Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 44 - 45)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.6.Quy mô doanh nghiệp

Lý thuyết về chi phí phá sản (lý thuyết đánh đổi) lập luận rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thƣờng có tính chất đa dạng hóa cao hơn, ít phơi bày các rủi ro dẫn đến phá sản hay chi phí phá sản thấp (Titman và Wessels (1988); Keshar J.Baral, (2004)). Do vậy thƣờng đƣợc thị trƣờng vốn ƣa thích hơn, đƣợc các ngân hàng cung cấp hạn mức tín dụng nhiều hơn, với các mức lãi suất ƣu đãi hơn,… Ngoài ra, các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng thƣờng dễ dàng cắt giảm các khoản chi phí có liên quan đến việc phát hành nợ hơn so với các doanh nghiệp khác. Các thuận lợi này sẽ là một lý do hấp dẫn khiến các doanh nghiệp này hƣớng đến việc sử dụng nhiều nợ hơn.

Một lý do khác giải thích cho mối tƣơng quan (+) giữa tỷ suất nợ và quy mô doanh nghiệp: Friend và Lang năm 1988 giải thích rằng, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cổ đông ít có quyền kiểm soát hơn đối với giám đốc điều hành, kết quả là các giám đốc điều hành sẽ lựa chọn tài trợ bằng nợ vay nhiều hơn (thông tin bất cân xứng) nhằm giảm bớt các khoản lỗ mà có thể họ (và các cổ đông khác) sẽ phải gánh chịu nếu nhƣ việc phá sản xảy ra. Mặt khác, lý thuyết chi phí đại diện (Jensen, 1986) cho rằng, các công ty có quy mô lớn thƣờng sẽ phát hành nợ dài hạn nhiều hơn do việc sử dụng nợ sẽ giúp cho các cổ đông kiểm soát hành vi của các nhà quản lý tốt hơn.

về mối tƣơng quan (+) giữa quy mô doanh nghiệp với tỷ suất nợ; nhƣ các nghiên cứu của Marsh (1982), Friend và Hasbrouck (1998), Booth và các đồng sự (2001), Pandey (2001), Al-Sakran (2001) hay Huang và Song (2002). Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) cũng cho kết quả tƣơng tự ở các nƣớc G7. Tuy nhiên nghiên cứu của Bevan và Danbolt (2002) lại chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có mối tƣơng quan (+) với nợ vay ngắn hạn nhƣng lại có tƣơng quan (-) với nợ vay dài hạn.

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc cho thấy, mối liên hệ giữa tỷ suất nợ vay dài hạn và quy mô công ty là (-), và có ý nghĩa thống kê rất cao. Tuy nhiên, cách giải thích theo lý thuyết thông tin bất đối xứng của Myers và Majluft (1984) tỏ ra không thích hợp vì mức vốn hóa của thị trƣờng chứng khoán của Trung Quốc rất cao. Myers và Majluft cho rằng tỷ suất nợ có tƣơng quan (+) với mức độ bất cân xứng thông tin, rằng khi doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ cho dự án mới, thông tin bất cân xứng sẽ có thể khiến cho các cổ đông tiềm năng đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi vƣợt quá tỷ suất sinh lợi của dự án mới, và nhƣ thế sẽ gây thiệt hại cho cổ đông hiện hữu. Do vậy, để tránh phiền toái này, các công ty thƣờng phát hành chứng khoán nợ thay thế. Có một cách giải thích khác về mối tƣơng quan (-) này là do các công ty có quy mô lớn thƣờng có sức hút tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng cổ phiếu hơn nên thƣờng có nhiều thuận lợi hơn để phát hành cổ phiếu, hoặc có thể do chi phí phá sản ở Trung Quốc thấp hơn so với các nƣớc khác do hệ thống pháp luật của nƣớc này chƣa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 44 - 45)