Cách thức triển khai 5S tập trung vào yếu tố S5 (Tâm thế)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty cổ phần elcom (Trang 101 - 103)

Để áp dụng thành công 5S, sau khi nghiên cứu các tài liệu về QTTG của TS Nguyễn Đăng Minh, tác giả đề xuất áp dụng 5S đề cao chữ S cuối cùng (Tâm thế), đặt S5 ở vị trí trung tâm để thể hiện sự tác động mạnh mẽ của S5 tới 4S còn lại. Đây là yếu tố cốt lõi để triển khai 5S tại ELCOM có hiệu quả.

Nhân viên

Trƣởng bộ phận

90

TÂM THẾ

S1

S4 S2

S3

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

SỰ CAM KẾT DÀI HẠN CỦA BAN LÃNH ĐẠO

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ

Hình 4.3 Mô hình triển khai 5S tại ELCOM

Nguồn: tác giả đề xuất dựa trên tham khảo mô hình của Nguyễn Đăng Minh, 2015

Ở mức độ thấp nhất, S5 chỉ sự tham gia một cách chủ động và sẵn sàng với các hoạt động 5S của nhân viên trong công ty. Ở mức độ thứ hai, S5 chỉ sự cam kết của nhân viên đối với việc thực hiện các hoạt động của 5S một cách thƣờng xuyên, liên tục. Ở mức độ cao nhất, S5 chỉ “tâm thế” của ngƣời nhân viên khi triển khai các hoạt động 5S, đó là việc nhân viên thấu hiểu đƣợc lợi ích trực tiếp mà phƣơng pháp này mang lại cho chính bản thân họ, công việc của họ và cho công ty ELCOM. Khi thấu hiểu đƣợc lợi ích của phƣơng pháp 5S, sẽ không còn hiện tƣợng ngƣời lao động thực hiện với tâm lý cƣỡng ép, bắt buộc từ cấp trên, thiếu chủ động và tinh thần tự nguyện tham gia. Quan trọng hơn, khi ngƣời lao động có “tâm thế” tốt trong quá trình thực hiện 5S, hoạt động 5S sẽ trở thành thói quen của bản thân họ cũng nhƣ văn hoá của công ty ELCOM.

91

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty cổ phần elcom (Trang 101 - 103)