II. PHẦN CẦU HỎI:
2.1.3.3 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ - Các khoản giảm trừ doanh thu (2.1)
32 Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trị vốn hàng bán (2.2) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính (2.3) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp (2.4)
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác (2.5) Từ các chỉ tiêu kinh tế về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác của công ty thì cuối kỳ tổng hợp lại để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác (2.6) Chi phí thuế TNDN hiện hành = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế x Thuế suất thuế TNDN (2.7) Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế TNDN hiện hành (2.8) 2.1.3.4 Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng là: Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
* Bên Nợ:
- Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển lãi.
33
* Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết chuyển lỗ.
* Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
2.1.3.5 Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ (trích Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC).
Báo cáo tài chính năm bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DN.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03 – DN.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DN.
2.1.3.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp
Sơ đồ hạch toán tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh được trình bày như sau:
632, 635 511, 512 641, 642, 811 911 515, 711 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu
8211, 8212 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển khoản giảm chi hiện hành và hoãn lại phí thuế TNDN hoãn lại
421 Kết chuyển lãi
Kết chuyển lỗ
Nguồn: Sách chế độ kế toán doanh nghiệp - quyển 2, 2013
34
2.1.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.4.1 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
a. Phân tích doanh thu * Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kình doanh phát sinh từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào.
+ Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài sản cố định.
- Doanh thu hoạt động tài chính: phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi do bán ngoại tệ.
- Thu nhập khác: phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước hoàn lại.
* Phân tích doanh thu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều gốc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường.
35
b. Phân tích chi phí * Khái niệm
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hoa phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến động của các loại chi phí sau: Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp gồm các chi phí như chi phí nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng.
* Phân tích chi phí
Đối với những nhà quản lý thì các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc rằng phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu và cũng có thể biết với tình trang chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa, hòa vốn, hoặc nếu lỗ thì tại mức sản lượng nào là lỗ ít nhất.
Việc tính toán đún, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra.
c. Phân tích lợi nhuận * Khái niệm
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc
36
vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp.
* Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có qua phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa quan trong đó nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:
- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp. - Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận.
- Đề ra những biện pháp khai thác khả năng tiềm tang của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
Phương pháp phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp:
- So sánh lợi nhuận giữa thực hiện với kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp.
- So sánh lợi nhuận giữa kỳ thực hiện với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
37
Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.4.2 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lời
a. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.
Công thức hóa, ta sẽ có:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân tổng giá trị tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ.
Công thức hóa, ta sẽ có:
Lợi nhuận ròng sau thuế kỳ này Tổng giá trị vốn chủ sở hữu kỳ này
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương là công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
x 100% (2.9) ROA =
38
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
c. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Công thức tính tỷ số này như sau:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
2.1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Trong qua trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là:
- Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi hay lỗ ở mức nào. Sản phẩm phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn.
- Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, gái vốn, thuế rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hóa kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
39
- Giá vốn hàng bán: giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả chi phí bảo hành, sửa chữa như (chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí dùng trong bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá bán sản phẩm: trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thõa đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hóa bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại.
- Thuế suất: thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Hoàng Thanh Trúc (2012) nghiên cứu đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Cửu Long”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cửu Long. Tác giả đã thu thập các chứng