Từ thuyết tính linh đến quan điểm sáng tác văn chƣơng của Cao Bá Quát

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát (Trang 47 - 58)

5. Cấu trúc của đề tài

2.3. Từ thuyết tính linh đến quan điểm sáng tác văn chƣơng của Cao Bá Quát

Như trên đã nói, tính linh ở thế kỷ XVIII mang tính đơn lẻ, chưa tự giác, bước sang thế kỷ XIX thuyết tính linh ở Việt Nam mới thực sự được định hình. Cao Bá Quát là người đưa tính linh thành lý thuyết văn học có tính hệ thống. Trong quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát có nhiều điểm nhưng tựu trung lại hình thành nội dung của thuyết tính linh - tiêu biểu cho lý luận thơ ca ở Việt Nam thế kỷ XIX. Vì vậy khi nghiên cứu về quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về tính linh và hệ thống lý luận của nó cũng như sự thể hiện trong thơ ca của tác giả này.

Giai đoạn thế XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX văn học nước ta đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên mảng lý luận văn học hay quan niệm văn chương chưa có nhiểu tác phẩm có tính lý luận thực sự. Hầu hết các quan niệm văn chương của thời kỳ này thường thể hiện qua lời bạt, lời tựa hay câu văn, câu thơ nói lên quan niệm văn học phản ánh trong tác phẩm văn chương. Lê Quý Đôn là số ít trong lịch sử văn học nước ta xây dựng một cách hệ thống quan niệm văn chương của mình. Tác giả Cao Bá Quát cũng không ngoại lệ. Quan niệm về văn học của ông nói chung thể hiện qua lời tựa, bài bạt, lời nhận xét về thơ của tác giả khác và trong một số tác phẩm của ông. Dẫu vậy ông đã đưa ra những quan niệm có tính hệ thống về thuyết tính linh trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Trong Bài tựa đề cuối tập thơ của Thương Sơn Công (Thương Sơn Công thi tập hậu tự), Cao Bá Quát đã nói đến tính linh thật rõ ràng: “hiện nay cái học khoa cử

in sâu vào người ta đã mấy trăm năm, tiếng vang của phong nhã hầu như đã tắt hẳn. Quốc triều ta trị giáo sáng sủa, các tác gia lại nối gót nhau mà xuất hiện. Nhưng vì cái thói ủy mị, yếu ớt còn rơi rớt lại, ít có người còn tự thoát ra được: người kém thì khổ về dựa dẫm dễ dãi, người có hào khí thì mắc vào căn bệnh ăn sống nuốt tươi. Còn những người sức học gọi là dồi dào, hý hửng tự đắc thì chỉ muốn vơ vét trăm nhà, thâu tóm mọi bề thành ra mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo nhưng tinh thần còn thấp... Đúng như Khương Tây Minh đã nói: “ Rập theo những hơi ngân, câu rườm, cho đó là khí tượng để giả thác làm thơ Thịnh Đường, đó là thói quen của những người say đắm vào thi thoại của các nhà, ăn món ăn của cổ nhân mà không tiêu hóa được!”. Bàn về thơ, tuy phải chú trọng về quy cách nhưng làm thơ thì gốc phải ở tính tình. Nếu việc nào cũng bắt chước câu cũ, câu nào cũng học theo người, đầu thôn tạm biệt đã hát câu “chén rượu Dương Quan”, xóm gần qua chơi đã ngâm câu “tiếng gà điếm cỏ”. Nắn nót những lời biến tái, lòe người là tuyệt diệu Gia Châu, chải chuốt các thể trong cung, tự phu là văn nòi Thiếu Bá. Có thể nghìn bài chứa đầy bể khổ, trăm bài đã cạn ruột héo khô, ham được khoe nhiều, không quan hệ đến tính linh cả” [35, tr.244]. Qua lời phát biểu trên trước hết Cao Bá Quát nêu lên “căn bệnh” văn chương đương thời: “dựa dẫm dễ dãi”, “ăn sống nuốt tươi”, “mô phỏng quá nhiều mà phong cốt chưa cao, tô điểm có khéo nhưng tinh thần còn thấp”, “ăn món ăn của cổ nhân mà không tiêu hóa được”. Thực chất ông đang phê phán tình trạng sáng tác thiếu tình cảm chân thực, thiếu cá tính (phong cốt), mô phỏng, bắt chước, thiên về kỹ xảo mà không liên tới cảm xúc phổ biến trong xã hội đương thời. Đây là thứ văn chương vay mượn quá nhiều điển tích, điển cố, sử dụng lối diễn đạt có sẵn của người khác mà không thể hiện đúng tình cảm, cá tính cá nhân. Ông đưa ra quan niệm của mình rằng làm thơ gốc phải ở tính tình, sự chân thực của cảm xúc, nhà thơ giữ được chân thực của tâm hồn, có “phong cốt” (cá tính) sáng tạo riêng.

