II. PHẦN CẦU HỎI:
3.6.3 Phương hướng hoạt động
Chủ trương hàng đầu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, nên công ty sẽ giảm tối đa chi phí và tăng doanh thu bán hàng.
Phòng kinh doanh đề xuất ra nhiều phương hướng kinh doanh mới, nhằm thu hút khách hàng mới và tạo lòng tin ở khách hàng cũ.
54
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN CAO THIÊN VŨ
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
a. Chứng từ và sổ sách
Các chứng từ dùng để hạch toán kế toán doanh thu bán hàng mà Công ty sử dụng gồm có: biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành, hợp đồng đã kí kết, phiếu thu, hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT).
Từ những chứng từ, hóa đơn trên Công ty tiến hành ghi sổ nhật ký chung và những sổ cái các tài khoản có liên quan, sổ chi tiết.
b. Luân chuyển chứng từ
Lưu đồ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng được trình bày cụ thể ở phụ lục 3.1
* Giải thích lưu đồ luân chuyển chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán doanh thu bán hàng: Khi kế toán thanh toán nhận được biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành đã ký xác nhận do giám đốc gửi xuống, thì kế toán thanh toán sẽ lập hóa đơn GTGT gồm 3 liên, liên thứ nhất lưu tại bộ phận cùng với biên bản nghiệm thu công trình đã hoàn thành, liên 2 giao cho khách hàng, liên còn lại chuyển cho kế toán tổng hợp dùng làm căn cứ để ghi sổ nhật ký chung.
Kế toán tổng hợp khi nhận được liên 3 hóa đơn GTGT, thì tiến hành nhập liệu vào phần mềm để lập sổ nhật ký chung trên phần mềm, từ sổ nhật ký chung đã được lập tiến hành thực hiện ghi sổ chi tiết và sổ cái. Sau khi nhập liệu để ghi sổ, kế toán tổng hợp chuyển liên 3 hóa đơn GTGT cho kế toán thuế.
Khi kế toán thuế nhận được liên 3 hóa đơn GTGT tiến hành kiểm tra các thông tin trên hóa đơn và nhập liệu vào phần mềm kê khai thuế, sau đó kê khai thuế GTGT.
Các hóa đơn, chứng từ được tổ chức lưu trữ theo quy định. Sổ kế toán chi tiết, sổ cái, báo cáo được in vào cuối kỳ kế toán.
55
* Nhận xét lưu đồ
- Ưu điểm
+ Từ quy trình luân chuyển trên ta có thể nhận thấy công ty có mở sổ chi tiết các tài khoản để kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty dễ dàng theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, giải quyết kịp thời những sai sót.
+ Các chứng từ được luân chuyển cho từng bộ phận cụ thể, phù hợp với chuyên môn của từng nhân viên giúp đảm bảo tính chính xác trong từng nghiệp vụ.
+ Có sự phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán, có sự tách biệt giữa người lập hóa đơn và người ghi sổ tránh được rủi ro lập hóa đơn khống, lập hóa đơn cho những khách hàng không có thực, sai thông tin trên hóa đơn.
- Nhược điểm
+ Tuy nhiên, việc đối chiếu lẫn nhau giữa các hóa đơn, chứng từ giữa các bộ phận vẫn chưa thực sự chặt chẽ, điều này có thể dẫn đến có một số rủi ro xảy ra như: người lập chứng từ ghi sổ có thể ghi sai thông tin số tiền trên hóa đơn, lập hóa đơn nhiều lần từ đó dẫn đến ghi nhận sai doanh thu.
+ Rủi ro trong quá trình nhập liệu: nhập sai, thiếu thông tin trên hóa đơn, hệ thống có thể ghi nhận dữ liệu không đầy dủ, chính xác.
c. Các nghiệp vụ phát sinh
(1) Ngày 07/03/2014, Thu tiền đợt 1 theo hợp đồng số 01/03/2014, được ký ngày 05/03/2014, số tiền 23.272.727 đồng, VAT 10% là 2.327.273 đồng, tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 25.600.000 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu thu số T01 ở phụ lục 1. Hóa đơn VAT số 0000001 ở phụ lục 1.
