Vì vậy, huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, địa chất

Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông.

a/ Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200-300 m so với mặt nước biển. Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn với đỉnh 485m, Cánh Tay với đỉnh 332m, núi Đền Sóc với đỉnh 308m… điểm thấp nhất của vùng này là 20m.

b/ Vùng giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha. Địa hình của vùng chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ 20 - 40m.

c/ Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hoà, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng.

Về địa chất: Cấu tạo địa chất của huyện mang đặc trưng chủ yếu thuộc hệ Trias Thống thượng, bậc Carmi, tầng Mẫu đơn bao gồm các nham thạch chính là: Sa thạch, Diệp thạch sét,… và hệ Jura gồm Cuội kết. Vùng đất này cũng được tạo nên là địa chất phù sa cổ thuộc kỷĐệ tứ có tuổi hình thành trẻ nhất.

3.1.1.3. Khí hậu

Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650mm. Độẩm không khí trung bình 84%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Hạn chế của khí hậu ởđây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mòn, rửa trôi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn.

3.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống sông ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chếđộ thuỷ văn của huyện. Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũđến.

Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam).

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua kinh tế trên địa bàn của huyện có bước tăng trưởng nhanh liên tục. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 10.417.091tỷ đồng năm 2010 lên 16.271.243 tỷđồng năm 2013 (theo giá cốđịnh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 26,43%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 29,19%, nông lâm thủy sản tăng 3,34%, dịch vụ tăng 14,86%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở Bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2013

1. Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 64,0 25,1

2. Công nghiệp - Xây dựng 24,1 41,4

3. Dịch vụ - Du lịch 11,6 33,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 0 10 20 30 40 50 60 70

Công nghiệp - xây dựng 24.1 41.4

Dịch vụ 11.6 33.5

Nông nghiệp 64 25.1

2010 (%) 2013 (%)

Hình 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn năm 2010, 2013

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động của huyện, thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế- xã hội của địa phương.

Mặc dù vậy, chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ còn nhiều hạn chế, công nghiệp, dịch vụ chủ yếu phát triển ở các xã, thị trấn khu vực đồng bằng có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển gắn với các tuyến giao thông đối ngoại chính của huyện như Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 và đường 131.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư

a) Dân số

Năm 2013 dân số huyện có 317.138 người. Trong đó: Dân số đô thị 5.448 người, chiếm 1,71%, dân số nông thôn 311.690 người, chiếm 98,29%. Tốc độ gia tăng dân số kỳ 2010 - 2013 là 1,396%/năm. Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cơ cấu dân số đang có sự chuyển dịch tích cực, tỷ lệ dân số nông nghiệp giảm từ 87,10% dân số năm 2010 xuống còn 85,06% vào năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 Bảng 3.2. Biến động dân số huyện Sóc Sơn TT Năm 2009 2010 2011 2012 2013 1 Dân số có đến 31/12 (người) 288.019 293.230 299.602 307.781 317.138 2 Số trẻ em sinh ra 5.129 5.168 5.607 7.379 6.880 3 Tỷ suất sinh (%o) 17,99 17,78 18,92 24,30 22,02 4 Số người chết 961 1.028 1.217 1.088 1.056 5 Tỷ lệ chết (%o) 3,37 3,54 4,11 3,58 3,38 6 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o) 14,62 14,25 14,81 20,72 18,64

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn năm 2009-2013)

Mật độ dân số bình quân của huyện là 1.867 người/km2, phân bố không đều. Mật độ dân số cao ở ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất là Thị trấn với 7.063 người/km2 , Phù Lỗ 4.116 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở khu vực miền núi như Bắc Sơn 386 người/km2, Nam Sơn 280 người/km2.

b) Lao động, việc làm và đời sống dân cư

Năm 2013 tổng số lao động trong độ tuổi của huyện có 171.286 người, chiếm 54,01% dân số, trong đó lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm trên 30% lực lượng lao động của huyện. Đây là một lợi thế rất to lớn, cần có chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích, góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang mở cửa, hội nhập.

Số lao động đang hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân là lao động, trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 68%, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp và trong các cơ quan hành chính chiếm 25%. Huyện còn khoảng 7% lao động thiếu việc làm thường xuyên. Số lao động thiếu việc làm theo mùa vụ còn khá lớn, theo ước tính hiện nay lao động khu vực nông nghiệp mới sử dụng khoảng 70 - 80% số ngày công trong năm, còn lại là thời gian nông nhàn.

c) Đời sống dân cư

Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. GDP bình quân đầu người đã tăng từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 10,28 triệu đồng/người năm 2010 lên 18,13 triệu đồng/người vào năm 2013. Tuy nhiên, thu nhập bình quân trên đầu người thực tế mới đạt 9,1 triệu đồng/năm và còn có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn, giữa các xã tiểu vùng đồng bằng với các xã tiểu vùng miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,8% năm 2010 xuống còn 1,60% vào năm 2013 (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 95%, số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 97%, số hộđược nghe đài, xem ti vi đạt 90%.

3.1.3. Đánh giá chung vđiu kin t nhiên, kinh tế - xã hi

3.1.3.1. Thuận lợi

- Huyện Sóc Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, là cửa ngõ của Thành phố Hà Nội, của cả vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do có mạng lưới giao

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)