Ngành Hàng hải Việt Nam đã được hình thành từ lâu và từng bước phát triển theo tiến trình lịch sử. Trước năm 1965, ngành Hàng hải Việt Nam chưa trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật độc lập m à trực thuộc Cục vận tải thúy - cơ quan quản lý vận tải đường biển và đường sông. Theo Quyết định số 1046 cấa Bộ Giao thông Vận tải ngày 5/5/1965 quyết định giải thể Cục vận tải thúy thành lập Cục vận tải đường biển và Cục vận tải đường sông thì ngành hàng hải mới thực sự trở thành một ngành độc lập có bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh riêng. Đế n k h i Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập năm 1995 thì ngành hàng hải mới tách bạch được chức năng quản lý và sản xuất kinh doanh qua đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh cấa ngành hàng hải trong thời gian qua chỉ là kết quả so sánh với hiện trạng ban đầu cấa ngành vốn nhỏ bé và lạc hậu. Nếu so sánh với sự phát triển cấa ngành trong phạm v i khu vực và thế giới thì ngành Hàng hải Việt Nam vẫn chưa giảm bớt được khoảng cách m à thậm chí khoảng cách phát triển còn ngày càng lớn hơn tạo nên sự tụt hậu cấa ngành do sự phát triển cao cấa các nước trên thế giói. Sự tụt hậu, yếu k é m cấa ngành thể hiện ở nhiều mặt như: cơ cấu và tình trạng lạc hậu cấa đội tàu, sự yếu kém trong quản lý và khai thác cảng biển, trang thiết bị lạc hậu, ứng dụng công
nghệ tiên tiến còn chậm.... Những điều đó làm suy giảm năng lực cạnh tranh của ngành so với các nước trong khu vực và trên t h ế giới thậm chí ngành còn không cạnh tranh được ngay tại thị trường trong nước.
2. Nguyên nhân nội tại từng doanh nghiệp
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho ngành Hàng hải Việt Nam tụt hậu hem so với thế giới đó chính là sự yếu kém của bản thân các doanh nghiệp trong ngành từ cơ sở vật chầt và nguồn vốn nghèo nàn cho đến trình độ quản lý, tầm chiến lược và trình độ người lao dộng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp còn kém năng động và chưa đẩu tư vào các biện pháp quan trọng như marketing... do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng, hiệu quả sản xuầt kinh doanh còn thầp.
Hoạt động sản xuầt kinh doanh, trình độ quản lý... của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng còn nhiều bầt cập. M ô hình Tổng công ty Nhà nước tỏ ra không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty còn có nhiều hạn chế trong trình độ quản lý, tay nghề của người lao động, cơ sở vật chầt yếu kém... Tình trạng kỹ thuật của đội tàu nói chung là thầp kém, tuổi tàu, loại tàu về cơ bản không phù hợp. Độ i ngũ sỹ quan thuyền viên trong ngành tuy có số lượng dổi dào nhưng tuổi lại cao, trình độ chuyên m ô n và sức khỏe thầp, gây ra gánh nặng về tài chính cho các đội tàu của Tổng công ty.
Các cảng biển của Tổng công ty khai thác chưa thật sự có hiệu quả, các thiết bị bốc xếp, kho bãi lạc hậu, cơ chế quản lý cảng biển chưa phù hợp nên năng lực bốc xếp của các cảng không cao.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải có cơ sở vật chầt yếu kém, đội ngũ cán bộ ít được đào tạo, kém về trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chính những điều này đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty so với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.