Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 64 - 67)

Đạo luật dẫn độ của Canada được ban hành năm 1999 với các quy định cụ thể nhằm điều chỉnh hoạt động hợp tác về dẫn độ tội phạm giữa Canada với các quốc gia khác. Nội dung chủ yếu của Đạo luật dẫn độ năm 1999 này là về các đối tượng của hoạt động dẫn độ, thẩm quyền quyết định dẫn độ, quy định về bắt giữ tạm thời, các vấn đề liên quan đến thủ tục của yêu cầu dẫn độ, các căn cứ từ chối dẫn độ.. nhằm thực hiện mục đích dẫn độ từ Canada đến các quốc gia khác và ngược lại. Một số nội dung chủ yếu của Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada là:

Về nghĩa vụ dẫn độ: Đạo luật quy định nghĩa vụ dẫn độ của Canada sẽ xuất

hiện trong trường hợp giữa các quốc gia yêu cầu và Canada có thoả thuận dẫn độ được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương hoặc trong từng trường hợp cụ thể có thoả thuận về dẫn độ (Điều 7, Điều 8). Điều này cũng gây ra khó khăn cho các quốc gia không có điều ước quốc tế về dẫn độ với Canada. Ví dụ: Việt Nam chính là quốc gia gánh chịu ảnh hưởng từ việc không có điều ước về dẫn độ với Canada, điển hình trong vụ việc nguyên kế toán Cục điển ảnh Việt Nam – Phạm Thanh Hải – đã bỏ trốn sang Canada sau khi hành vi lừa đảo số tiền khoảng 42 tỷ đồng từ tài khoản của Cục điển ảnh Việt Nam nhằm thu lợi trong một thời gian dài. Lực lượng công an Việt Nam đã phối hợp cùng với Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) để gửi yêu cầu hỗ trợ tới Đại sứ quán Canada nhằm xác nhận thông tin về đối tượng này nhưng chưa nhận được phản hồi. [41]

Về đối tượng dẫn độ: Những cá nhân có thể bị dẫn độ từ Canada nhằm mục

đích truy tố, xét xử hoặc thực hiện bản án đã có hiệu lực. Điều kiện để dẫn độ là cá nhân có hành vi phạm tội được quy định trong pháp luật của cả hai quốc gia. Tuy nhiên, các hành vi phạm tội không nhất thiết phải có quy định đồng nhất về tên gọi và cấu thành trong pháp luật của cả hai quốc gia về tội danh đó (Khoản 2, Điều 3). Hình phạt mà cá nhân bị dẫn độ để truy tố phải là hình phạt tù từ 2 năm trở lên hoặc một hình phạt nặng hơn, còn đối với đối tượng bị dẫn độ nhằm thực hiện bản án đã có hiệu lực thì thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất phải là 6 tháng hoặc mức hình phạt cao hơn như vậy (Khoản 1, Khoản 3, Điều 3). Đạo luật cũng quy

định các yêu cầu được đưa ra bởi Toà án Hình sự Quốc tế (ICC – International Criminal Court) hoặc bất cứ toà án hình sự quốc tế nào được thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ là cơ sở để dẫn độ đối với tất cả các đối tượng có hành vi phạm tội (Điều 6).

Về thẩm quyền dẫn độ: Để có thể thực hiện các yêu cầu về dẫn độ, Đạo luật

dẫn độ quy định thẩm quyền này cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Toà án. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là người nhận các yêu cầu và ra quyết định thông qua yêu cầu sau đó gửi đến toà án. Nếu yêu cầu này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông qua, một thẩm phán cấp cao sẽ phải mở một phiên xem xét các hành vi đã thực hiện có phải là hành vi phạm tội hay không, các chứng cứ và tài liệu có đủ để truy tố cá nhân đó hay không (trên cơ sở các quy định của pháp luật Canada). Trên cơ sở quyết định đồng ý của thẩm phán, đối tượng dẫn độ sẽ bị tạm giam và hồ sơ vụ việc sẽ được chuyển lại cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp để xem xét, cân nhắc về vấn đề chính trị và đưa ra quyết định dẫn độ. Đương sự cũng có quyền khiếu nại đối với quyết định của toà án (Điều 49), kèm theo kiến nghị về dẫn độ với Bộ trưởng Bộ Tư pháp để người này xem xét quy trình xét xử tại quốc gia yêu cầu có công bằng hay không. Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoàn toàn có quyền từ chối dẫn độ nếu thấy việc xét xử không đảm bảo sự công bằng, nhân đạo cũng như không đảm bảo các điều kiện khác liên quan đến nhà tù ở quốc gia đưa ra yêu cầu..

