Mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân để cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Với số lượng khách hàng cá nhân vay vốn chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số khách hàng cá nhân có tại Ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu ở mức khá thấp thì ngoài các đối tượng khách hàng truyền thống mà Ngân hàng cho vay tín chấp như các cán bộ công nhân viên chức, quân nhân, cán bộ nhân viên làm việc tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể mở rộng cho vay tín chấp đối với các đối tượng khách hàng làm việc ở các công ty ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có thể cho vay các tiểu thương, công nhân, các hộ sản xuất có thu nhập hàng tháng ổn định có khả năng chi trả khoản vay nhưng không có đủ TSĐB. Hiện nay, nhiều cán bộ tín dụng chỉ tập trung vào việc chú trọng vào TSĐB là chính mà quên rằng các khoản vay được trả chủ yếu bằng chính dòng tiền tạo ra từ thu nhập, hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tài sản thế chấp. TSĐB chỉ là nguồn đảm bảo cuối cùng khi khách hàng gặp rủi ro không trả được nợ. Nếu chỉ quan tâm đến TSĐB thì có thể Ngân hàng sẽ mất đi một lượng lớn khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh, các khách hàng cá nhân có tiềm năng và thay vào đó là các khách hàng xấu, tiềm ẩn rủi ro cao.

Ngoài ra, với các sản phẩm hiện có của Ngân hàng trên thị trường, Ngân hàng nên có các chính sách nhằm hoàn thiện các sản phẩm để thu hút hơn nữa các đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ như đối với các sản phẩm cho vay mua xe ô tô, cần mở rộng ra mua xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải…; đối với cho vay mua nhà, Ngân hàng cần cải tiến việc cho vay mua nhà không thuộc dự án hoặc các khách hàng vay không cần phải sử dụng sản phẩm tiết kiệm tích lũy an cư của Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý để giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng trong việc nhận tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)