Tài về tình yêu thiên nhiên đất nước

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát (Trang 65 - 69)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.tài về tình yêu thiên nhiên đất nước

Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng trong thơ Cao Bá Quát ta thường bắt gặp cảnh núi non bởi nhà thơ muốn “đăng cao” để ôm trọn cảnh vật vào tầm mắt. Ông miêu tả núi non cũng là để bộc lộ cái tôi của mình. Trên đường đi thi Hội, ông nhìn thấy cảnh đẹp “kỳ tuyệt” của núi Dục Thúy tạo nên nguồn cảm hứng trong lòng cùng cái tôi muốn chinh phục và chiếm lĩnh vẻ đẹp “kỳ tuyệt” ấy khiến nhà thơ làm nên bài thơ hào sảng:

“Thiên địa hữu tư sơn, “Trời đất có núi ấy,

Vạn cổ hữu tư tự, Muôn thủa có chùa này,

Phong cảnh dỹ kỳ tuyệt, Phong cảnh đã kì tuyệt,

Nhi ngã diệc lai thử, Lại thêm ta đến đây,

Ngã dục đăng cao sầm, Ta muốn lên đỉnh núi,

Hạ ca ký vân thủy...” Hát vang gửi với nước mây...”

(Quá Dục Thúy sơn)

Cảm hứng muốn chiếm lĩnh trước tự nhiên kì vĩ tạo nên những câu thơ hảo sảng khí phách. Nhà thơ không chỉ muốn chiếm lĩnh mà còn muốn hòa hồn mình với cảnh để gửi tấm tình với nước mây. Đi qua núi Cù Mông, ông nhớ lại những trận giao chiến quyết liệt giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn:

“Nam phong dạ tác đào thanh, “Gió nam đêm thổi sóng gầm vang

Ký đắc Cù Mông lĩnh ngoại hành. Qua núi Cù Mông thấy rõ ràng

Hiểu vọng quần sơn hoành nhất đái, Sớm ngắm núi bày ngang một dãy,

Ức phong khứ sứ cựu ao binh”. Nơi vòng muôn ngọn dấu sa trường”

(Quá Bình Định dương phận vọng Cù Mông Sơn Hạ Châu tạp thi)

Có lẽ cảm hứng đăng cao để chiếm trọn thiên nhiên trong con mắt của thi sĩ để ông làm chủ nó, mặc sức tận hưởng và thưởng thức theo cách riêng của cảm xúc, vì thế có những câu thơ hào sảng trong Hoành Sơn vọng hải ca. Cứ mỗi lần đi tới đâu, nhìn thấy cảnh đẹp non nước hữu tình ông đều dành cho nơi ấy một cái nhìn đẹp và một tình cảm đẹp (Vịnh Tản Viên sơn). Cao Bá Quát dành cho núi Tản Viên vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ của cảnh thực và cả truyền thuyết thì đến núi Mèo, cảm thức đó vẫn cứ nguyên vẹn (Vịnh Thanh Hóa Miêu Tử sơn)… Tóm lại những bài thơ Cao Bá Quát dùng để nói về núi non bao giờ cũng có mạch cảm xúc hào sảng, mạnh mẽ từ nét chân của cảnh, từ truyền thuyết và lịch sử, sau cùng tình cảm, cảm xúc xúc động, niềm tự hào của chính nhà thơ.

Sau hình ảnh núi là hình ảnh của trăng. Có thể nói hình ảnh trăng là hình ảnh quen thuộc, là người bạn tri âm tri kỉ với các nhà thơ. Cao Bá Quát cũng vậy, ông luôn dành những tình cảm ân tình cho trăng. Trăng hiện lên trong thơ ông không chỉ đẹp mà còn đầy tâm tư, xúc cảm của con người. Trăng trong thơ Cao Bá Quát

thường được miêu tả qua hai thế đối: trăng với các sự vật thiên nhiên khác và trăng với tác giả. Dẫu ở thế đứng nào thì trăng hiện lên trong thơ luôn đẹp và là nơi gửi gắm tình người bởi nó là sợi dây tình cảm liên kết với tác giả.