(2) Ngày 10/03/2014, Thu tiền còn lại của hợp đồng số 01/03/2014, được ký ngày 05/03/2014, số tiền 23.377.272 đồng, VAT 10% là 2.337.728 đồng, tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 25.715.000 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu thu số T02 ở phụ lục 1. Hóa đơn VAT số 0000002 ở phụ lục 1.
(3) Ngày 12/03/2014, Thu tiền theo phụ lục của hợp đồng số 01/03/2014, được ký ngày 05/03/2014, số tiền 4.850.000 đồng, VAT 10% là 485.000 đồng, tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 5.335.000 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu thu số T03 ở phụ lục 1. Hóa đơn VAT số 0000003 ở phụ lục 1.
56
(4) Ngày 24/03/2014, Thu tiền gia công lỗ trên thanh nhựa của Công ty TNHH KUMO Việt Nam, số tiền 7.181.818 đồng, VAT 10% là 718.182 đồng, tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 7.900.000 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu thu số T04 ở phụ lục 1. Hóa đơn VAT số 0000004 ở phụ lục 1.
d. Thực hiện kế toán chi tiết
Kế toán không có mở các sổ chi tiết để theo dõi từng loại doanh thu của Công ty nên bài không thực hiện kế toán chi tiết về phần này.
e. Thực hiện kế toán tổng hợp
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Khi phát sinh thu tiền của khách hàng theo hợp đồng, kế toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên (liên 1 lưu, liên 2 giao khách hàng, liên 3 luân chuyển nội bộ). Sau đó căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng để lập phiếu thu và ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó tiến hành ghi vào sổ cái TK 511. Sổ nhật ký chung được trình bày cụ thể ở phụ lục 3. Sổ cái TK 511 được trình bày cụ thể ở phụ lục 4.
* Nhận xét
Nhận xét chứng từ: Hóa đơn giá trị gia tăng là mẫu chứng từ bắt buộc. Công ty sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo mẫu số 01GTKT3/001 theo đúng quy định của Bộ tài chính. Các thông tin trên hóa đơn được điền tương đối đầy đủ, chính xác và hợp lý. Hóa đơn có xác nhận của công ty. Tuy nhiên lại thiếu phần xác nhận chữ ký của khách hàng vào hóa đơn. Phiếu thu của công ty được lập theo mẫu số 01-TT của Bộ Tài Chính. Hình thức của chứng từ tuân thủ theo quy định, công ty không thêm hoặc bớt khoản mục nào. Chứng từ có tính hợp pháp và hợp lý, có đầy đủ xác nhận giữa các đối tượng có liên quan. Thông tin trên chứng từ được cung cấp đầy đủ: ngày tháng chứng từ, nội dung chi, đối tượng nhận tiền, số tiền. Chứng từ sau khi hạch toán được lưu trữ để làm căn cứ đối chiếu khi cần thiết.
Nhận xét sổ sách: Sổ chi tiết TK 111 của công ty được lập theo mẫu số S07-DN, sổ cái của công ty được lập theo mẫu S03b-DN và sổ nhật ký chung của công ty được lập theo mẫu S03a-DN. Hình thức của sổ sách tuân thủ theo quy định của bộ Tài chính, công ty không thêm hoặc bớt khoản mục nào. Sổ sách có tính hợp pháp và hợp lý, có đầy đủ xác nhận giữa các đối tượng có liên quan. Thông tin trên chứng từ được cung cấp đầy đủ.
57
4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán
a. Chứng từ và sổ sách
Công ty sử dụng các chứng từ như phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, phiếu xuất kho, bảng lương, bảng kê chi phí sản xuất chung, phiếu tính giá thành để hạch toán kế toán giá vốn hàng bán.
Cùng với đó là sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan, sổ chi tiết được ghi sổ từ những chứng từ, hóa đơn trên.
b. Luân chuyển chứng từ
Lưu đồ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán giá vốn hàng bán được trình bày cụ thể ở phụ lục 3.2
* Giải thích lưu đồ luân chuyển chứng từ
Kế toán vật tư khi nhận được phiếu yêu cầu nguyên vật liệu đã ký duyệt do đội thi công gửi đến tiến hành lập phiếu xuất kho thành 3 liên, gửi liên 1 và liên 2 cho bộ phận kho để xuất kho nguyên liệu, liên còn lại gửi cho kế toán tổng hợp, đồng thời lưu lại phiếu yêu cầu nguyên vật liệu tại bộ phận.
