Một số trường hợp khác

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 37 - 39)

Trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương cũng như trong pháp luật quốc tế còn quy định một số trường hợp không dẫn độ:

Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân bị xét xử về cùng một tội: theo đó, nếu cá nhân đã được xét xử tại quốc gia được yêu cầu dẫn độ về một tội phạm, mà trong yêu cầu dẫn độ của quốc gia yêu cầu cũng tiến hành xét xử về tội phạm đó. Trong trường hợp cá nhân được ân xá thì quốc gia được yêu cầu cũng có thể tiến hành dẫn độ cho quốc gia kia. Ví dụ: Điểm C, Điều 4 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970.

Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu hành vi phạm tội được thực hiện ở quốc gia này mà quốc gia khác lại đưa ra yêu cầu dẫn độ. Ví dụ: Điểm E, Điều 4 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970. Trong trường hợp pháp luật của quốc gia được yêu cầu không có những quy định hoặc quyết định chấm dứt các thủ tục tố tụng đối với hành vi phạm tội liên quan đến yêu cầu dẫn độ;

Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã chấm dứt. Ví dụ: Điều 10 Công ước Châu Âu về dẫn độ tội phạm 1957.

Cá nhân sẽ không bị dẫn độ nếu các hành vi phạm tội được ghi nhận trong đề nghị dẫn độ thuộc sự điều chỉnh đặc biệt (thuộc thẩm quyền đặc biệt) của quốc gia được yêu cầu (các tội xâm phạm đến chủ quyền quốc gia hoặc đe doạ nghiêm trọng an ninh, trật tự xã hội..). Ví dụ: Điểm F, Điều 4 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970.

Ngoài ra, quốc gia được yêu cầu còn có thể từ chối dẫn độ trong khi cân nhắc các vấn đề liên quan đến nhân đạo đối với cá nhân bị dẫn độ, như các vấn đề về tuổi tác, tình trạng sức khoẻ hoặc các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân đó (theo Điểm H, Điều 4 Hiệp định mẫu của Liên hợp quốc về dẫn độ tội phạm năm 1970).

Từ việc phân tích các vấn đề lý luận về dẫn độ tội phạm từ góc độ Luật quốc tế, với những vấn đề cơ bản lịch từ lịch sử hình thành của hoạt động hợp tác, khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và các trường hợp không dẫn độ tội phạm. Chúng ta có thể thấy hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm là một trong những hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm có thể đạt được hiệu quả mạnh mẽ trong việc trấn áp và trừng trị các loại tội phạm hiện nay. Với hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm được các quốc gia thoả thuận cụ thể trong các điều ước quốc tế, trở thành nghĩa vụ phải được thực hiện một cách tận tâm và thiện chí giữa các quốc gia. Hoạt động hợp tác này cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu rộng hơn dưới góc độ luật quốc tế và cả các quy định của pháp luật quốc gia nhằm xem xét và tìm cách nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động này, đáp ứng sự gia tăng mạnh mẽ của tình hình tội phạm trong đời sống quốc tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 37 - 39)