Định hướng chung về kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)

Định hướng chung

Mục tiêu của Tổng công ty trong giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 là phải tích cực tập trung huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển đội tàu, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Tổng công ty cẩn khoảng 51 nghìn tỷ đồng (Đề án đầu tư phát triển Tổng công ty đến năm 2010) để thực hiện các dự án đầu tư. Để đáp ứng yêu cầu này, bên cạnh hình thức huy động vốn truyền thống là vay vốn từ các ngân hàng thương mại trong nước, Tổng

công ty xấc định tiếp tục tập trung thực hiện chương trình cổ phần hoa để thu hút nguồn vốn góp của toàn xã hội, hướng tới thị trường vay vốn quốc tế thông qua kêu gọi vốn đảu tư từ các nhà dầu tư tài chính quốc tế, vay vốn ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty sẽ phát hành trái phiếu quốc tế, tiến hành liên doanh liên kết với các hãng tàu và tập đoàn khai thác cảng lớn nhất trên thế giới.

Tập trung phát triển đội tàu trong đó Tổng công tysẽ tập trung vào việc mua mới, mua tàu đã qua sử dụng hoặc đóng mới các loại tàu chở container, tàu chở dầu và tàu chỏ hàng khô. Ngoài ra, Tổng công ty sẽ kết hợp cùng với các hình thức thuê tàu như: thuê tàu định hạn, thuê tàu dài hạn... nhằm nâng cao khả năng chuyên chở, nâng cao thị phần chuyên chở hàng hoa xuất nhập khảu. Việc đi chở thuê cho nước ngoài cũng là một trong những việc làm sẽ

được Tổng công ty tập trung đầu tư nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực.

Tổng công ty cũng chủ trương huy động vốn từ các nguồn vốn tài trợ ODA, các nguồn vốn trong nước để cải tạo, nâng cấp cảng biển và hiện đại hóa các trang thiết bị bốc xếp trên cảng. Trong chiến lược phát triển cảng biển của Tổng công ty đến năm 2010 là nghiên cứu đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong để đáp ứng xu thế tăng trọng tải của đội tàu trong nước và t h ế giới, phục vụ có hiệu quả nhu cầu vận chuyển hàng hoa, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoa xuất khảu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thu hút các nguồn vốn đầu tư để chuản bị nguồn lực lao động, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị bốc xếp cho các cảng hiện có và xây thêm các bến mới tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, làm đầu mối lưu thông hàng hoa tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Đố i với dịch vụ hàng hải, với đặc điểm là ngành hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển và cảng biển đồng thời là ngành có tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao nên sẽ có sự cạnh tranh gay gắt từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tổng công ty chủ trương tập trung đảu tư cả về cơ sở vật chất kỹ thuật,

đội ngũ cán bộ, thiết lập và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ hàng hải toàn cẩu thông qua việc liên doanh liên kết vói các đối tác nước ngoài, nâng cao hiệu quả vận tải đa phương thức và logistics đủ sức cạnh tranh tại thị

trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, đa dạng hoa ngành nghề kinh doanh

bằng cách tham gia triển khai một số thị trường tiềm năng khác như: thị

trường tài chính - tiền tệ, bảo hiểm, bất động sản, đợu tư và khai thác chiều

sâu thị trường sửa chữa tàu biển... nhằm mục tiêu lợi nhuận và hỗ trợ tích cực cho vận tải và khai thác cảng biển phát triển. Tiến hành cổ phợn hóa các doanh nghiệp để huy động vốn, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.

1.2. Phạm vi và giới hạn kinh doanh

Đố i với đội tàu, Tổng công ty chủ trương hoạt động chủ yếu ở khu vực Châu Á. Đố i với cảng biển và dịch vụ hàng hải, tập trung phục vụ trong các

nước vùng Đông Nam Á.

• Đội tàu:

Tập trung đợu tư các tàu có tính năng khai thác hiện đại, thoa mãn lâu dài các yêu cợu của các công ước quốc tế, có cơ cấu phù hợp về độ tuổi (12 - 13 tuổi) và chủng loại nhằm đáp ứng đa dạng các nhu cợu vận chuyển. Kết hợp

việc đóng mới và mua tàu đã qua sử dụng, tăng về chủng loại và trọng tải các

tàu chuyên dụng như: tàu container, tàu chở đẩu, tàu chở hàng rời cỡ lớn. Mục

tiêu đến năm 2010, nâng thị phợn vận tải lên 2 0 % nhu cợu xuất nhập khẩu của

cả nước, sản lượng tăng trưởng bình quân 1 7 % năm.