Ở đây Cao Bá Quát ngầm ý tranh luận với Miên Thẩm về tính linh. Miên Thẩm là tác giả thuộc hoàng phái nhà Nguyễn mà đứng đầu là các vị vua Nguyễn. Thơ của phái này rất cầu kỳ, thiên về kỹ sảo (ví như trường hợp thơ Thiệu Trị được gọi là “trò chơi kỹ xảo”), sử dụng nhiều điển tích điển cố để phô tài khoe chữ mà

thiếu đi tình cảm chân thành, tự nhiên cùng tính sáng tạo. Miên Thẩm còn là chủ soái của Mặc Vân thi xã chịu ảnh hưởng lớn của thi học chính thống, tiêu biểu là thuyết thần vận và thuyết cách điệu. Theo Trương Đăng Quế thì Miên Thẩm “nối gót học phục cổ của hai đời Hán, ba đời Đường” chủ trương phục cổ, nệ cổ. Phái phục cổ chỉ phái thi học chính thống đời Thanh, chủ trương học tập thơ Đường – Tống, kịch liệt phê phán thuyết tính linh của Viên Mai. Cao Bá Quát đứng về phía Viên Mai thể hiện qua việc yêu cầu thơ gốc ở sự chân thực của tình cảm. Ông ngầm ý phê phán lối thơ của hoàng phái nhà Nguyễn vì thiếu tình cảm cuộc sống, cảm xúc tự nhiên của con người tức là “không quan hệ đến tính linh” mà thiên về mô phỏng, nệ cổ. Nội dung này rất gần với quan điểm của Viên Mai mà chúng tôi đã nói ở trên. Viên Mai phê phán mạnh mẽ thuyết thần vận của Vương Sĩ Trinh và thuyết cách điệu của Thẩm Đức Tiềm, phê phán lối thơ bắt chước, phục cổ, nệ cổ, dùng điển tích điển cố quá nhiều mà không quan tâm đến cảm xúc có nhiều điểm tương đồng với Cao Bá Quát khi ông phê phán căn bệnh của dòng văn chương nhà Nguyễn và đưa ra quan niệm của riêng ông. Nói về điều này tác giả Trần Nho Thìn cho rằng “cũng có thể việc Cao Bá Quát nêu thuyết tính linh, giống Viên Mai từng nêu thuyết tính linh để phản đối tư tưởng phục cổ, nệ cổ rất phổ biến đương thời, khiến thơ ca thiếu cốt cách, cá tính. Chúng ta liên tưởng đến giai thoại còn truyền lại cách đánh giá của các văn thi nhân Việt Nam đời Nguyễn bằng thước đo Tần Hán, Thịnh Đường “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường”, giống hệt như sự nệ cổ của nhóm Tiền hậu thất tử đời Minh “văn tất Tần Hán, thi tất Thịnh Đường”… Tư tưởng phục cổ trong văn thi luận đời Thanh là sản phẩm của chế độ phong kiến muốn phục hồi Tống Nho. Đời Nguyễn ở nước ta cũng có nét tương tự, chủ trương phục hồi tư tưởng bảo thủ Tống Nho, Minh Nho” [33, tr.253]. Quan điểm của Cao Bá Quát và Viên Mai gần nhau như vậy không chỉ bởi họ quan niệm về tính linh, yêu cầu tình cảm chân thực khởi phát từ tấm lòng mà có lẽ cũng bởi sự tương đồng về bối cảnh. Cao Bá Quát cho rằng làm thơ thì phải theo tuân theo luật lệ về câu chữ, vần điệu nhưng điều quan trọng nhất trong sáng tác, cái quyết định là tình cảm, cảm xúc chân thành của người viết thể hiện trong đó vì lý do đơn giản là “thơ gốc ở tính tình”.

Trong bài thơ Đề sát viện Bùi công “Yên đài anh ngữ”, “Cao Bá Quát từng phê phán gay gắt học phong nhà Nguyễn, lối làm thơ “nhai văn nhá chữ” như con sâu đo muốn đo cả đất trời mà chính ông một thời lầm lạc, tinh thần nhất trí với bài bạt ông viết cho tập thơ của Miên Thẩm này” [33, tr.254] như sau:

“Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự, Hữu như xích hoạch lượng thiên địa.”

(Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt rũa câu văn, lải nhải nhai lại từng câu từng chữ - Có khác chi con sâu đo muốn đo cả đất trời).

