Hiện nay, vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải ở Việt Nam chủ yếu là vốn Ngân sách và vốn có nguồn gốc Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình phát triển của mình, các doanh nghiệp hàng hải luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn buộc phải bằng các phương thức thuê mua, vay vốn ngân hàng trong và ngoài nước để đầu tư phát triển đội tàu, bến cảng... Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đa dạng hoa sở hữu, đã có một số công ty liên doanh nước ngoài, các công ty tư nhân hoạt động trong các lĩnh
vực khai thác tàu (đội tàu Gemantrans...), cảng biển (cảng VICT...), dờch vụ hàng hải (các công ty tư nhân...)- Tuy nhiên, vốn của các công ty này thường không lớn và chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngành. V ố n nước ngoài trong các
công ty liên doanh chưa đến 5 0 % nên chủ yếu vẫn là nguồn vốn Nhà nước và chịu sự quản lý theo cơ chế N h à nước.
Trong các doanh nghiệp của ngành tuy cũng là sở hữu Nhà nước nhưng lại thuộc sự quản lý khác nhau như: Trung ương, địa phương, quân đội, ngành do
đó nguồn vốn trong ngành vốn đã nhỏ bé nay lại bị chia nhỏ, phân tán không tập trung tích tụ tạo ra sự phát triợn lớn theo quy hoạch phát triợn chung, không những t h ế còn có sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các ban ngành trong việc quản lý.
Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp đó là không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài m à còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Điều này gây ra sự tổn thất đối với Nhà nước vì nếu một doanh nghiệp có lợi thì sẽ có doanh nghiệp khác bị thiệt hại và người sỏ hữu là Nhà nước sẽ không được gì.
Việc tận dụng các nguồn vốn trong dân, đặc biệt là của sỹ quan thuyền viên và các cán bộ trong ngành vẫn chưa có hiệu quả cao là do chưa có các dự án có tính khả thi mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nên chưa thu hút được sự quan tâm của các cán bộ trong ngành.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam hiện nay đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, các công ty vận tải biợn..., tham gia vào các liên doanh với nước ngoài đã giúp Tổng công ty huy động được vốn từ các cán bộ công nhân viên trong ngành, các nguồn vốn nước ngoài. Các hoạt động này cần phải được nghiên cứu, triợn khai theo kế hoạch chặt chẽ, có hiệu quả nhằm nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích của những
người tham gia góp vốn và lợi ích của Nhà nước. 5. Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân như việc quản lý, nguồn vốn, cơ chế chính sách còn có nhiều nguyên nhân khác cả chủ quan và khách quan tạo nên tình trạng lạc hậu của ngành Hàng hải Việt Nam so với thế giới.
Một trong những nguyên nhân là điều kiện tự nhiên. Tuy rằng Việt Nam là nước có bờ biển dài, có nhiều cảng nhưng chủ yếu là các cảng nhỏ - còn nhiều hạn chế về độ sâu trước bến và luồng lạch ra vào cảng, chỉ tiếp nhận được các tàu nhỏ; ít có những địa điểm có điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các cảng lớn, các cảng trung chuyển.
Một nguyên nhân quan trứng khác là yếu tố con nguôi. Ngoài những ưu điểm của đội ngũ lao động trong ngành như dã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng khá nhanh với cơ chế thị trường thì cũng còn có nhiều nhược điểm như chưa thể làm chủ được các con tàu hiện đại, trứng tải lớn, sỹ quan cao cấp thì tuổi đã cao. Phần lớn thuyền viên và sỹ quan vẫn còn yếu về ngoại ngữ, thể lực kém dẫn đến việc xuất khẩu thuyền viên còn khó khăn.về vấn đề
quản lý cùa các doanh nghiệp trong ngành cũng như của Tổng công ty cũng còn nhiều bất cập như m õ hình kinh doanh còn chưa hợp lý, hiểu biết về thị trường, luật pháp còn kém, trình độ ngoại ngữ, tiếp cận công nghệ hiện đại còn chưa tốt... là một trong những khó khăn cần được tháo gỡ.
n. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TONG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐẾ N N Ă M 2010