Thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng nhân vật

Một phần của tài liệu Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) (Trang 81 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng nhân vật

Có thể nói, thủ pháp nhòe mờ, tẩy trắng tên nhân vật đã xuất hiện từ sớm trong văn học, tiêu biểu như A.Q chính truyện của Lỗ Tấn, Lâu đài của F.Kafka, Trăm năm cô đơn của G.Marquez,… Sang đến thế kỉ XXI, tiếp nối và cách tân, các nhà văn đương đại đã nhòe mờ và tẩy trắng nhân vật một cách đậm đặc trong sáng tác của mình. Việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này thích hợp với hoàn cảnh sống và cả trong việc biểu hiện số phận nhỏ bé, cô đơn của nhân vật. Trong tác phẩm cái tên của mỗi người đều mang một dấu ấn và ý nghĩa riêng trong cuộc đời. Trong tác phẩm văn học, nhà văn đặt tên cho nhân vật của mình cũng đều có những ước tính, những tiêu chí riêng để có thể tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật riêng cũng như tư tưởng mà nhà văn muốn phản ánh. Khảo sát qua sáng tác của bốn tác giả, có thể thấy rất nhiều nhân vật không có tên riêng. Các nhân vật được gọi tên bằng những điểm dị biệt như chị mặt rỗ, thằng câm, thằng mắt híp, thằng sừng trâu, cô tóc tém, cô hai giờ, ba giờ, bốn giờ, thằng chữ kí, lão Toét, lão Cóc,… (Bến vô thường); Lão Khổ, lão Tạ, lão Tự,…(Lão Khổ). Có khi chỉ được kí hiệu mã số hoặc gọi bằng nghề nghiệp: ông họa sĩ, cô bán bảo hiểm,…(Giữa dòng chảy lạc). Bà hộ lý, ông bác sĩ, cô sinh viên,… (Thiên thần sám hối). Nhân vật không xuất xứ, nhân vật không rõ nhân dạng, hoang tưởng: Lão trắng, lão đen, (Giữa vòng vây trần gian).

Ngay cả nhân vật chính của tác phẩm cũng không có tên, chỉ được định danh bằng đại từ “Anh” (Giữa dòng chảy lạc), “Tôi” (Đi tìm nhân vật, Bước qua lời

nguyền; “Ông”Cuộc đời ngoài cửa); Gã, hắn, mụ, tôi… (Bến vô thường). Cô gái, mụ, họ,…(Giữa vòng vây trần gian), hoặc được gắn với những ngôi xưng: “Mẹ tôi, cha tôi, bà tôi” (Bước qua lời nguyền). Có nhân vật dù được tác giả ưu ái đặt tên nhưng cái tên cũng rơi vào vòng xoáy của sự quẩn quanh, bế tắc và cô đơn, không đúng nghĩa một tên gọi riêng như nhân vật Thữc (Giữa vòng vây trần gian)

Bên cạnh việc làm mờ hóa tiểu sử, nhiều tác giả làm mờ hóa nhân dạng của nhân vật. Nếu như văn xuôi trước 1975 thường thiên về mô tả kĩ lưỡng các chi tiết mặt mũi đầu tóc, với hình tượng điển hình lí tưởng thì sau 1975, các tác giả chỉ ưu đãi cho những “gờ nổi”, “mặt tiền” hoặc những gợi ý mang tính định dạng về nhân vật như “bào thai” (Thiên thần sám hối), “cô gái điên”, “hắn” (Đi tìm nhân vật). Nếu được khắc họa, nhân vật thường được khắc họa trong những nét lạ lẫm, teo tóp, dị hình dị dạng như Tốn trong Không có vua, Cún trong Cún của Nguyễn Huy Thiệp.

Nhân vật hiện diện trong hình hài của kí ức, không diện mạo, không lai lịch, thậm chí có nhân vật giữ vị trí quan trọng trong tác phẩm nhưng thực tế chỉ là tiếng nói vang vọng từ tâm tưởng của nhân vật khác. Nhân vật không được nổi lên bằng đường nét cá tính, cũng không thể hiện một đường viền lịch sử nào, không có chiều dày thực thể mà chỉ giống như những giọng nói, những hình dung, những biểu tượng.

Dường như các nhân vật bị đánh mất hay nói đúng hơn là bị tước mất lí lịch. Điều này cho thấy, con người cá nhân không còn là một bản thể trọn vẹn, họ chỉ như mảnh vỡ, một phiến đoạn cuộc đời. Xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn như muốn tái hiện cuộc sống, số phận con người không tên họ, không tiểu sử tất yếu sẽ nảy sinh những bất bình thường trong đời sống, giữa những mối quan hệ. Như một dự báo về sự mất mát, khổ đau và cuối cùng là rơi vào trạng thái cô đơn lạc lõng.

Một phần của tài liệu Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn Danh Lam) (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)