Các ngôn ngữ lập trình thông dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 187 - 189)

 Các bước để giải một bài toán trên máy tính.

7.5.4 Các ngôn ngữ lập trình thông dụng

Mặc dù đã có hàng trăm ngôn ngữ lập trình được sinh ra, chỉ có một số ít là được sử dụng rộng rãi và được xem là một chuẩn công nghiệp. Các ngôn ngữ này đều có thể được sử dụng trên nhiều loại máy tính khác nhau.

BASIC: viết tắt của cụm từ Beginner's All-Purpose Symbolic Instruction Code, được

phát triển bởi John Kermeny và Thomas Kurtz vào năm 1964 tại trường đại học Dartmouth. Ban đầu, họ thiết kế BASIC là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, có tính tương tác để các sinh viên học tập và sử dụng. BASIC đã trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất được sử dụng trên các máy vi tính và máy tính mini ngày nay.

COBOL: viết tắt của COmmon Business Oriented Language, được giới thiệu vào năm

1960. Ðược hỗ trợ bởi bộ quốc phòng Hoa Kỳ, COBOL được phát triển bởi một hội đồng bao gồm các đại diện từ phía chính phủ và công nghiệp. Grace M.Hopper là người chính yếu trong hội đồng và được xem là nhà phát triển chính của ngôn ngữ COBOL. COBOL đã từng là một trong những ngôn ngữ được dùng rộng rãi nhất cho các ứng dụng thương mại. Bằng cách dùng một hình thức tựa tiếng Anh, các câu lệnh của COBOL được sắp xếp vào trong các câu và nhóm lại thành từng đoạn (paragraph). Hình thức tiếng Anh giúp COBOL dễ viết và đọc nhưng cũng làm cho chương trình nguồn dài hơn. COBOL rất tốt trong việc xử lý các tập tin lớn và thực hiện nhưng phép tính thương mại tương đối đơn giản.

C: được phát triển bởi tác giả Dennis Ritchie tại phòng thí nghiệm Bell vào năm 1972.

Ban đầu, C được thiết kế như là một ngôn ngữ để viết các phần mềm hệ thống, nhưng ngày nay, nó được xem là một ngôn ngữ công dụng chung. C là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ đòi hỏi kỹ năng lập trình chuyên nghiệp mới có thể sử dụng hiệu quả được. Nhu cầu dùng C để phát triển nhiều loại phần mềm kể cả các ứng thương mại đang gia tăng. Các chương trình C thường được dùng với hệ điều hành Unix (phần lớn hệ điều hành Unix được viết bằng C).

FORTRAN: viết tắt của FORmula TRANslator được phát triển bởi một nhóm lập trình

viên của công ty IBM dưới sự lãnh đạo của John Backus. Công bố vào năm 1957, FORTRAN được thiết kế như là một ngôn ngữ lập trình dành cho các nhà khoa học, kỹ sư và toán học. FORTRAN được xem như là ngôn ngữ lập trình cấp cao đầu tiên và được chú ý bởi khả năng của nó cho phép dễ dàng diễn đạt và tính toán các phương trình toán học.

PASCAL: ngôn ngữ sẽ được sử dụng để giảng dạy trong giáo trình này, được phát triển

vào năm 1968 bởi Niklaus Wirth, một nhà khoa học máy tính tại Zurich, Thụy Sĩ. Pascal được phát triển để giảng dạy lập trình. Tên Pascal không phải là từ viết tắt, đó là tên của một nhà toán học, Blaise Pascal (1623 - 1662) người đầu tiên tạo ra máy tính. Pascal, dùng trong cả máy tính cá nhân và máy tính lớn là một trong những ngôn ngữ lập trình đầu tiên được phát triển trong đó khuyến khích phương pháp lập trình cấu trúc.

ALGOL (ALGOrithmetic Language): ngôn ngữ lập trình cấu trúc dùng cho các ứng

dụng khoa học và toán học.

APL(AProgramming Language). Một ngôn ngữ mạnh mẽ, dễ dùng, rất tốt trong việc xử

lý dữ liệu được lưu dưới dạng bảng (ma trận)

FORTH: tương tự như C, tạo ra các mã chương trình nhanh và hiệu quả. Ban đầu được

phát triển để điều khiển kính viễn vọng không gian.

LISP - LISt Processing: ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo thông dụng.

LOGO: chủ yếu được biết đến như là một công cụ để dạy khả năng giải quyết vấn đề.

MODULA-3: tương tự như PASCAL, dùng chủ yếu để phát triển các phần mềm hệ

thống.

PILOT -Programmed Inquiry Learning Or Teaching: dùng bởi các nhà giáo dục để viết

các chương trình hướng dẫn CAD.

PL/I - Programming Language/ One: ngôn ngữ thương mại và khoa học phối hợp nhiều

chức năng của FORTRAN và COBOL.

PROLOG - PROgramming Logic: dùng trong trí tuệ nhân tạo.

RPG - Report Program Generator: dùng các mẫu đặc biệt để giúp người dùng xác định

dữ liệu vào, dữ liệu ra và các yêu cầu tính toán của một chương trình.

ADA: lấy tên của Augusta Ada Bryon, người được xem là đã viết chương trình đầu tiên,

được thiết kế để phục vụ cho việc viết, bảo trì các chương trình lớn trong một khoảng thời gian dài.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 187 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)