Về căn cứ từ chối dẫn độ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể từ chối yêu cầu dẫn

độ trong một số trường hợp sau (Điều 44):

Thứ nhất: Trường hợp việc dẫn độ tạo ra sự bất công áp bức hoặc trừng phạt vô

nhân đạo;

Thứ hai: Trường hợp yêu cầu dẫn độ được thực hiện cho mục đích truy tố hoặc

trừng phạt cá nhân vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, màu da, quan điểm chính trị, giới tính; hoặc các vấn đề liên quan đến tuổi tác, những cá nhân bị bệnh tâm thần, người khuyết tật…;

Thứ ba: Trường hợp cá nhân sẽ bị hình phạt tử hình đối với tội phạm đã gây ra. Đây

dụng hình phạt tử hình trong Luật Hình sự của quốc gia (Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ..) khi tiến hành hợp tác dẫn độ với Canada.;

Ví dụ: Đối tượng Lại Xương Tinh (công dân Trung Quốc) bị buộc tội đứng đầu mạng lưới nhập lậu vào Trung Quốc một khối lượng hàng hoá trị giá nhiều tỷ USD đã trốn sang lãnh thổ Canada từ năm 1999. Trong 12 năm liên tục, phía Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Canada dẫn độ đối tượng này nhưng chưa được đáp ứng. Cho đến thời điểm hiện tại, phía Trung Quốc đã được đáp ứng yêu cầu dẫn độ nhưng phải cam kết không áp dụng hình phạt tử hình đối với cá nhân này. [55]

Thứ tư: Hoạt động dẫn độ cũng không được tiến hành nếu đối tượng dẫn độ là hành

vi phạm tội quân sự hoặc hành vi không được quy định trong Luật Hình sự quốc gia; hoặc cá nhân phạm tội chính trị. Đối với quy định về tội phạm chính trị, Đạo luật quy định những hành vi không được coi là hành vi phạm tội chính trị (giết người, gây tổn hại nghiêm trọng cơ thể người khác, cưỡng bức tình dục, bắt cóc, bắt cóc con tin hoặc tống tiền, sử dụng vật liệu nổ, thiết bị hoặc các chất độc giết người hàng loạt; hành vi tham gia, tư vấn hoặc giúp đỡ những cá nhân khác tham gia vào các hành vi nêu trên (Khoản 2, Điều 46);

Thứ năm: Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng có thể từ chối trong một số trường hợp khác

(Điều 47) như trường hợp cá nhân đã bị kết án ở Canada, được trắng án theo pháp luật Canada; cá nhân dưới 18 tuổi và những quy định của pháp luật quốc gia yêu cầu có quy định không phù hợp với các nguyên tắc và quy định trong luật hình sự đối với trẻ vị thành niên của Canada… Những căn cứ này cũng không áp dụng đối với yêu cầu dẫn độ của ICC. Đối với thủ tục của yêu cầu dẫn độ đối với cá nhân để truy tố, xét xử hoặc để thi hành bản án đã có hiệu lực phải bao gồm các nội dung sau: Lệnh bắt tạm giam, tên của cá nhân bị dẫn độ, bản mô tả hành vi phạm tội, các tài liệu có liên quan.. (Điều 58)

Về quy trình dẫn độ: hoạt động dẫn độ được quy định trong Đạo luật dẫn độ

của Canada được thực hiện qua hai giai đoạn ở Toà án và Bộ trưởng Tư pháp:

Trước hết, Bộ trưởng Tư pháp chịu trách nhiệm nhận các yêu cầu và ra quyết định thông qua để gửi các yêu cầu này đến toà án. Nếu yêu cầu này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông qua, một thẩm phán cấp cao sẽ mở phiên nghe để xác định xem

hành vi đã thực hiện có phải là hành vi tội phạm ở nước này không? Nếu có đủ căn cứ như vậy, việc tạm giam người đó sẽ được thực hiện để dẫn độ và hồ sơ vụ việc được chuyển lại cho Bộ trưởng để cá nhân Bộ trưởng xem xét, cân nhắc về vấn đề chính trị và ra quyết định về dẫn độ. Đương sự có quyền khiếu nạu đối với quyết định của Toà án kèm theo một số kiến nghị về dẫn độ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét quy trình pháp luật nước ngoài có đảm bảo xét xử công bằng hay không.

Thủ tục đối với việc Canada đưa ra yêu cầu dẫn độ đối với quốc gia khác thì sẽ thủ tục sẽ được thực hiện theo quy trình: Công tố viên của Liên bang hoặc tỉnh tiểu bang sẽ đưa ra yêu cầu dẫn độ về phòng Tương trợ quốc tế (cơ quan trung ương về dẫn độ và tương trợ tư pháp, đại diện cho Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định việc có thể gửi yêu cầu dẫn độ ra nước ngoài hay không). Các thủ tục đáp ứng yêu cầu dẫn độ sẽ được thực hiện dựa trên Luật dẫn độ của Canada và pháp luật của quốc gia yêu cầu.

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 64 - 67)