Khi kế toán tổng hợp nhận được liên 3 phiếu xuất kho từ kế toán vật tư chuyển sang, cùng với bảng thanh toán tiền lương do kế toán lương và bảng kê chi phí sản xuất chung do kế toán TSCĐ gửi đến (vào cuối kỳ), thì kế toán tổng hợp sẽ tiến hành nhập liệu các chứng từ này vào phần mềm kế toán, lập sổ nhật ký chung, đồng thời phần mềm sẽ tự động tính giá thành công trình hoàn thành dựa vào các số liệu đã nhập, kết chuyển ra phiếu tính giá thành công trình hoàn thành. Căn cứ phiếu tính giá thành và sổ nhật ký chung, tiến hành thực hiện ghi sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản liên quan.
Các hóa đơn, chứng từ được tổ chức lưu trữ theo quy định. Sổ kế toán chi tiết, sổ cái, báo cáo được in vào cuối kỳ kế toán.
* Nhận xét lưu đồ
- Ưu điểm
+ Các chứng từ của công ty đều được phản ánh và thực hiện nhập liệu ghi chép và mở sổ chi tiết, sổ cái theo quy định, các chứng từ được luân chuyển theo trình tự.
+ Các phiếu xuất kho nguyên liệu sử dụng cho thi công công trình đều dựa vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu đã được ký duyệt để làm căn cứ xuất kho. Tránh được tình trạng xuất kho nguyên vật liệu sử dụng không đúng mục đích, gây lãng phí.
58
+ Có sự phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán với nhau. + Các chứng từ, sổ sách đều được tổ chức lưu trữ, bảo quản theo quy định và được in khi cần thiết.
- Nhược điểm
+ Do tính chất là công ty xây dựng, nên khi thực hiện xong một công trình hoặc một hạng mục của công trình mới tính giá thành và kết chuyển sang giá vốn nên hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn thường dồn vào cuối kỳ mới hạch toán.
+ Các chứng từ ghi sổ đều được lập trên phần mềm dễ dẫn đến sai sót do nhập sai hoặc nhập thiếu các hóa đơn, chứng từ.
+ Chưa có sự so sánh, đối chiếu giữa các chứng từ trước khi nhập liệu vào phần mềm sẽ ảnh hưởng đến các số liệu bị sai khi kết chuyển giá vốn.
c. Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày 31/03/2014, Kết chuyển giá thành xây dựng vào giá vốn hàng bán của Công ty tháng 03, số tiền là 23.472.727 đồng. Bao gồm các chứng phiếu hạch toán số PHT01 ở phụ lục 1.
d. Thực hiện kế toán tổng hợp
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Khi tiến hành kết chuyển giá thành xây dựng vào giá vốn hàng bán của Công ty, căn cứ vào các phiếu hạch kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó ghi vào sổ cái TK 632. Sổ nhật ký chung được trình bày cụ thể ở phụ lục 3. Sổ cái TK 632 được trình bày cụ thể ở phụ lục 4.
* Nhận xét
Nhận xét chứng từ: Phiếu hạch toán do công ty tự thiết kế mẫu. Hình thức của chứng từ tuân thủ theo quy định, các thông tin trên hóa đơn được điền tương đối đầy đủ, chính xác và hợp lý.
Nhận xét sổ sách: Sổ cái của công ty được lập theo mẫu S03b-DN và sổ nhật ký chung của công ty được lập theo mẫu S03a-DN. Hình thức của sổ sách tuân thủ theo quy định của bộ Tài chính, công ty không thêm hoặc bớt khoản mục nào. Sổ sách có tính hợp pháp và hợp lý, có đầy đủ xác nhận giữa các đối tượng có liên quan.
