Lý thuyết thời điểm thị trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 34 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Lý thuyết thời điểm thị trƣờng

Lý thuyết thời điểm thị trƣờng cho rằng thuyết cấu trúc vốn đƣợc dựa trên thời điểm thị trƣờng là giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này đơn giản là cấu trúc vốn phát triển nhƣ một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trƣớc đây nhằm điều chỉnh thị trƣờng cổ phiếu.

Có 2 mô hình điều chỉnh thị trƣờng cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn. Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý và các nhà đầu tƣ đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Phù hợp với những chuyện này, Korajczyk và những ngƣời khác (1991) nhận thấy rằng các doanh nghiệp có xu hƣớng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo sau việc đăng tin, nhƣ thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin. Hơn nữa, Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung vào giai đoạn ảnh hƣởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu trúc vốn tối ƣu nhỏ

so với dao động cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao động trƣớc đây trong tỷ lệ giá cả thị trƣờng so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác động lâu dài.

Mô hình thứ hai của điều chỉnh thị trƣờng cổ phiếu có liên quan đến các nhà đầu tƣ không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoản thời gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai). Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó cao. Ngƣợc lại giá cả thị trƣờng so với giá cả trên sổ sách đƣợc biết rất rõ là có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu tƣơng lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị trƣờng so với giá cả trên sổ sách đƣợc liên kết với những mong đợi quá xa của các nhà đầu tƣ. Nếu các nhà quản lý vẫn cố khai những mong đợi quá xa nhƣ vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan tích cực với giá cả thị trƣờng so với giá cả trên sổ sách, đây là một trƣờng hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc vốn tối ƣu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh nghiệp có vẻ nhƣ đƣợc đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thƣờng, bỏ qua các dao động tạm thời trong giá cả thị trƣờng so với giá cả trên sổ sách nhằm có những ảnh hƣởng vĩnh viễn lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị trƣờng thứ 2 không yêu cầu thị trƣờng phải thực sự không hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều chỉnh đƣợc thị trƣờng.

Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hƣớng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao, và ngƣợc lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hƣớng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trƣờng cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ƣu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trƣờng chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 34 - 36)