- Huyện Sóc Sơn có vị trí địa lý rất thuận lợi, là cửa ngõ của Thành phố Hà Nội, của cả vùng Thủđô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ do có mạng lướ i giao
3.2.1. Tình hình quản lý đất đa
Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; được sự chỉđạo của Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sự chỉđạo cụ thể của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện và sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tài nguyên và môi trường của huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường và cải cách thủ tục hành chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
3.2.1.1. Công tác kiện toàn bộ máy, tổ chức
Dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố, tổ chức ngành từng bước được sắp xếp và kiện toàn. Đội ngũ cán bộđịa chính từ cấp huyện đến cơ sở thường xuyên được tăng cường, đào tạo trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện làm việc ngày càng được quan tâm, cải thiện.
Cán bộ làm công tác địa chính ở cấp xã đã cơ bản được bố trí chuyên trách và tương đối ổn định, hầu hết đã qua đào tạo và đang đào tạo nâng cao nghiệp vụ các chuyên ngành gần như: quản lý đất đai, luật, xây dựng,… và đã được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, còn một số bất cập như cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, khối lượng công việc lớn, địa bàn rộng, nhiều việc sự vụ, thiếu hồ sơ, còn phải thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các xã, cán bộđịa chính chưa bao quát hết đầu công việc dẫn đến tình trạng không theo kịp và bỏ bê nhiệm vụ chuyên môn (theo dõi cập nhật biến động, ngăn chặn vi phạm,…).
3.2.1.2. Công tác đo đạc thành lập bản đồđịa chính
Hiện nay trên địa bàn huyện đang tồn tại song song hai loại bản đồ: bản đồ giải thửa đo đạc năm 1987 theo Chỉ thị 299 của Thủ tướng Chính phủ và bản đồđịa chính đo vẽ năm 1992-1993, một sốđược đo mới theo toạđộ chính quy.
Năm 1992-1993, Thành phố đã chỉ đạo việc đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2.000 cho khu vực đất canh tác và đo địa chính ở tỷ lệ 1/1.000 đối với khu vực dân cư. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng hệ thống bản đồ này hiện nay chưa được chặt chẽ, thực tếở Phòng Tài nguyên và Môi trường và các xã số lượng bản đồ đã bị thất lạc nhiều.
Hiện nay phần diện tích đất rừng hầu như chưa được đo đạc lập bản đồ địa chính, chỉ có một số xã có bản đồ tỷ lệ 1/5.000 đo bao, không chi tiết, đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai phạm và việc buông lỏng quản lý đất rừng trên địa bàn trong thời gian qua.
Thực hiện chủ trương về “dồn điền, đổi thửa” đã dẫn đến phải sớm tổ chức đo lại bản đồđịa chính đối với khu vực đất nông nghiệp, đây là một nhiệm vụ nặng nề đối với công tác quản lý đất đai trên địa bàn trong thời gian tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai cho thấy chất lượng bản đồđịa chính đo đạc không cao, có nhiều thiếu sót như: chỉđo bao, đo bỏ sót các khu dân cư,…dẫn đến việc cán bộ địa chính tự tiện chỉnh sửa, bổ sung bản đồ địa chính để làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây ra những sai phạm khó xử lý.
Đây là loại tài liệu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện vềđất đai và có ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Do đó đề nghị Thành phố quan tâm chỉ đạo việc đo đạc chỉnh lý bản đồđịa chính chính quy và cung cấp cho địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên.
3.2.1.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2003, hàng năm UBND huyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua và trình UBND Thành phố phê duyệt làm căn cứ thực hiện quản lý đất đai trên địa bàn.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã cũng đã được lập và phê duyệt từ năm 1995- 1999, tuy nhiên chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung theo quy định hiện hành, chủ yếu làm cơ sở cho công tác giao đất nông nghiệp theo Nghịđịnh 64 và giao đất dãn dân để làm nhà ở.