Trước hết ở thế hài hòa với các sự vật thiên nhiên khác, trăng hiện lên vẻ đẹp hiền dịu, nhiều màu vẻ. Trong cảm giác của con người cô đơn ngồi ngắm cảnh thiên nhiên buổi đêm thì ánh trăng ấy mờ mờ theo cái lâng lâng của phút cảm xúc con người. Ví như bài thơ Cửu tọa, mây – trăng – gió – sương trong bức tranh toàn cảnh dường như nhòa đi cho cảm hứng tác giả hiện hữu.Một đêm trăng khác mà Cao Bá Quát cùng hai người bạn ngắm trăng trò chuyện thâu đêm thì vẻ đẹp của trăng là sự hòa điệu của trăng cùng những tình cảm, cảm xúc của chính nhà thơ và hai người bạn trong đêm trò chuyện (Dạ bàn Nạp Lương Đông Trần Ngộ Hiên, Lê Trực Hiên). Trăng gió, núi sông được thu vào tầm mắt nhà thơ khiến nhà thơ “say” mà không muốn về (Ninh Bình đạo trung). Trăng và thiên nhiên cảnh vật là chốn đồng cảm xúc với ông. Nhiều khi trăng như là người bạn đi cùng nhà thơ trong một quãng đời vậy (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác phụng ký chư cố nhân). Trăng vừa là bạn lại vừa là đối tượng làm nổi rõ sự cô đơn và giúp nhà thơ thổ lộ nỗi lòng đơn côi nơi đất khách quê người (Khuê oán)…

Khi nói về trăng trong thơ Cao Bá Quát có lẽ không thể bỏ qua bài thơ Trà

giang thu nguyệt ca bởi lẽ bài thơ này là một trong số ít bài thơ tái hiện hình ảnh

trăng một cách trọn vẹn nhất. Bài thơ có ba nhân vật: nhà thơ, trăng (nhân vật trực tiếp) và người bạn (ông Bảo Xuyên). Trăng ở đây không chỉ đặt ở thế đối với tác giả mà trăng là nhân vật trung gian giúp tác giả nói lên tiếng lòng của mình với người bạn thân thiết sắp đi xa. Thực ra, tác giả nói tặng người bạn nhưng người bạn đó chỉ là cái cớ để tác giả tập trung thể hiện tấm lòng cùng trăng. Vì thế trăng mang vẻ đẹp đời sống tình cảm con người. Trăng đêm nay sáng hơn vì lòng người dạt dào cảm xúc vấn vương. Trăng là nhân vật nói hộ tình cảm tác giả cũng là nơi tác giả trút bầu tâm sự với biết bao ân tình đơn xơ nhưng mặn mà tha thiết.

Cao Bá Quát có nói nhiều về trăng nhưng dường như ông không dành nhiều bài thơ chỉ nói về trăng. Tuy vậy chúng ta vẫn cảm thấy hết vẻ đẹp của trăng. Trăng không đơn thuần là sự vật vô tri vô giác mà nó được Cao Bá

Quát coi là người bạn, người chứng kiến bao cảm xúc của chính ông: sự cô đơn trống vắng, lúc mặn mà, khi thiết tha... vẻ đẹp của trăng cùng nét trữ tình trong cảm xúc sinh động, chân thực ở mỗi hoàn cảnh cụ thể nơi con người là yếu tố đọng lại sâu sắc trong tâm trí người đọc.

