Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 38 - 41)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp

Trƣớc khi xem xét về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm giá trị doanh nghiệp.Giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là giá cả doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp lúc nào cũng tồn tại, ngay cả khi không có sự thay đổi hình thức sở hữu, sát nhập, hợp nhất. Có nhiều cách tiếp cận để xác định giá trị doanh nghiệp: Dựa trên bảng cân đối kế toán, dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh (lợi nhuận hay cổ tức). Đối với các công ty cổ phần niêm yết giá trên thị trƣờng chứng khoán, giá trị doanh nghiệp có thể dựa trên giá trị cổ phiếu lƣu hành trên thị trƣờng.Ở đề tài này, giá trị doanh nghiệp sẽ đƣợc xác định dựa vào giá trị ghi sổ hoặc giá trị vốn hóa. Giá trị vốn hóa thị trƣờng tƣơng đƣơng với giá thị trƣờng của cổ phiếu nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lƣu hành.

Ta lại nói về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp. Đây là vấn đề đƣợc nhiều tranh luận, cả lý thuyết lẫn trong nghiên cứu thực

nghiệm. Liệu có riêng một cấu trúc vốn tối ƣu cho mỗi doanh nghiệp hay không hay cấu trúc vốn có ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp hay không. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu cấu trúc vốn có thể ảnh hƣởng đến giá trị doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thích có một cấu trúc vốn mà nó tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những lý thuyết mâu thuẫn nhau về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp.

Harris và Raviv (1991) phân loại cấu trúc vốn dựa trên thuế, chi phí phá sản, chi phí đại diện, sự bất cân xứng thông tin. Sanders (1998) phân loại dựa trên giả định sự tồn tại của cấu trúc vốn tối ƣu. Theo ông, có sự tồn tại của một sự kết hợp nợ - vốn chủ sở hữu tối ƣu, mối liên hệ giữa cấu trúc vốn với giá trị doanh nghiệp. Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

- Vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp

Igben (2004) định nghĩa vốn chủ sở hữu bao gồm phần vốn góp, cổ phần cao cấp, dự trữ, thặng dƣ và lợi nhuận giữ lại và ông cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa vốn chủ sở hữu và giá trị doanh nghiệp. Hầu hết các lý thuyết truyền thống tin rằng cấu trúc vốn có liên quan trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Nhƣng lý thuyết Modigliani và Miller (1958) thừa nhận rằng không có mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp. Nhƣng họ đã thay đổi khi họ xem xét tác động lá chắn thuế và trên thị trƣờng vốn không hoàn hảo. Họ đã xem xét lại tuyên bố trƣớc đó và đã cho rằng cấu trúc vốn liên quan rất nhiều đến giá trị doanh nghiệp.Ngoài ra, lý thuyết của Myers và Majluf (1984) cho rằng có mối quan hệ tƣơng quan này: Giá trị công ty có thể đƣợc ảnh hƣởng tích cực nếu tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ thay vì tài trợ bằng nguồn vốn từ bên ngoài và khi nguồn vốn nội bộ cạn kiện thì lúc này nợ nên đƣợc sử dụng.

Leland và Toft (1991) phát biểu giá trị của doanh nghiệp là giá trị tài sản của nó cộng với giá trị của lợi ích từ thuế đƣợc hƣởng nhƣ một kết quả của nợ trừ đi giá trị của chi phí phá sản gắn liền với nợ. Modigliani (1980) chỉ ra rằng giá trị của một công ty là tổng các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Pandey (2004) cho rằng giá trị của công ty là tổng giá trị của tất cả các chứng khoán. Có nghĩa là, tổng vốn chủ sở hữu và nợ nếu đó là một công ty sử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị của vốn chủ sở hữu nếu nó là một công ty không sử dụng đòn bẩy.

Theo lý thuyết chi phí đại diện, khoản nợ làm giảm giá trị của các công ty tăng trƣởng cao và nó nâng cao giá trị cho các công ty tăng trƣởng thấp. Aggarwal và Kyaw (2006) thừa nhận rằng nợ có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến giá trị của công ty vì vậy cấu trúc nợ tối ƣu đƣợc xác định bằng cách cân bằng chi phí đại diện và các chi phí khác của các khoản nợ nhƣ một phƣơng tiện để giảm các vấn đề đầu tƣ quá mức và dƣới mức. Lập luận của Jensen (1986), Myers (1993) và Stulz (1988) là các khoản nợ có thể ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị của công ty phụ thuộc vào cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai.

Tóm lại, để nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc vốn với giá trị công ty ta sẽ nghiên cứu mối quan hệ của vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn với giá trị công ty.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CÔNG TY

Để xác định một cấu trúc vốn hợp lý là công việc rất quan trọng nhƣng cũng rất khó khăn do bởi quá nhiều nhân tố khác nhau xét trên nhiều bình diện chi phối đến quyết định cấu trúc vốn. Ở đây, ta có thể đề cập đến các nhân tố sau:

1.4.1. Đặc điểm của nền kinh tế

Các nhân tố của nền kinh tế vĩ mô có tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chủ yếu là tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất cơ

bản, lạm phát… Khi tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế cao thì các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao. Do đó, lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp đủ để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên hầu hết các doanh nghiệp sẽ giảm việc vay nợ. Trong khi đó, sự gia tăng trong lãi suất và lạm phát sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào khó khăn, kèm theo khủng hoảng tài chính làm cho cổ phiếu mất giá khiến cho đòn bẩy tài chính theo giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp gia tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích cấu trúc vốn của các công ty nhóm ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (full) (Trang 38 - 41)