Trong cuộc đời Cao Bá Quát chơi thân với Miên Thẩm mà sách vở ghi lại nhiều. Tác giả Nguyễn Đắc Xuân trong bài viết Những người Hà Nội đã góp phần

làm nên diện mạo văn học Huế vào thế kỷ XIX có ghi lại câu chuyện về tình bạn

giữa Cao Bá Quát và Miên Thẩm rằng khi Cao Bá Quát xem bài thơ xướng họa trong thi xã, ông bình: “Ngán cho cái mũi vô duyên – Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An” (đem cái mùi thơ của Mặc Vân thi xã ví với mùi hôi của con thuyền trở nước mắm Nghệ An). Dẫu vậy, Miên Thẩm vẫn trọng nhân tài, trước đây đã nghe tài thơ của Cao Bá Quát và biết tính ngông của ông nên “không những không giận mà ngược lại hai ông còn hạ mình tìm đến thăm Cao và tìm cách mời Cao tham gia thi xã”, rồi “chia sẻ bớt một phần khó khăn về đời sống” của Cao Bá Quát và cuối cùng Cao Bá Quát tham gia vào thi xã. Chưa thể khẳng định tính chính xác của câu chuyện trên nhưng qua thơ của Miên Thẩm và Cao Bá Quát viết về nhau, thậm chí Cao Bá Quát khi phải đi xa vẫn dành niềm ưu ái đến Miên Thẩm là điều xác thực. Theo tác giả Lương An, Miên Thẩm mến mộ Cao Bá Quát ở “một tấm lòng liên tài”. Cao Bá Quát “trân trọng hết mực” với Miên Thẩm khi ông luôn “mở rộng tấm lòng để đón khách văn chương”. Trong cuộc đời thực hai người là bạn nhưng quan niệm văn học của hai người lại trái ngược nhau. Điều này có vẻ bất đồng nhưng có thể lý giải. Hai tác giả cùng gặp nhau ở điểm yêu thích văn chương từ tấm lòng của những người tri kỷ. Tuy nhiên dù có những điểm chung nhưng mỗi người sống trong hoàn cảnh khác nhau, có suy nghĩ và tư tưởng riêng không phải lúc nào cũng có thể gặp gỡ. Nhất là với Cao Bá Quát, một con người cá tính mạnh mẽ (ngông), phóng khoáng với những tư tưởng riêng dường như khó trộn lẫn. Dù chơi với Miên

Thẩm, có giao lưu với Mặc Vân thi xã nhưng Cao Bá Quát vẫn chọn cho mình lối riêng. Cho nên “tình bạn giữa Miên Thẩm và Cao Bá Quát được xem như một quan hệ ít có, từ tri ngộ văn chương mà vượt lên sự cách biệt của hai tầng lớp xã hội, sự rẽ đôi của hai khuynh hướng tư tưởng và hai đường lối” [24, tr.354]. Cao Bá Quát không chỉ mạnh mẽ phê phán lối thơ cầu kỳ, thiếu tình cảm chân thực của dòng thơ hoàng phái nhà Nguyễn mà việc đi theo lối thơ hoàn toàn khác thể hiện sự mới mẻ, tư tưởng phóng túng, tự do cùng bản lĩnh cứng cỏi. Những giai thoại kể Cao Bá Quát làm thơ “xược” vua Minh Mạng và Tự Đức có lẽ nằm trong tư tưởng này.

Cao Bá Quát luôn khẳng định gốc của thơ là ở tính tình. Chữ tính tình ở đây được hiểu là tình cảm, cảm xúc chân thực của người sáng tạo. Từ quan điểm đề cao chữ tình Cao Bá Quát đã đưa ra nhận xét khi đọc truyện Hoa Tiên: “xưa nay nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ. Đem cái đó mà giải thích ra, theo loại mà suy rộng ra thì cái lý trong thiên hạ đã biết được quá nửa rồi. Ta đối với truyện Hoa Tiên có một mối cảm là vì thế” [12, tr.725]. Có biết bao vấn đề cần chú ý nhưng Cao Bá Quát đặc biệt chú ý đến yếu tố “tình” bởi với ông truyện Hoa Tiên “chữ tình được thể hiện sâu sắc, đến như tan hợp, buồn vui, vị trí cảnh ngộ thực éo le kì lạ, lời nói thì bi tráng, văn vẻ nhiều chỗ trầm hùng, những cái đó khác nào như bụi bặm, cám bã mà đem hun đúc thành gạch ngói, giúp đỡ tác giả, khiến cho sau này Kim Vân Kiều có thể xuất hiện” [52, tr.19]. Việc coi trọng chữ tình trong sáng tác văn chương không phải là hoàn toàn mới mẻ nhưng nếu đặt quan điểm này trong bối cảnh chung thời điểm 1843 khi viết bài này, lúc Cao Bá Quát đang làm quan trong triều Nguyễn ở Huế, khi mà văn chương ở đây chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm chính thống. Ông mạnh dạn chỉ ra “căn bệnh” trong văn chương của thời đại, nhất là dòng văn học hoàng phái nhà Nguyễn để từ đó đưa ra lối đi cho riêng mình. Ông cho rằng quan niệm thơ gốc ở tính tình – sự chân thực của tình cảm, mạnh phê phán lối thơ mô phỏng, nệ cổ, thiếu cá tính sáng tạo tức là ông đã xác định được cái cốt tủy của văn chương, rất cá tính và có ý nghĩa tiến bộ.

