Luật dẫn độ năm 2000 của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69 - 73)

Luật dẫn độ của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Luật dẫn độ năm, 2000 của Trung Quốc) được thông qua tại Hội nghị lần thứ 19 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội lần thứ IX ngày 28/12/2000. Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc gồm 4 chương và 55 điều. Nội dung chủ yếu của Luật này gồm các quy định về: điều kiện dẫn độ, thủ tục của yêu cầu dẫn độ, đáp ứng và thực hiện yêu cầu dẫn độ, hoãn dẫn độ và dẫn độ tạm thời, quá cảnh… Những nguyên tắc mà Luật dẫn độ

2000 của Trung Quốc áp dụng trong quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia khác là nguyên tắc bình đẳng và có đi có lại, nguyên tắc định danh kép. Tội phạm là đối tượng của dẫn độ phải là hành vi bị truy tố theo pháp luật của cả quốc gia yêu cầu và pháp luật Trung Quốc với mức hình phạt từ 1 năm trở lên hoặc hình phạt nặng hơn.

Về các căn cứ từ chối dẫn độ : Cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân Trung

Quốc; Tại thời điểm Trung Quốc nhận được yêu cầu, các cơ quan tư pháp của Trung Quốc đưa ra bản án có hiệu lực hoặc chấm dứt thủ tục tố tụng hình sự đối với hành vi phạm tội nêu trong yêu cầu dẫn độ; Tội phạm nêu trong yêu cầu dẫn độ là tội phạm chính trị hoặc được Trung Quốc trao quyền tị nạn; Tội phạm là đối tượng bị dẫn độ mà có cơ sở tin rằng vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính, quan điểm chính trị hoặc nhân thân hay bị đối xử không công bằng trong thủ tục tố tụng tư pháp; Hành vi phạm tội nêu trong yêu cầu dẫn độ là tội phạm quân sự theo pháp luật của Trung Quốc, pháp luật của quốc gia yêu cầu; Cá nhân là đối tượng dẫn độ được miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, được ân xá hoặc vì các lý do khác; Cá nhân bị dẫn độ có thể bị tra trấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc làm nhục; Một số vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng trong khoa học và pháp luật hình sự Trung Quốc và liên quan đến các vấn đề về nhân đạo, sức khoẻ hoặc một số điều kiện khác. (Điều 8)

Về thủ tục của yêu cầu dẫn độ: Được quy định từ Điều 10 đến Điều 15 của

Luật. Theo đó, yêu cầu dẫn độ phải được gửi cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc với một số nội dung: tên cơ quan yêu cầu; tên, tuổi, quốc tịch, đặc điểm nhận dạng, nghề nghiệp, nơi cư trú, một số thông tin khác có thể giúp xác định và tìm kiếm cá nhân đó; Bản miêu tả hành vi phạm tội, bao gồm cả thời gian, địa điểm tiến hành và hậu quả của hành vi phạm tội; Quy định của pháp luật về hành vi phạm tội đó, bao gồm cả hình phạt. Bản yêu cầu này phải gửi kèm theo bản sao lệnh bắt giữ hoặc tài liệu có nội dung tương tự (đối với yêu cầu dẫn độ nhằm mục đích truy tố); gửi kèm theo một bản sao của bản án hoặc phán quyết đã có hiệu lực, một phần hình phạt đã chấp hành cùng báo cáo kèm theo. Bên cạnh đó phải gửi kèm các tang vật hoặc chứng cứ cần thiết khác. Quốc gia yêu cầu phải cung cấp hình ảnh và dấu vân tay

của cá nhân để giúp xác định cá nhân đó. Yêu cầu dẫn độ phải được đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu và kèm theo bản dịch bằng tiếng Trung Quốc hoặc ngôn ngữ khác (nếu có sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trường hợp yêu cầu dẫn độ cần phải bổ sung thì Bộ Ngoại giao yêu cầu quốc gia yêu cầu dẫn độ bổ sung tài liệu trong vòng 30 ngày (có thể gia hạn thêm 15 ngày)

