Hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 109 - 112)

6.3Một số hàm thông dụng & cách sử dụng

6.3.2 Hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK

Công dụng:

- Hàm COUNT: Đếm số ô có giá trị kiểu số trong danh sách đối số.

- Hàm COUNTA: Đếm số ô có dữ liệu (không rỗng) trong danh sách đối số. - Hàm COUNTBLANK: Đếm số ô rỗng trong danh sách đối số.

Ví dụ: Xét ví dụ sau và áp dụng các hàm COUNT, COUNTA, COUNTBLANK.

6.3.3 Hàm RANK

Công dụng: Tính thứ hạng của một giá trị số so với một khối giá trị.

Kiểu xếp hạng: có 2 giá trị (kiểu)

- Giá trị lớn, xếp hạng nhỏ thường dùng trong xếp loại học tập  kiểu xếp hạng = 0 - Giá trị lớn, xếp hạng lớn thường dùng trong thể thao  kiểu xếp hạng = 1.

Ví dụ: Xếp thứ hạng theo điểm của danh sách sau:

6.3.4 Hàm ROUND

Công dụng: Làm tròn một giá trị số hay biểu thức số Cú pháp: ROUND(Giá trị số hay biểu thức số, N)

Với N là một số nguyên, có 3 trường hợp: - N > 0: Làm tròn lấy N số lẻ - N = 0: Làm tròn đến hàng đơn vị

- N < 0: Làm tròn phần nguyên của giá trị số

 N = -1: Làm tròn hàng chục

Ví dụ: Làm tròn 12345.23456

6.3.5 Hàm IF

Công dụng: Dùng lựa chọn giữa 2 giá trị phụ thuộc vào một biểu thức điều kiện. Cú pháp: IF(Biểu thức điều kiện, Giá trị đúng, Giá trị sai)

Ta có thể phát biểu hàm IF như sau:

- Nếu biểu thức điều kiện đúng thì nhận giá trị đúng, ngược lại thì nhận giá trị sai - Biểu thức điều kiện là một phát biểu logic chỉ có 2 giá trị là TRUE hay FALSE. Biểu thức điều kiện gồm 2 vế liên tiếp với nhau bằng các toán tử so sánh sau:

> Lớn hơn >= Lớn hơn hoặc bằng < Nhỏ hơn <= Nhỏ hơn hoặc bằng = Bằng <> khác - Ví dụ: =3>8  FALSE; = 3<8  TRUE

Ví dụ: Hãy xác định kết quả: Nếu điểm >=5 thì “Lên lớp”, ngược lại thì “Ở lại”

Ta có thể phân tích như sau: Điều kiện: >=5; Giá trị đúng là “Lên lớp”; Giá trị sai là “Ở lại”.

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học đại cương phần 2 đh sư phạm TP HCM (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)