Mặt khác, trong Hoa Tiên tự truyện (bài tựa truyện Hoa Tiên) Cao Bá Quát còn thể hiện quan niệm về văn chương và chữ quốc ngữ (chữ Nôm): “sống ở đất này có thể bỏ được tiếng quốc ngữ không? Không bỏ được! Đọc sách quốc ngữ có thể bỏ được truyện Hoa Tiên và Kim Vân Kiều không? Không bỏ được. Ôi! Người xưa đã đem tâm chí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp. Cốt để chắp lông nối cánh cho văn chương của ta, mà ta lại coi thường được sao... Than ôi! Lấy quốc ngữ làm văn chương thì ta chưa dám nhưng lấy văn chương mà coi quốc ngữ thì ta có phần tán thành” [12, tr.725-726]. Quan niệm này nằm ngoài phạm vi của thuyết tính linh nhưng chúng tôi nêu lên để thể hiện toàn vẹn hơn quan niệm văn học của Cao Bá Quát. Mặt khác, điều này cho thấy quan niệm văn chương của ông không phải thuần nhất trong suốt quá trình mà có những thay đổi nhất định. Đúng như nhận định của tác giả Trần Đình Sử: “quốc ngữ không thể bỏ được. Quốc ngữ lại được trau truốt làm nền tảng cho văn chương nước nhà như Hoa Tiên, Kim Vân Kiều là điều không thể phủ nhận, không ai phủ nhận. Vì vậy có thể lấy quốc ngữ làm văn chương được không?... Ông chưa dám lấy quốc ngữ làm văn chương”. [52, tr.17]. Điều này lý giải tại sao trong sự nghiệp văn chương của mình, Cao Bá Quát viết hơn một nghìn bài thơ chữ Hán nhưng ông chỉ có một bài phú và hơn mười bài thơ viết bằng chữ Nôm. Cuối bài ông kết luận “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa Tiên là tiếng nói răn đời vậy”. Tại sao có sự “do dự” trong quan niệm của Cao Bá Quát giữa một bên ông đặc biệt nhấn mạnh chữ tình và cá tính cá nhân nhưng có lúc ông chưa thoát khỏi hoàn toàn những quan niệm thuộc chính thống. Lý giải điều này chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài nghiên cứu của tác giả Trần Đình Hượu về truyện Hoa Tiên và sự tiếp nhận của nó trong lớp nhà nho tài tử mà Cao Bá Quát là một trong số đó. Trần Đình Hượu cho rằng “nhà nho tài tử khác với nhà nho chính thống là người cẩn trọng tu thân, giữ lễ, an bần lạc đạo… Nhà nho tài tử đề cao tài và tình chứ không phải đức và tính… Họ bắt đầu có ý thức về cá nhân, hạnh phúc cá nhân, bất mãn với số mệnh không cưng chiều người tài sắc, không quý trọng tài tình. Nhưng họ cũng không chống thể chế chuyên chế về mặt chính trị và Nho giáo ý thức hệ… Họ chỉ đi đến được đòi hỏi nới rộng những ràng buộc khắt khe, làm cho hợp nhân tình… Không chỉ là muốn có một thứ văn chương “đau xót mà không bi

thương”, vui mà không cuồng loạn, có tác dụng giáo hóa mà còn là không dâm, không tục” [41, tr.125-126]. Có thể hiểu điều này theo mỹ học “trung hậu” (trung hòa) có liên quan đến lễ giáo nhưng không chỉ để bảo vệ lễ giáo. Đây dường như là đặc điểm chung của lớp nhà nho tài tử ở thời đại đó cho nên Cao Bá Quát đưa ra quan niệm như vậy. Nó cho thấy quan niệm riêng của Cao Bá Quát nhưng cũng là quan niệm chung của thời đại. Cho nên ông nhận định: “Hoa Tiên là một câu chuyện bắt đầu từ chỗ vợ chồng riêng tây ân ái cho đến đạo cha con, nghĩa vua tôi, nhã ý thân thiết giữa bạn bè, mối tình yêu thương giữa anh em… Văn thì kỳ, nghĩa

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan niệm văn học và sáng tác của Cao Bá Quát (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)