Về quy hoạch xây dựng: toàn huyện đã có quy hoạch chung xây dựng ở tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 24/2001/QĐ-UB ngày 09/5/2001 và các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 một số khu vực: thị trấn Sóc Sơn, khu du lịch Đền Sóc, cụm công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm cụm xã, các dự án nhỏ lẻ, …
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) cấp huyện đã được lập và trình UBND thành phố Hà Nội xét duyệt.
Thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã tổ chức công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với tất cả các xã trên địa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 bàn và trình thẩm định, phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, có một số bất cập: việc phê duyệt quy hoạch nông thôn mới của các xã trong điều kiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện chưa được xét duyệt, chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 các xã không phù hợp với chỉ tiêu Thành phố phân bổ trên địa bàn huyện (quy hoạch nông thôn mới đến năm 2025).
3.2.1.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
Thực hiện Nghị định số 64/CP và Nghị định số 85/NĐ-CP về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghịđịnh số 88/CP về quản lý sử dụng đất đô thị; Chỉ thị 245/TTg về việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đến năm 2010, diện tích đất của huyện đã giao, cho thuê là 30.651,34 ha đạt 100% diện tích tự nhiên, trong đó: giao đất, cho thuê đất để sử dụng là 28.507,31 ha, chiếm 93,01%; giao đất để quản lý là 2.144,03 ha, chiếm 6,99%. Cụ thể như sau:
* Giao đất, cho thuê đất để sử dụng, gồm các đối tượng:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 17.976,16 ha, chiếm 63,06%, trong đó sử dụng đất nông nghiệp là 14.583,27 ha và đất phi nông nghiệp là 3.392,89 ha.
- Các tổ chức trong nước sử dụng 10.383,04 ha, chiếm 36,42%, trong đó UBND cấp xã sử dụng 5.329,78 ha, các tổ chức kinh tế sử dụng 3.551,07 ha và các tổ chức khác sử dụng 1.502,19 ha.
- Các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh để sản xuất kinh doanh với tổng diện tích 112,20 ha.
- Cộng đồng dân cư sử dụng 35,87 ha, chủ yếu là diện tích đất công cộng (6,17 ha), đất tôn giáo tín ngưỡng 16,70 ha và đất nghĩa địa là 13 ha.
* Nhà nước giao đất để quản lý theo các đối tượng như:
- Giao cho UBND cấp xã quản lý 1.976,36 ha, trong đó có 47,08 ha đất nông nghiệp, 943,67 ha đất phi nông nghiệp (chủ yếu là giao thông và sông suối) và 751,39 ha đất chưa sử dụng.
- Cộng đồng dân cư cũng được giao quản lý 90,93 ha đất chưa sử dụng.
- Tổ chức phát triển quỹ đất được giao 11,32 ha đất để quản lý và đầu tư phát triển theo quy hoạch: xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất ở tại xã Phù Linh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 - Các tổ chức khác được giao quản lý 65,42 ha, chủ yếu là đất giao thông giao cho Hạt quản lý đường bộ.
Năm 2010 đã có 49.544 hộ gia đình, cá nhân được giao đất để sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (trong đó: 49.523 hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; 1.110 hộ gia đình, cá nhân sản xuất lâm nghiệp và 136 hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản. Tổng số hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm nhà ở là 55.559 hộ và cho thuê đất để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp chỉ có 5 hộ gia đình, cá nhân. Về số lượng tổ chức kinh tế trong nước được giao đất, cho thuê đất để sử dụng có 9 đơn vị sản xuất nông nghiệp, 78 đơn vị sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Các tổ chức khác có 5 đơn vị trong ngành nông nghiệp và 151 đơn vị được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng, chủ yếu là các đơn vị quốc phòng, giáo dục, y tế,... phục vụ mục đích công cộng. Toàn huyện hiện có 04 nhà đầu tư, chủ yếu sử dụng đất theo hình thức liên doanh để sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Trong những năm vừa qua, công tác thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa huyện đã được các cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội) được hiện theo đúng những quy định của pháp luật đất đai. UBND huyện cũng đã thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng để thực hiện công tác kiểm đếm và hỗ trợ công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tốt hơn đảm bảo đúng tiến độđề ra và giảm thiểu những thiệt hại cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt đối với các công trình lớn, công trình trọng điểm của Thành phố, như: dự án mở rộng đường băng 1B sân bay Nội Bài, Khu công nghiệp Nội Bài, sân golf Minh Trí, Quốc lộ 18, QL3 mới, cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nhà ga T2,... bên cạnh đó còn nhiều dự án khác, như: dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu đô thị mới thị trấn Sóc Sơn và xã Phù Linh, nhà máy gạch Hồng Hà, trụ sở xã Hồng Kỳ, xã Tân Hưng, Học viện Phật Giáo, các trường học và đất dãn dân.
Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng được việc xây dựng các công trình trọng điểm của Thành phố và của huyện tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư và cho các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số những tồn tại, vướng mắc trong thủ tục hành chính, trong quy hoạch chưa rõ ràng đã làm hạn chế việc thu hút đầu tư và chậm một số dự án, công trình trên địa bàn huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
3.2.1.5. Thống kê, kiểm kê đất đai; lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện các quyền của người sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, công tác kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được tiến hành 5 năm một lần vào năm 2005 và năm 2010, công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm làm cơ sở phục vụ công tác quản lý đất đai và phát triển kinh tế- xã hội của huyện, phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch của các ngành và làm cơ sở cho công tác chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân huyện, cũng như các xã.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được sự Chỉđạo của UBND thành phố Hà Nội tại Kế hoạch số 64/KH.UB ngày 22/9/2004 và hướng dẫn của Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất Hà Nội tại văn bản số 842/TNMT-NĐ ngày 27/12/2004, UBND huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo thành công việc tổng kiểm kê đất đai năm 2005, năm 2010 trên địa bàn toàn huyện và tất cả các xã, thị trấn.
Sau hơn gần 10 năm tổ chức thực hiện Nghị định số 64/CP của Chính phủ ngày 27/9/1993 về việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch. Tổng số hộđã được giao đất nông nghiệp trên địa bàn là 43.859 hộ, trong đó đã giao ở ngoài thực địa là 42.575 hộ, tổng số hộ đã cấp giấy chứng nhận là 41.505 hộ, đạt 93,23%, số diện tích đã cấp giấy là 10.728 ha.
Kết quả thực hiện Nghịđịnh số 60/CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị (Thị trấn Sóc Sơn): tổng số hộđã kê khai cấp giấy chứng nhận là 679 hộ, trong đó đã cấp được cho 670 hộ, đạt 98,67% theo số hộ.
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở nông thôn và đất ao, vườn liền kề: thực hiện Quyết định số 65/QĐ-UB, nay là Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005 và Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 27/7/2005 của UBND Thành phố: tổng số hộ đã kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn là 52.098 hộ, trong đó đến nay số hộđã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 36.038 hộ, đạt 69,17%. Tiếp tục thực hiện kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 hoạch của Thành phố, UBND huyện đã chỉđạo việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận trên địa bàn 26/26 xã, thị trấn với kết quả là đã xét duyệt được tổng số 15.372 hồ sơ, năm 2010 đã tổ chức xét duyệt được 1.916 hồ sơ và tổ chức thống kê, phân loại 6.936 hồ sơ bất khả kháng chưa được xét cấp giấy chứng nhận để tổng hợp báo cáo, đề xuất Thành phố hướng xử lý.
Nhìn chung, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ởđô thị trên địa bàn đã cơ bản hoàn thành, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn đã được chỉđạo và đã đi vào nề nếp.
3.2.1.6. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vềđất đai
Trong những năm qua, công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra cũng được chỉđạo thực hiện khi có hiện tượng vi phạm ở cơ sở có đơn thư phản ánh. UBND huyện cũng thường xuyên chỉđạo các phòng, ban chức năng như: Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Nhà nước huyện, Thanh tra Xây dựng phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm về sử dụng đất trên địa bàn.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều dạng vi phạm, chủ yếu là xây dựng nhà ở, lều quán trên đất nông nghiệp ven các đường quốc lộ, trục giao thông chính, san lấp ao, hồ.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện quan tâm, chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn giải quyết ngay từ cơ sởđể thực hiện công tác hoà giải.