Về thẩm quyền dẫn độ: Theo quy định của Luật dẫn độ năm 2000 của Trung

Quốc, cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ sẽ không được dẫn độ cho quốc gia thứ 3, trừ khi có sự đồng ý của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa; Trường hợp quốc gia yêu cầu rút lại yêu cầu dẫn độ, hoặc việc dẫn độ là sai lầm đối với cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ, thì quốc gia yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đối với cá nhân đó. Bộ Ngoại giao của Trung Quốc có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của các yêu cầu dẫn độ, Toà án nhân dân cấp Tỉnh có trách nhiệm xem xét yêu cầu dẫn độ có phù hợp với quy định của Luật dẫn độ và các điều ước quốc tế hay không, đây cũng chính là cơ quan ra quyết định dẫn độ. Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc có thể xem xét lại quyết định của Toà án nhân dân cấp Tỉnh và gửi trả quyết định dẫn độ cho Toà án nhân dân cấp Tỉnh trong trường hợp quyết định này không phù hợp với quy định của Luật dẫn độ và các điều ước quốc tế về dẫn độ mà Trung Quốc là thành viên.

Trường hợp từ chối dẫn độ, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho quốc gia yêu cầu. Trường hợp quyết định dẫn độ, Bộ Ngoại giao gửi quyết định cho Hội đồng Nhà nước để quyết định đáp ứng yêu cầu dẫn độ (nếu Hội đồng Nhà nước quyết định từ chối dẫn độ, Bộ Ngoại giao cũng phải thông báo cho quốc gia yêu cầu).

Nếu yêu cầu dẫn độ được đáp ứng, cơ quan công an của phía Trung Quốc sẽ thực hiện việc tạm giam đối với cá nhân là đối tượng của yêu cầu dẫn độ. Nếu trong vòng 30 ngày (có thể gia hạn 15 ngày) sau khi cơ quan công an có biện pháp tạm giam, Bộ Ngoại giao không nhận được yêu cầu dẫn độ chính thức từ nước ngoài, cơ quan công an sẽ chấm dứt việc giam giữ này.

Ngày thứ 30 (kể từ ngày tiếp sau ngày lệnh dẫn độ được đưa ra), cá nhân bị dẫn độ sẽ được giao nộp tại nhà tù nơi cá nhân này bị giam giữ. Nếu cá nhân bị yêu cầu dẫn

độ không bị giam giữ vào ngày lệnh dẫn độ được đưa ra, địa điểm dẫn độ sẽ là nhà tù nơi cá nhân bị yêu cầu dẫn độ sẽ bị giam giữ theo thông báo bắt giữ hoặc nhà tù nơi cá nhân bị yêu cầu dẫn độ đã bị giam giữ trước khi đình chỉ việc giam giữ, thời hạn giao nộp là ngày thứ 30 tính từ ngày tiếp sau ngày cá nhân bị dẫn độ bị tạm giữ theo thông báo bắt giữ hoặc ngày cá nhân bị dẫn độ bị tạm giữ do lệnh định chỉ bắt giữ bị huỷ bỏ. Bộ Công an sẽ tiến hành thực hiện việc dẫn độ, bao gồm việc sắp xếp thời gian, địa điểm và các vấn đề khác có liên quan.

Bên cạnh các quy định nói trên, Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc còn quy định các vấn đề liên quan đến hoãn dẫn độ, dẫn độ tạm thời, quá cảnh, chi phí dẫn độ.

Nhìn chung các quy định trong pháp luật của một số quốc gia về dẫn độ đã đáp ứng được các quy định của Luật quốc tế (các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các tập quán quốc tế..). Các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia về dẫn độ tập trung vào các vấn đề cơ bản như: các nguyên tắc hợp tác dẫn độ tội phạm; các căn cứ từ chối dẫn độ tội phạm; các thủ tục liên quan đến yêu cầu dẫn độ, quá cảnh, chi phí dẫn độ.. Trong các quy định được đưa ra, vấn đề khác nhau lớn nhất chủ yếu liên quan đến thẩm quyền và trình tự trong việc từ chối hoặc đáp ứng yêu cầu dẫn độ, các quốc gia quy định thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu dẫn độ thuộc về các cơ quan khác nhau (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an..). Tuy nhiên, các cơ quan kể trên đều là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng tố tụng hoặc ngoại giao. Hầu hết các quốc gia đều công nhận thẩm quyền xem xét và ra quyết định dẫn độ cho toà án nhân dân câp tỉnh hoặc viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Những quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động dẫn độ trong hệ thống pháp luật quốc gia đều được xây dựng trên cơ sở các quy định về tố tụng của quốc gia đó, cũng như phù hợp với các quy định trong điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia với nhau. Đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua các văn bản pháp luật quy định về dẫn độ của chính quốc gia đó.

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 69 - 73)