Cao Bá Quát không chỉ chú ý đến những hình ảnh lớn lao, kì vĩ như núi, trăng mà ông rất quan tâm đế các loại hoa, nơi hội tụ vẻ đẹp và hương thơm của tự nhiên. Trước hết ông ưu tiên cho hoa mai (bài thơ Tài mai):

“Thi tương mai tử trịch sơn gian, “Đầu non nắm hạt mai reo,

Nhất ác thanh tư ký bích loan, Thanh gửi chốn núi đèo xanh tươi,

Ký thủ lai thời xuân sắc hảo Nữa mai xuân điểm bầu trời,

Dữ nhân công tác họa đồ khan”. Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung”.

Tác giả đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, thú thưởng lãm du ngoạn của nhà nho xưa vào hoa mai. Nhìn thấy cảnh núi đồi trùng điệp mà ông liên tưởng đến việc trồng mai thì đó quả là sự liên tưởng bất ngờ. Tác giả muốn tạo nên những cảnh đẹp thanh cao, làm nên một bức tranh nghệ thuật cho muôn đời. Sau hoa mai, hoa cúc cùng vẻ đẹp của nó đã lọt vào mắt xanh nhà thơ:

“Bạch á hoàng dao nhiễu tửu bôi, “Vàng trắng đua nhau phô, rượu sẵn bày

Vũ thoa tranh khán đạo nhân lại. Đạo nhân cùng tới để xem hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Y nhiên cựu kiến giao tân kiến, Bạn xưa, bạn mới cùng vui cả,

Tích đã năng khai thả bán khai” Bông nhú, bông xòe vẫn tiếc thay” (Đối cúc chuyết hiên trạch đồng chư hãn phú)

Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì hoa cúc có ý nghĩa như: 1. sự trường thọ, bất tử; 2. sự viên mãn toàn vẹn; 3. biểu tượng đặc tính giản dị, chất phác, kín đáo – những đức tính của đạo gia. Theo lời thơ trên, tác giả ngầm ý tự chỉ mình là người có đạo, người theo đuổi một lý tưởng. Hoa cúc chính là người bạn của nhà thơ. Người và hoa trong trạng thái đồng điệu ở một nét đẹp riêng. Ở con người là lý tưởng của người có đạo, ở hoa là vẻ đẹp tiềm ẩn, tượng trưng cho phẩm chất giản dị, chất phác của đạo nhân.

Cao Bá Quát đã làm nhiều bài thơ về hoa lan, lan sánh ngang với phẩm chất của người quân tử: trang nhã, trong sạch, hoài bão lớn, có tài văn chương, có đức,

có “danh hương” nhưng “cô đơn”. Trong quan niệm của nhà thơ, lan là người bạn của hoa sen. Hoa sen biểu tượng cho sự trong trắng, tiết độ, cứng rắn của con người, là hình ảnh đức hạnh, thanh khiết và nguyên vẹn giữa xã hội đầy tăm tối (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới). Cũng có lẽ Cao Bá Quát đã nhìn hoa lan, hoa sen không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên của nó mà chính từ những phẩm chất trên:

“Vi hoa dương tác liên, “Làm hoa nên làm hoa sen

Hương thanh, cán trực tư dong tiên. Hương thơm thân chẳng dám ưa nhìn

Hoàng nê ngũ đẩu, thủy nhất xích, Bùn vàng năm đấu nước một thước,

Biệt hữu phong trí như động thiên Phong cách dường như chiếm cõi riêng

…Nghiêm phong thê lộ bản sinh ý, …Gió ghê, sương buốt, cỏ sinh hóa

Bất tác quá đáng ngô thiên tuyền” Bình thường giữ được tính trời nguyên”

(Di xuân dĩ bồn liên vi thu phong hữu thi kiên ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi) Mỗi loài hoa khác nhau trong con mắt nhà thơ vừa mang vẻ đẹp tự nhiên vốn có nhưng chúng đẹp lung linh hơn bởi vẻ đẹp biểu trưng mà nó mang theo. Vẻ đó được tạo nên chính bởi chiều sâu của cảm xúc nhà thơ luôn chan chứa yêu thương và sẵn sàng cùng chan hòa cảnh vật.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát (Trang 65 - 69)