Đặc điểm ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 50 - 52)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng

Ngành xây dựng là một ngành có đóng góp khá lớn vào tăng trƣởng kinh tế. Ngành đã tạo việc làm cho trên 3,4 triệu lao động (chiếm 5.2% lực lƣợng lao động cả nƣớc) và đóng góp 5,4% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ngành xây dựng đứng thứ năm sau ngành nông nghiệp, sản xuất, thƣơng mại và khoáng sản.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trƣởng liên tục. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (GSO), giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 770,4 nghìn tỷ đồng trong năm 2013, ghi nhận tốc độ tăng trƣởng lũy kế hàng năm giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 là 10%. Khu vực tƣ nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị sản xuất ngành xây dựng với mức 84% trong năm 2013. Do khu vực tƣ nhân không chỉ đầu tƣ xây dựng ở phân khúc xây dựng dân dụng mà còn tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao, hoặc xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. Ngoài ra, trong những năm mà thị trƣờng bất động sản sụt giảm và kinh tế thế giới khó khăn thì khu vực tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Giá trị sản xuất của khu vực nhà nƣớc tính đến năm 2013 sụt giảm với tốc độ CAGR là - 3.5%, do chính sách cắt giảm đầu tƣ công và thắt chặt tiền tệ của Chính phủ từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và nợ công tăng. Khu vực tƣ nhân có sự chững lại trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012 do thị trƣờng đóng băng nhƣng vẫn tăng trƣởng đạt tốc độ CAGR là 14,4%. Khu vực nƣớc ngoài tăng trƣởng đều đặn mỗi năm với tốc độ CAGR đạt 9.7% do nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi cho khu vực này.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai đầu tàu kinh tế của cả nƣớc, do đó hai khu vực này thu hút đƣợc nhiều dự án đầu tƣ xây dựng nhất. Phân loại giá trị sản xuất theo khu vực địa lý cho thấy miền Bắc là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất với 43%, tiếp theo là miền Nam đạt 33% và miền Trung đạt 24%.

Lĩnh vực nhà ở có sự tăng trƣởng mạnh mẽ, với tỷ trọng đóng góp trong giá trị sản xuất xây dựng tăng từ mức 27% năm 2005 lên mức 40% trong năm 2013, do khu vực tƣ nhân đẩy mạnh đầu tƣ vào phân khúc này. Lĩnh vực có cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất với 63% năm 2005 nhƣng hầu nhƣ không có sự tăng trƣởng đáng kể khi khu vực nhà nƣớc giảm đầu tƣ công nên tỷ trọng giảm còn 41% trong năm 2013. Lĩnh vực công trình nhà không để ở có sự tăng trƣởng khá ổn định và hiện chiếm tỷ trọng 18,4% (năm 2005 chiếm 10%).

Trình độ công nghệ kỹ thuật đã có sự cải thiện đáng kể với những bƣớc tiến về năng lực, tài chính, công nghệ - kỹ thuật và nhân lực. Nhiều nhà thầu trong nƣớc đã chứng minh điều này bằng việc thực hiện thành công các gói tổng thầu EPC lớn, tạo niềm tin cho các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Hiện chi phí xây dựng tại Việt Nam đƣợc đánh giá thấp hơn các nƣớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)