Chọn lọc, trích dẫn và đăng tải thông tin trên Internet:

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 67 - 70)

4. Chọn Create Events để tạo sự kiện

5.6.3Chọn lọc, trích dẫn và đăng tải thông tin trên Internet:

Internet là một nguồn thông tin rộng lớn, nhưng nếu không biết cách chọn lọc, chúng ta sẽ dễ bị đánh lừa bởi những thông tin không chính xác. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là dựa vào tiêu chí nào để đánh giá độ chính xác và tin cậy của thông tin?

Thông thường, mỗi người sẽ có các tiêu chí riêng để chọn lọc thông tin, những gợi ý dưới đây sẽ giúp cho chúng ta tự đánh giá thông tin một cách hợp lý.

Mức độ kiến thức của thông tin: kiểm tra nguồn thông tin tìm được có những điểm mới

nào so với kiến thức đã được học và chúng có sai khác so với kiến thức cũ không.

Tác giả: nguồn thông tin tìm được xuất phát từ một cá nhân hay một tổ chức, từ thành

viên hay từ quản trị viên trang web? Tốt nhất, chúng ta nên tìm hiểu thông tin sơ lược của tác giả, như: nghề nghiệp, chức vụ, kinh nghiệm, nơi công tác, học vấn, bằng cấp, … Nếu thông tin bắt nguồn từ một tổ chức thì phải làm rõ những thông tin như tên cơ quan/ tổ chức, uy tín, lĩnh vực hoạt động, … Chúng ta cũng nên để ý thông tin người quản trị trang web của tổ chức đó.

Tính cập nhật: kiểm tra nguồn thông tin được đưa lên mạng vào thời gian nào và thông

tin đó có tiếp tục được cập nhật, chỉnh sửa hay không? Đôi khi một thông tin chỉ phù hợp và chính xác tại thời điểm nó được đăng, trong khi lại lỗi thời, sai lệch với thời điểm hiện tại. Và nếu thông tin đó được cập nhật liên tục và có nhiều người nhận xét, bình luận thì độ tin cậy và tính chính xác của nó được bảo đảm hơn.

Tính khách quan: kiểm tra nguồn thông tin tìm được có đưa ra những dẫn chứng, ví dụ

để chứng minh tính đúng đắn và hợp lý của các kiến thức được đưa ra hay không? Một nguồn thông tin đáng tin cậy bao giờ cũng nêu ra được nguồn gốc của thông tin và tài liệu tham khảo (nếu có). Vì một thông tin hay kiến thức chỉ được xem là tin cậy khi nó được phát xuất từ một nguồn hoặc tài liệu tin cậy và có thể kiểm chứng.

Phạm vi thông tin: kiểm tra nguồn thông tin được trình bày theo chiều rộng hay theo

chiều sâu, những kiến thức trong đó được trình bày chi tiết hay tổng quát? Những thông tin trên Internet có thể chỉ là những kiến thức tổng quát về một lĩnh vực nào đó (theo chiều rộng) hoặc có thể là những kiến thức chuyên sâu chuyên ngành (theo chiều sâu). Tùy vào nhu cầu sử dụng thông tin mà chúng ta lựa chọn phạm vi cho phù hợp, tránh đi quá sâu hoặc đi quá rộng.

Hình thức: kiểm tra thông tin cần tìm được thể hiện ở hình thức nào (trang web, blog, tin

tức, bài báo, diễn đàn, thư điện tử, …); kiểm tra loại tài liệu cần tìm là: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, phần mềm, …? Chúng ta phải xác định rõ hình thức hay loại tài liệu cần tìm để việc tìm kiếm và chọn lọc được nhanh chóng, không dư thừa.

Mức độ rõ ràng: kiểm tra thông tin có được tổ chức và trình bày rõ ràng, mạch lạc, hợp

lý hay không? Một thông tin được trình bày rõ ràng, mạch lạc về ý tưởng, câu chữ, có trình tự thì chứng tỏ tác giả có sự chuẩn bị kĩ lưỡng khi viết, điều này giúp người nhận thông tin có thể tiếp thu kiến thức nhanh chóng.

Tham khảo những ngƣời có kinh nghiệm: kiểm tra thông tin có nhận được sự tin tưởng

của nhiều người hay không? Nếu một thông tin được nhiều người quan tâm và tin tưởng thì chắc chắn nó có ích và có độ tin cậy cao. Nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực cần tìm kiếm thông tin để nhận được những lời khuyến cáo hữu hiệu nhất.

Tính hợp thức: kiểm tra thông tin có được hợp thức hóa bởi một tập thể hay tổ chức nào

hay không? Thông tin trên mạng Internet cũng có “muôn hình vạn trạng”, có thể chỉ là ý kiến tự phát từ một cá nhân, có thể là kết quả từ một công trình nghiên cứu, có thể là kết quả từ một cuộc khảo sát, có thể là quyết định, thông báo từ một cơ quan, tổ chức, … Tính hợp lệ của thông tin cũng ảnh hưởng đến việc chọn lọc và đánh giá thông tin.

Độ quan trọng: kiểm tra thông tin tìm được có phải là thông tin cần tìm hay không? Các

gợi ý trên được đưa ra để đánh giá thông tin nhưng quan trọng nhất vẫn là những nguồn thông tin đó phải thật sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Một thông tin có xác thực, có tin cậy đến đâu cũng vô ích nếu nó không phải là thứ chúng ta cần tìm.  Trích dẫn và đăng tải thông tin:

Vấn đề trích dẫn và đăng tải thông tin cũng phải được chú trọng khi giao tiếp trên Internet. Việc lấy thông tin từ nguồn khác để đưa vào bài viết của mình phải thật thận trọng và phải tôn trọng bản quyền của tác giả.

 Những đoạn trích dẫn, thông tin số liệu, hình ảnh, sản phẩm, … đều phải đi kèm với xuất xứ và tên tác giả.

 Những bài báo, bài viết, bài bình luận phải chú thích thêm thông tin của tạp chí hay website đăng những nội dung đó.

 Nếu có tham khảo thêm tài liệu khác trong bài viết, phải luôn có phần danh sách tài liệu tham khảo ở cuối bài để người đọc có thể kiểm chứng tính chính xác của thông tin và tiếp tục nghiên cứu nếu họ có hứng thú.

 Các thông tin đăng tải phải đúng nguồn gốc, đúng sự thật và tôn trọng sự thật. Không nên nêu rõ thông tin cá nhân của những nhân vật được đề cập trong bài viết, trừ trường hợp được sự đồng ý của họ.

Hạn chế sử dụng những thông tin, tài liệu trên các trang thư viện mở (như Wikispace, Wikipedia), các trang blog cá nhân, các bài viết trên forum, … để làm tài liệu tham khảo chính thức.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 67 - 70)