59
4.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
a. Chứng từ và sổ sách
Các chứng từ dùng để hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp mà Công ty sử dụng gồm có: hóa đơn GTGT, phiếu chi, bảng lương, bảng khấu hao, bảng kê chi phí, các hóa đơn dịch vụ.
Từ những chứng từ, hóa đơn trên Công ty tiến hành ghi sổ nhật ký chung và những sổ cái các tài khoản có liên quan, sổ chi tiết.
b. Luân chuyển chứng từ
Lưu đồ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được trình bày cụ thể ở phụ lục 3.3
* Giải thích lưu đồ luân chuyển chứng từ
Khi phát sinh các hóa đơn, chứng từ, bảng phân bổ lương, khấu hao kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi thành 3 liên, liên 1 lưu tại bộ phận, liên 3 giao cho người nhận tiền, liên 2 chuyển cho thủ quỹ nhập liệu và ghi nhận vào sổ quỹ, sau đó thủ quỹ chuyển liên 2 phiếu chi cho kế toán tổng hợp. Các hóa đơn, chứng từ, bảng phân bổ lương, khấu hao thì được chuyển sang kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp khi nhận được các hóa đơn, chứng từ, bảng phân bổ lương, khấu hao do kế toán thanh toán chuyển sang thì đối chiếu với liên 2 phiếu chi do thủ quỹ chuyển sang, sau đó tiến hành ghi sổ nhật ký chung, phần mềm sẽ xử lý ghi nhận vào sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản liên quan.
Tổ chức lưu trữ chứng từ sau khi ghi sổ nhằm làm căn cứ đối chiếu khi có sai sót. Sổ kế toán chi tiết, sổ cái, báo cáo được in vào cuối kỳ kế toán.
* Nhận xét lưu đồ luân chuyển chứng từ
- Ưu điểm
+ Qua lưu đồ luân chuyển chứng từ ta thấy có sự phân chia trách nhiệm giữa các nhân viên kế toán với nhau nhằm đảm bảo tính khách quan trong công việc.
+ Chứng từ được lập đúng quy định, luân chuyển hợp lý giữa các nhân viên. Công ty có mở sổ chi tiết các tài khoản tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý sổ sách kế toán.
+ Có sự đối chiếu giữa các chứng từ, hóa đơn với nhau. - Nhược điểm
60
+ Tuy nhiên việc kiểm tra chứng từ vẫn chưa chặt chẽ, có thể gặp phải một số rủi ro.
+ Không kiểm tra tính hợp lý, chính xác của hóa đơn dẫn đến lập phiếu chi cho những khoản chi phí không hợp lệ điều này làm cho việc ghi nhận sai chi phí, mất tiền của đơn vị.
+ Sai sót trong nhập liệu, ghi sổ sẽ làm ảnh hưởng đến kết chuyển chi phí xác định kết quả kinh doanh.
c. Các nghiệp vụ phát sinh
(1) Ngày 02/03/2014, Chi mua sách Chính sách Thuế 2014 của Pháp luật lý luận văn hóa Việt Nam, số tiền 325.000 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt. Bao gồm các chứng từ phiếu chi số C01 ở phụ lục 1. Hóa đơn bán hàng số 0033135 của Pháp luật lý luận văn hóa Việt Nam ở phụ lục 1.
(2) Ngày 21/03/2014, Chi thanh toán cước điện thoại, internet cho chi nhánh Công ty cổ phần viễn thông FPT, số tiền 464.000 đồng, VAT 10% là 46.400 đồng, tổng tiền thanh toán bằng tiền mặt là 510.400 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu chi số C02 ở phụ lục 1. Hóa đơn VAT số 0531549 của chi nhánh Công ty cổ phần viễn thông FPT ở phụ lục 1.
(3) Ngày 31/03/2014, Chi nộp thuế môn bài 2014 vào ngân sách Nhà nước, bằng tiền mặt, số tiền 1.000.000 đồng. Bao gồm các chứng từ phiếu chi số C03 ở phụ lục 1. Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số 4130858 ở phụ lục 1.
(4) Ngày 28/05/2014, Chi dịch vụ chứng thực chữ ký số từ ngày 16/05/2014 đến 15/02/2018, chi bằng tiền mặt, số tiền là 2.000.000 đồng,