II. PHẦN CẦU HỎI:
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán
3.4.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: là người có quyền điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính, có chức năng tổ chức công tác kế toán, tổ chức hình thức hạch toán, kiểm tra các chứng từ thu chi thanh toán, đồng thời phối hợp với kế toán tổng hợp làm công tác tổng hợp quyết toán, lập báo cáo quyết toán cuối năm.
- Kế toán tổng hợp: là người có trách nhiệm hướng dẫn tổng hợp, phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, lập sổ sách kế toán cho từng bộ phận của kế toán viên và làm công tác trực tiếp tổng hợp quyết toán lập báo cáo.
- Kế toán mua bán hàng: là người có trách nhiệm theo dõi hàng hóa của công ty, ghi chép sổ sách các chứng từ đầu vào và đầu ra của công ty.
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
VÀ TIỀN LƯƠNG THỦ QUỸ
45
- Kế toán công nợ và tiền lương: theo dõi các khoản công nợ, các khoản thu chi tạm ứng, hoàn ứng cho các bộ phận công ty.
- Thủ quỹ: là người có trách nhiệm theo dõi tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng của công ty, lập báo cáo về quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay của ngân hàng.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
a. Chế độ kế toán
- Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến hết 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung.
- Tài khoản: sử dụng bảng hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính. - Nguyên tác đánh giá hàng tồn kho: giá mua thực tế.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: thực tế đích danh. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): giá mua thực tế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
b. Hình thức ghi sổ kế toán
Hình thức nhật ký chung gồm có các sổ sách kế toán chủ yếu sau đây: - Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái.
46
Ghi chú: Ghi trong ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Sách chế độ kế toán doanh nghiệp - quyển 2, 2013
Hình 3.3 Sơ đồ kế toán nhật ký chung
Sổ nhật ký chung (còn gọi là nhật ký tổng quát) là sổ kế toán căn bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản của các nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi vào sổ cái.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu của sổ cái cuối tháng được
SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
47
dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và từ đó ghi vào bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Sổ nhật ký đặc biệt (còn gọi là nhật ký chuyên dùng) được sử dụng trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, nếu tập trung ghi cả vào nhật ký chung thì sẽ có trở ngại về nhiều mặt, cho nên phải mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. Khi dùng sổ nhật ký đặc biệt thì chứng từ gốc trước hết được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt. Sau đó, định kỳ hoặc cuối tháng, tổng hợp số liệu của sổ nhật ký đặc biệt ghi một lần vào sổ cái.
Ngoài sổ nhật ký đặc biệt, tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tài sản hoặc từng loại nghiệp vụ như tài sản cố định, vật liệu, hàng hóa, thành phẩm, chi phí sản xuất, người ta phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. Đây là loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác kiểm tra và phân tích. Khi mở các sổ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ kế toán chi tiết, cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số kế toán phân loại chung.
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức nhật ký chung như sau: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Trường hợp dùng sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, định kỳ hoặc cuối tháng tổng hợp các nghiệp vụ trên sổ nhật ký đặc biệt và lấy số liệu tổng hợp ghi một lần vào sổ cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp. Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì, sau khi ghi sổ nhật ký, phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, bảng cân đối phát sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
3.4.3 Phương pháp kế toán
a. Phương pháp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế.
48
Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán.
b. Phương pháp tính giá
Đây là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại tài sản như: tài sản cố định, hàng hoá, vật tư, sản phẩm và lao vụ.
Phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, xác định giá trị của từng loại tài sản của đơn vị thông qua việc mua vào, nhập góp vốn, được cấp, được tài trợ hoặc sản xuất ra theo nguyên tắc nhất định.
c. Phương pháp đối ứng tài khoản
Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh vào trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp đối ứng tài khoản được hình thành bởi cặp phương pháp tài khoản và ghi sổ kép. Trong đó:
- Phương pháp tài khoản: Là phương pháp phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế, nhằm theo dõi tình hình biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, từng nội dung thu, chi... trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phương pháp ghi sổ kép: Là phương pháp phản ánh sự biến động của các đối tượng kế toán, theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong mối liên hệ khách quan giữa chúng, bằng cách ghi số tiền kép (một số tiền ghi 2 lần) vào các tài khoản kế toán liên quan.
d. Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định bằng cách lập các báo cáo có tính tổng hợp và cân đối như: bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
49
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC NĂM 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 2011, 2012, 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 2011, 2012, 2013
Qua bảng 3.1 trang 50, có thể khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cao Thiên Vũ qua ba năm hoạt động kinh doanh là có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần qua ba năm. Bên cạnh đó, tốc độ của tổng doanh thu và tổng chi phí từ hoạt động knh doanh có sự biến động qua ba năm. Ta thấy, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khá biến động và tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 giảm 340.277.794 đồng tương đương với giảm 72,8% so với năm 2011, đến năm 2013 thì tăng 26.861.969 đồng tương đương với tăng 21,1% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh biến động mạnh và tăng giảm qua ba năm là do Công ty hoạt động bên lĩnh vực xây dựng nhà và cung cấp thiết bị xây dựng, mà ngành xây dựng trong nhiều năm qua có nhiều sự thay đổi và đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh phát triển của ngành nên việc doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty có sự thay đổi lớn qua ba năm là đều dễ hiểu.
Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh qua ba năm có nhiều biến động thì tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh cũng tăng giảm mạnh qua ba năm. Cụ thể, năm 2012 giảm 350.961.357 đồng tương đương giảm 75,9% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, cùng với sự tăng của tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh cũng tăng, cụ thể tăng 25.397.324 đồng tương đương tăng 22,8% so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do chi phí giá vốn của Công ty luôn biến động và thay đổi phụ thuộc vào thị trường. Từ việc nhìn nhận tổng doanh thu, tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh trên có nhiều biến động qua ba năm nhưng tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng đều qua ba năm, nói cách khác là Công ty đan hoạt động có lãi. Cụ thể, năm 2012 tăng 8.012.672 đồng tương đương tăng 218,5% so với năm 2011, năm 2013 tăng nhưng không cao 1.098.484 đồng tương đương tăng 9,4% so với năm 2012.
Nhìn chung qua đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mặc dù doanh thu và chi phí có nhiều biến động nhưng lợi nhuận vẫn được duy trì có lãi, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong tình hình kinh doanh hiện nay thì công ty còn phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng mới, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường thì việc kinh doanh của Công ty mới ngày càng phát triển và duy trì được lợi nhuận có lãi.
50
Bảng 3.1 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2011, 2012, 2013
Đơn vị tính: đồng Năm STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % 1 Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 467.381.157 127.103.363 153.965.332 (340.277.794) (72,8) 26.861.969 21,1 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 467.381.157 127.103.363 153.965.332 (340.277.794) (72,8) 26.861.969 21,1 2 Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh 462.491.016 111.529.659 136.926.983 (350.961.357) (75,9) 25.397.324 22,8 - Giá vốn hàng bán 424.813.016 74.204.659 85.047.020 (350.608.357) (82,5) 10.842.361 14,6 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 37.660.000 37.325.000 51.879.963 (335.000) (0,9) 14.554.963 39,0 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.890.141 15.573.704 17.038.349 10.683.563 218,5 1.464.645 9,4 4 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.890.141 15.573.704 17.038.349 10.683.563 218,5 1.464.645 9,4 5 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.222.535 3.893.426 4.259.587 2.670.891 218,5 366.161 9,4 6 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.667.606 11.680.278 12.778.762 8.012.672 218,5 1.098.484 9,4
51
3.5.2 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu các năm 2012, 2013, 2014
So với bảng 3.1 trang 50, khái quát tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2011, 2012, 2013 có nhiều thay đổi thì ở bảng 3.2 trang 52, khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 có nhiều sự biến động lớn, đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của Công ty, cụ thể như sau:
Về tình hình tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh 52.757.020 đồng tương đương tăng 643,9% so với 6 tháng đầu năm 2012, nhưng bước sang 6 tháng đầu năm 2014 thì tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh lại giảm nhẹ 2.268.183 đồng tương đương 3,7% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Về tình hình tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2013 cùng với việc doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng theo 37.689.182 đồng tương đương tăng 195,0% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhưng chi phí từ hoạt động kinh doanh có sự giảm mạng vào 6 tháng đầu năm 2014, giảm 8.752.455 đồng tương đương giảm 15,4% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Về tình hình tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự thay đổi khá lớn. Từ việc lỗ 11.132.020 đồng vào 6 tháng đầu năm 2012 nhưng so với 6 tháng đầu năm 2013 thì lãi 2.951.863 đồng, tăng 15.067.838 đồng tương đương tăng 126,5%. Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty vào 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng 5.175.807 đồng tương đương tăng 175,3% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Ta thấy lợi nhuận của Công ty từ lỗ ở 6 tháng đầu năm 2012 thì ở 6 tháng đầu của các năm 2013, 2014 đã có lãi. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí chậm hơn so với tối độ tăng của doanh thu vào 6 tháng đầu năm 2013. Tuy ở 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu và chi phí đều giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 nhưng lợi nhuận Công ty vẫn là lãi, vì tốc độ giảm của doanh thu chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí.
Nhìn chung khi phân tích, so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014 với nhau, ta thấy được sự biến động khá lớn, đặc biệt là lợi nhuận, một dấu hiệu rất khả quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nó cho thấy rõ chủ trương hàng đầu của Công ty là tối đa hóa lợi nhuận.
52
Bảng 3.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: đồng
STT Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
2012 2013 2014
Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2014/2013 Giá trị % Giá trị % 1 Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 8.192.980 60.950.000 58.681.817 52.757.020 643,9 (2.268.183) (3,7) - Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ 8.192.980 60.950.000 58.681.817 52.757.020 643,9 (2.268.183) (3,7) 2 Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh 19.325.000 57.014.182 48.261.727 37.689.182 195,0 (8.752.455) (15,4) - Giá vốn hàng bán 3.277.192 21.380.000 18.432.727 18.102.808 552,4 (2.947.273) (13,8) - Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.047.808 35.634.182 29.829.000 19.586.374 122,1 (5.805.182) (16,3) 3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (11.132.020) 3.935.818 10.420.090 15.067.838 135,4 6.484.272 164,8