Theo bản chất thì hoạt động của NHTM tương tự như một doanh nghiệp bình thường, hoạt động vì mục đích lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu (VCSH) và có bộ máy tổ chức để quản lý hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Nhưng NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa mà nó góp phần phát triển nền kinh tế thông qua hoạt động cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, là trung gian tài chính (Thái Văn Đại, 2012).
NHTM kinh doanh hàng hóa đặc biệt là tiền tệ và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay từ công chúng và thị trường. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì vốn là yếu tố quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động vốn từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế là chủ yếu, đây là nơi cung cấp vốn lớn và khá ổn định cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động này giúp cho ngân hàng bù đắp những thiếu hụt trong thanh toán và tăng nguồn vốn để hoạt động.
Nguồn vốn được phân tích trong bài là từ hai nguồn cơ bản: vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó nguồn vốn huy động của Ngân hàng được hình thành từ tiền gửi của TCKT và tiền gửi của cá nhân; vốn điều chuyển là nguồn vốn mà Ngân hàng vay từ hội sở.
Từ khi thành lập đến nay, tình hình nguồn vốn của OceanBank Cần Thơ luôn ổn định và tăng trưởng qua các năm. Trong 3 năm 2011-2013, nguồn vốn của OceanBank Cần Thơ tăng dần. Tốc độ tăng này được giữ vững đến 6 tháng đầu năm 2014. Những năm gần đây, bắt đầu từ năm 2013 trở đi, tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn khá mạnh (trên 100%), cụ thể là năm 2013 tăng trưởng 113,92% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 78,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu vốn thì nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn và là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng.
Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014:
24
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2011-2013 và 6 tháng 2014. ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Cần Thơ.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012-2011 2013-2012 6T/2013-6T/2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 144.376 179.942 289.298 194.664 313.161 35.566 24,63 109.356 60,77 118.497 60,87 Vốn điều chuyển 635 773 97.281 51.618 126.717 138 21,73 96.508 12.484,86 75.099 145,49 Tổng 145.011 180.715 386.579 246.282 439.878 35.704 24,62 205.864 113,92 193.596 78,61
25
Trong năm 2012, các nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên tương đối đồng đều. Nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn, vốn điều chuyển chiếm rất thấp chỉ khoảng 0,4% cho thấy rằng Ngân hàng đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác huy động vốn, Ngân hàng đã xây dựng nhiều chính sách với nhiều sản phẩm hấp dẫn thu hút khách hàng. Sang đến năm 2013 thì nguồn vốn của tiếp tục tăng mạnh đến 113,92% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng khá cao so với năm trước tuy nhiên tỷ trọng của vốn huy động lại giảm mạnh trong cơ cấu vốn của Ngân hàng (giảm còn 74,84%). Bên cạnh đó thì nguồn vốn điều chuyển lại tăng lên mạnh mẽ gấp 125 lần so với năm 2012 làm cho tỷ trọng tăng lên khá cao. Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn tại Chi nhánh là do trong năm 2013, với các đợt giảm mạnh lãi suất trần của NHNN đã dẫn đến tình hình cho vay tại Chi nhánh tăng lên khá đáng kể. Song song với việc doanh số cho vay tăng lên mạnh mẽ thì nguồn lợi nhuận thu được trong thời gian này giảm khá nhiều so với những năm trước đó do lãi suất cho vay giảm khá nhanh làm cho lợi nhuận thu được của Ngân hàng giảm mạnh. Để đảm bảo khả năng hoạt động của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho khách hàng nên Ngân hàng đã vay vốn từ hội sở làm cho nguồn vốn điều chuyển trong năm tăng khá cao.
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Cần Thơ trong từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014
ĐVT: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Vốn huy động 99,56 99,57 74,84 79,04 71,19 Vốn điều chuyển 0,44 0,43 25,16 20,96 28,81
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Cần Thơ.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong thời gian này cũng tăng lên đáng kể 60,87%, tương đương 118.497 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm 2014, dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng khá cao, nguồn vốn từ huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên Ngân hàng đã vay mượn thêm của hội sở nguồn vốn điều chuyển gấp 2 lần so với 6 tháng đầu năm 2013, nâng tỷ trọng lên 28,81% trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Sự gia tăng từ nguồn vốn điều chuyển tuy có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động của Ngân hàng nhưng đây là vốn vay mượn nên bên cạnh sự đảm bảo khả năng hoạt động thì Ngân hàng phải trả một khoảng lãi khá lớn. Chi phí lãi từ nguồn vốn điều chuyển có lãi suất tương đối
26
cao bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận vốn và cao hơn lãi suất huy động từ khách hàng, vì vậy Ngân hàng cần xem xét thật kỹ nhằm hạn chế tối đa nguồn vốn này nhằm giảm thiểu chi phí trả lãi và thay vào đó là Ngân hàng cần có thêm các chính sách, sản phẩm để khai thác tối đa nguồn vốn huy động từ người dân trong địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm huy động từ tiền gửi
khách hàng cá nhân và tiền gửi của TCKT. Với mỗi đối tượng khác nhau Ngân hàng có những kỳ hạn cùng với mức lãi suất thích hợp để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Điều đó đã dẫn đến sự tăng lên liên tục của nguồn vốn huy động qua 3 năm 2011-2013. Trong đó tiền gửi của cá nhân và TCKT chiếm tỷ trọng tương đối ngang nhau trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng, cho thấy Ngân hàng cân bằng giữa cá nhân và TCKT và có sự phân tán rủi ro khi không tập trung khai thác một đối tượng khách hàng chuyên biệt.
