Nghệ thuật tổ chức thời gian

Một phần của tài liệu Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Nghệ thuật tổ chức thời gian

Thời gian nghệ thuật được xem là một hình tượng nghệ thuật, một sáng tạo mang tính khách quan, chịu sự chi phối chủ quan của người nghệ sĩ. Theo Pênêlốp: “Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của các tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật”. Thời gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng góp phần tổ chức thế giới nghệ thuật cho tác phẩm, chứa đựng ý đồ của người cầm bút, mang nét riêng của giai đoạn, trào lưu, hoặc thời kì văn học.

Nếu văn học sử thi thường xây dựng kiểu thời gian tuyến tính, gắn liền với những sự kiện lịch sử, vì vậy sự phát triển của số phận, tính cách nhân vật gắn liền với sự kiện lịch sử, chú trọng bám sát thời gian hiện tại, hướng tới tương lai chứ không chú trọng đến thời gian quá khứ, thời gian tâm trạng, thì văn xuôi đương đại chú trọng tới thời gian cá nhân, thời gian tâm trạng chảy theo dòng tâm trạng của nhân vật. Các mốc sự kiện lịch sử gần như không xuất hiện, những năm tháng cụ thể ít được chú trọng. Xây dựng kiểu thời gian sự kiện rút ngắn, kéo dài thời gian tâm trạng như vậy các nhà văn nhằm khá phá, miêu tả đời sống tâm hồn phong phú, bí ẩn của con người. Nhân vật có những dòng suy nghĩ tầng lớp, đứt đoạn, để nhận thức về cuộc đời, con người. Thậm chí, các nhà văn gia tăng thời gian tâm lí, nhằm xoáy sâu vào nỗi buồn, cô đơn của cá nhân.

Trong Đi tìm nhân vật qua lời kể của nhân vật “tôi”, ở chương I từ Thời điểm

quá khứ “Tôi” đi tìm tin tức vụ thằng bé đánh giày bị giết trên phố G, “tại chỗ đó”, vào một cửa hiệu rồi nhớ lại quá khứ hồi mấy năm sống nhầy nhụa nghèo khó. Đến chương II lại tiếp tục cuộc truy tìm nhân vật, kể về vụ anh thợ săn giết ông già gác rừng, sau đó nhớ lại buổi tối kẻ thù giết cha xuất hiện,…

Bên cạnh đó các cây bút cũng chú trọng xây dựng thời gian đồng hiện. Không còn thời gian sự kiện tuyến tính mà nhân vật sống trong nhiều khoảng thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Chẳng hạn trong Chương II của Lão Khổ đang ở thời gian hiện tại “Đêm nay, vì quá cô đơn, lão bỏ ra vườn một mình”, chuyển đến thời

gian quá khứ “Năm ấy, lão còn là anh chân sào nổi tiếng”; rồi lại rời khỏi kí ức trở về hiện tại: “Lão Khổ lặng lẽ đến bên vợ cũng vừa lúc bà Khổ quay vào.” Xuyên suốt tác phẩm luôn có sự đan xen đồng hiện của các khoảng thời gian.

Cuộc hành trình ngược về quá khứ thường gắn với hoài vọng, tiếc nuối, những tín hiệu thiêng liêng, sự gắn kết mà hiện tại họ thật khó tìm thấy. Mở đầu tác phẩm

Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng là thời gian hiện tại rồi từ đó trở về thời gian quá khứ. Trong quá khứ họ là những chàng trai rắn rỏi thì nay lại ốm yếu, nhếch nhác… họ bị đẩy ra giữa cuộc sống đầy tất bật. Không tìm được niềm vui, sự hòa nhập và tiếng nói chung của cuộc sống hôm nay, cảm nhận rõ vị thế cô đơn của mình ở hiện tại, con người lại hướng về quá khứ như muốn tìm kiếm sức mạnh nâng đỡ mình trong cuộc sống hiện tại. Thậm chí ở những tác phẩm này có sự gia tăng thời gian quá khứ để nhấn mạnh ám ảnh của chiến tranh vẫn đồng hành cùng con người trong cuộc sống. Vậy nên, con người thật không thể yên ổn, không thể hòa nhập với thực tại. Chính vì thế nhân vật phải lội ngược thời gian tìm về quá khứ.

Trong Lão khổ thời gian đi về giữa hai thời đại, từ chế độ cũ đến những năm cải cách ruộng đất. Và chìm ngập trong thời gian ấy chính là Lão Khổ với một thân phận chìm nổi, nhiều nỗi đau đời. Đến cuối cuộc đời lão “mới biết kiếp người còn có thêm nhiều nỗi khổ nữa. Nỗi khổ của sự nhận ra mình là người”. Bao năm lão đã sống hóa ra chỉ là kiếp con vật!

Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Danh Lam cũng không chú trọng đến năm tháng cụ thể trong tác phẩm, chỉ nêu tên sự kiện là mốc thay đổi cuộc đời của nhân vật. Trong

Cuộc đời ngoài cửa (Nguyễn Danh Lam) nhân vật trải qua các mốc sự kiện là việc đổ vỡ hôn nhân, nghỉ việc. Từ hai mốc sự kiện ấy khiến “Ông” trở thành người cô đơn giữa cõi đời: Không gia đình, không công việc. Mốc sự kiện cuối cùng là việc ông lựa chọn đi tìm cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, người đọc có thể thấy thời gian trong

Cuộc đời ngoài cửa cũng có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Dừng lại ở đúng nơi mà trước kia gia đình ông đã vô cùng hạnh phúc khi đi nghỉ cùng nhau khiến ông

không thôi hoài niệm, quá khứ ngọt ngào ùa về “Ông một bên, cô một bên, con trai ở giữa, con gái địu sau lưng. Đúng hình ảnh một gia đình hạnh phúc”[32, tr.63]. Thế nhưng, hiện tại thật phũ phàng, “Tất cả đã đổi thay, đã cuốn tới, chỉ mình ông ngồi lại, hay lạc sang một nẻo khác của cuộc đời.”[32, tr 64]. Nhân vật Anh (Giữa dòng chảy lạc) cũng đã trải qua rất nhiều sự kiện: thất nghiệp, đi phỏng vấn, đi học thêm tiếng anh, kết hôn,… Thế nhưng, cuối cùng nhân vật cũng chỉ là một lạc thể cô đơn giữa cuộc đời. Trong truyện ngắn Cún (Nguyễn Huy Thiệp) nhân vật đến với cuộc đời

cũng không có ngày tháng cụ thể, rồi đến sự kiện Cún về ở với Lão Hạ, đi ăn xin, có con với cô Diệu, Cún chết,…

Dựng lên nhiều kiểu không gian khác nhau, tái hiện nhiều khoảng thời gian đan cài. các nhà văn đã mở rộng phảm vi hiện thực phản ánh, khai thác sâu hơn thế giới nội tâm nhân vật cô đơn, đồng thời có thể theo sát tái hiện được chân dung con người với tư cách cá nhân, công dân, có những số phận riêng tư một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)