Về cơ cấu đội tàu, Tổng còng ty chủ trương phát triển đội tàu container

ngày một lớn mạnh hơn. Chủ yếu vẫn là khai thác íeeder với các loại tàu tới 1.200 TÊU. Chuẩn bị các điều kiện về vốn và khả năng vận hành khai thác các tàu container có sức chở lớn hơn phục vụ cho việc mở các tuyến container từ Việt Nam đi Châu Âu, Châu Mỹ... Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tuyến nước ngoài đã có, từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực. Tàu chở dợu thô cũng là một trong những loại tàu được tập trung phát triển với mục tiêu là sử

dụng cấc tàu từ 60.000 đến 90.000 D W T phục vụ cho việc xuất khẩu dầu thô và vận chuyển cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sẽ sử dụng các tàu chở dầu sản phẩm tới 40.000 DWT. Đố i vói tàu bách hoa, tàu chở hàng rời, sử dụng các tàu có trọng tải đạt mỏc 40.000 DWT. Phát triển tàu chở khí ga loại 2.000 khối phục vụ tiêu dùng trong nước. Ngoài ra, Tổng cõng ty còn tập trung phát triển loại tàu du lịch loại nhỏ chạy ven biển Việt Nam phục vụ nhu cầu của ngành du lịch.

Tổng công ty chủ trương phát triển đội tàu đến năm 2010 đạt mỏc tổng trọng tải 2,6 triệu DWT, giá trị đội tàu khoảng Ì .000 triệu USD. Đế n giai đoạn 2010 - 2020, phấn đấu trọng tải đội tàu khoảng 4,5 triệu DWT.

• Cảng biển:

Tổng công ty chủ trương hoàn thiện các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp đã có như cải tạo, nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn li, cảng Sài Gòn... và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả.

Tập trung vốn hiện đại hoa các trang thiết bị để nâng cao năng suất bốc xếp hàng hoa cho cảng, nhất là phục vụ bốc xếp hàng hoa đóng trong container.

Thực hiện việc chuyển đổi công năng, di dời cảng Sài Gòn ra Hiệp Phước. Tiến tới việc thực hiện dự án xây dựng cảng container trung tâm tại Hiệp

Phước.

Nâng cấp và mở rộng các cảng hiện có, tìm đối tác để liên doanh, liên kết, xây dựng các cảng mới như cảng Bến Đình - Sao Mai, Dung Quất, hai cảng mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Văn Phong với mục tiêu sau khi xây dựng sẽ giữ vai trò là động lực phát triển vịnh Văn Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành tầm cỡ quốc tế, bao gồm cảng trung chuyển quốc tế, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nuôi trồng thúy sản... đổng thời làm đầu mối vận chuyển hàng hoa xuất nhập khẩu bằng container của Việt Nam tới thị trường

quốc tế, cạnh tranh thu hút hàng hoa trung chuyển bằng container của các

nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Xây dựng cẩu tàu cho khách du lịch tại khu vực cảng Hải Phòng. Xây dựng hoàn chỉnh các cảng cạn khu vực ở Hà Nội, Đổng Nai phục vụ các khu công nghiệp tấp trung.

Đưa ra biểu giá và chiến lược kinh doanh chung cho các cảng biển thuộc Tổng công ty quản lý để tạo ra sự hoạt động ổn định, có uy tín với các hãng tàu trên t h ế giới.

Thực hiện đa dạng hoa công nghệ bốc xếp, đến năm 2010 Tổng công ty

đặt ra mục tiêu nâng cao năng lực bốc xếp, nâng suất khai thác từ 3.000 - 4.000 tấn/ m cầu/ năm với sản lượng hàng thông qua cảng tăng 7%/ năm.

• Dịch vụ hàng hải:

Sắp xếp và tổ chức các doanh nghiệp làm dịch vụ, giao nhấn hàng hóa, nhất là về mặt nghiệp vụ kinh doanh quốc tế để tăng năng lực cạnh tranh. Chuyển cơ cấu sở hữu vốn và tài sản doanh nghiệp thành các công ty cổ phần thông qua quá trình cổ phần hoa. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoa cũng như hoàn thành kế hoạch cổ phần hoa tại các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải để thu hút các nguồn vốn từ các cán bộ, nhân viên...- các nguồn vốn ngoài doanh nghiệp.

Liên doanh hoặc lấp công ty dịch vụ 1 0 0 % vốn tại các thị trường nước ngoài như: Hổng Kông, Singapore... để chia sẻ thị trường, tiếp cấn với phương

thức làm việc mới để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Phát triển các dịch vụ, liên kết kinh doanh ở các nước như Nga, Trung Quốc.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vất chất

đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng nhu cẩu của các dịch vụ hàng hải và vấn tải hàng hóa trọn gói (door to door), đổi mói công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty chủ trương đẩy mạnh hoạt động marketing ở nước ngoài thông qua các đầu mối đã lập, sau giai đoạn củng cố doanh nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2005. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Tổng công ty đã nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện thiết bị cóng nghệ, thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, thông qua hội nhập và hợp tác tranh thủ được nguồn vốn và kả thuật tiên tiến cho việc đầu tư phát triển đội tàu chuyên dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. Khi đã đủ diều kiện mở rộng và thâm nhập thị trường vận tải, dịch vụ giao nhận vận tải, tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế trên cơ sở khuôn khổ pháp lý là các hiệp định và cam kết khu vực và thế giới. Qua đó nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xâm nhập thị trường nước ngoài.

Tập trung thực hiện việc xuất khẩu lao động trong nhiều năm tới để tăng cường thâm nhập thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 77)