Qua bảng 4.3 và 4.4 ta thấy tiền gửi của cá nhân tăng dần qua các năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2012 khi tiền gửi của TCKT sụt giảm. Sự tăng lên liên tục của tiền gửi cá nhân xuất phát từ sự gia tăng của tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ khoảng 3% trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng nhưng có sự gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Nguyên nhân là do OceanBank Cần Thơ là ngân hàng mới trong hệ thống ngân hàng ở thành phố Cần Thơ, người dân chưa biết đến nhiều và số phòng giao dịch còn khá ít nên rất khó để người dân giao dịch. Thấy được điều đó, Ngân hàng đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn như đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, tăng cường các chương trình khuyến mãi dịch vụ, nhiều chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ khả năng thanh toán của khách hàng, phối hợp với các doanh nghiệp trả lương qua thẻ, điều đó đã làm cho tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng khá cao.
Trong năm 2014, Ngân hàng triển khai thẻ Tỷ phú, áp dụng công nghệ hiện đại và sáng tạo mở thẻ chỉ với 1 tin nhắn đã hấp dẫn một lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán làm cho khoản mục tiền gửi không kỳ hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xây dựng các chính sách với nhiều sản phẩm và lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng làm cho vốn huy động tăng cao trong đó nguồn vốn từ dân cư đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao.
27
Bảng 4.3: Tình hình vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Cần Thơ giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của TCKT 82.347 57,04 79.015 43,91 142.965 49,42 (3.332) (4,05) 63.950 80,93 - Tiền gửi không kỳ hạn 52.047 36,05 44.748 24,87 87.692 30,31 (7.299) (14,02) 42.944 95,97 - Tiền gửi có kỳ hạn 30.300 20,99 34.267 19,04 55.273 19,11 3.967 13,09 21.006 61,30 Tiền gửi cá nhân 62.029 42,96 100.927 56,09 146.333 50,58 38.898 62,71 45.406 44,99 - Tiền gửi không kỳ hạn 3.521 2,44 6.229 3,46 8.774 3,03 2.708 76,91 2.545 40,86 - Tiền gửi có kỳ hạn 58.508 40,52 94.698 52,63 137.559 47,55 36.190 61,85 42.861 45,26 Tổng 144.376 100,00 179.942 100,00 298.298 100,00 35.566 24,63 109.356 60,77
28
Ngoài ra, trong thời gian này nền kinh tế nói chung vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên tốc độ tăng trưởng còn khá chậm, các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng còn tồn đọng nhiều rủi ro nên đa số người dân với tâm lý lo ngại rủi ro đã chọn ngân hàng là kênh đầu tư an toàn nhất và OceanBank Cần Thơ đã đưa ra các sản phẩm hấp dẫn như tiết kiệm cho con, tích lũy an cư... đánh vào tâm lý của người dân vùng đồng bằng sông nước nên là sự lựa chọn của phần lớn người dân trong vùng.
Ngược lại với sự tăng trưởng ổn định của tiền gửi cá nhân thì tiền gửi của TCKT có sự biến động khá phức tạp. Trong năm 2012, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là để thanh toán do đó ta thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của TCKT chiếm khá cao và sự suy giảm của tiền gửi TCKT chủ yếu là do tiền gửi không kỳ hạn giảm. Vì vậy Ngân hàng đã đầu tư chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp. Đến năm 2013 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì khoản mục tiền gửi không kỳ hạn của TCKT tăng lên nhanh chóng.
Bảng 4.4: Tình hình vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Cần Thơ 6T/2013 và 6T/2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Tiền gửi của TCKT 93.576 48,07 142.859 45,62 49.283 52,67 - Tiền gửi không kỳ hạn 58.953 30,28 86.218 27,53 27.265 46,25 - Tiền gửi có kỳ hạn 34.623 17,79 56.641 18,09 22.018 63,59 Tiền gửi cá nhân 101.088 51,93 170.302 54,38 69.214 68,47 - Tiền gửi không kỳ hạn 5.054 2,60 9.365 2,99 4.311 85,30 - Tiền gửi có kỳ hạn 96.034 49,33 160.937 51,39 64.903 67,58 Tổng 194.664 100,00 313.161 100,00 118.497 60,87
Nguồn: Phòng Kế toán - Ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Đại Dương - Cần Thơ.
Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì nguồn vốn từ TCKT bắt đầu tăng trưởng một cách ổn định. Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng lên khá nhanh chóng trong đó tỷ lệ tăng của tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng cao hơn, cho thấy được các doanh nghiệp bắt đầu tin tưởng vào Ngân hàng trong việc gửi tiền nâng tốc độ tăng trưởng của khoản mục này lên đến 63,59%. Tuy
29
OceanBank là một ngân hàng mới nhưng với sự am hiểu tâm lý khách hàng, hiểu được những gì khách hàng cần bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện giao dịch cho khách hàng trong thời gian sớm nhất đã mang đến cho Ngân hàng một nguồn tiền nhàn rỗi khá lớn từ khách hàng trong vùng. Bên cạnh việc huy động, OceanBank Cần Thơ cũng chú trọng công tác quản lý nguồn vốn thanh khoản. Với phương hướng hoạt động chung của toàn hệ thống trở thành một trong những ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt nhất, OceanBank Cần Thơ luôn duy trì tỷ lệ thanh khoản của Ngân hàng đảm bảo theo quy định của NHNN nhằm đảm bảo sự an toàn, nhu cầu chi trả cho khách hàng trong vùng.