5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tạ
nguyên tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
4.2.1.1. Hoàn thiện công tác quản lý thuế theo quy trình ở các bộ phận chức năng cơ bản
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
+ Tổ chức “Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp” ở Cục thuế và các Chi cục Thuế để lắng nghe ý kiến NNT, đồng thời trả lời vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế tài nguyên của NNT kịp thời, đúng hạn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thuế cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên.
+ Tiếp tục đổi mới và hiện đại hoá công tác công tác thi đua tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thuế tài nguyên, để các quy định về thuế tài nguyên được phổ biến sâu rộng tới NNT, để NNT có mối liên hệ gần gũi hơn với cơ quan thuế, tăng hiệu quả công tác hỗ trợ NNT.
+ Có chính sách Bảng dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế tài nguyên với Nhà nước, đồng thời phê phán các đối tượng có hành vi gian lận hoặc trốn thuế tài nguyên.
+ Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền để đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp; đưa các chính sách, pháp luật thuế tài nguyên mới, đặc biệt là các văn bản chính sách thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm thực hiện tuyên truyền đến được với NNT.
- Công tác thanh tra, kiểm tra
, kiểm tra thuế
một điều kiện tiên quyết để hệ thống quản lý thuế tự khai tự nộ . + Trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng khả năng thu thập phân tích thông tin đánh giá rủi ro đảm bảo đối tượng thanh kiểm tra, nội dung thanh kiểm tra được xác định chính xác ngay từ khâu xây dựng kế hoạch tiến hành một cuộc
thanh kiểm tra. Khả năng đánh giá phân tích các hiện tượng kinh tế phát sinh, những đặc thù của lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, đến mức độ thành thạo thành những kỹ năng cơ bản của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
, tổng kế
tra trong toàn ngành về thuế tài nguyên.
+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra trên cơ sở công tác phân tích dữ liệu về thuế tài nguyên để đề ra các biện pháp thanh kiểm tra hiệu quả và có trọng tâm.
+ Tập trung lực lượng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra NNT tài nguyên theo kế hoạch đã đề ra; phối hợp tốt với các Đoàn thanh tra theo chỉ đạo của ngành và tỉnh.
+ Xử lý truy thu quyết liệt thuế tài nguyên đối với các trường hợp đã tiến hành kiể ặt chẽ với cơ quan pháp luật đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa và chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế tài nguyên, đặc biệt là các hành vi sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để trốn thuế tài nguyên, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.
- Công tác quản lý nợ thuế
+ Tiếp tục triển khai công tác phối hợp giữa bộ phận Quản lý nợ với các phòng, bộ phận chức năng trong việc việc rà soát, đối chiếu, điều chỉnh nợ thuế tài nguyên để xử lý kịp thời các khoản nợ ảo, đảm bảo số liệu nợ thuế tài nguyên theo dõi nợ trên ứng dựng của cơ quan thuế thống nhất với người nộp thuế.
+ Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình Quản lý nợ thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; Phân loại nợ thuế tài nguyên, phân tích tình trạng nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp; Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp cố tình chây ỳ nộp thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế tài nguyên dưới mức tỷ lệ nợ đọng bình quân của ngành thuế, đặc biệt là giảm tỷ lệ nợ cũ và hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ thuế mà Tổng cục thuế giao.
+ Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thuế tài nguyên: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ theo quy định của luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng cục thuế.
+ Tăng cường công tác, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục thuế về công tác Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế tài nguyên; xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội quản lý Nợ tại một số Chi cục như Chi cục Thuế Tam Dương, Chi cục Thuế Bình Xuyên.
+ Triển khai các biện pháp đồng bộ trong việc phân tích, đôn đốc thu nợ và xử lý nợ thuế tài nguyên, lấy kết quả thu nợ hàng tháng, quí và cả năm trước làm chỉ tiêu xét thi đua cả năm nay đối với các đơn vị nhận kế hoạch thu và chỉ tiêu thu nợ thuế tài nguyên.
+ Mạnh dạn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp cưỡng chế nợ bằng hình thức thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên đối với các đơn vị trây ỳ nợ thuế tài nguyên.
- Công tác kê khai và kế toán thuế
+ Tăng cường công tác quản lý kê khai thuế, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký thuế. Tăng cường kiểm tra rà soát tình hình kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo người nộp thuế nộp tờ khai đúng hạn ngày một tăng, chất lượng tờ khai đảm bảo, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nghiêm.
+ Triển khai tố
- . Tiếp tục mở
rộ
.
+ Đảm bảo thực hiện có chất lượng công tác Kế toán và Thống kê thuế để kịp thời phát hiện và xử lý triệt tiêu nợ ảo, đồng thời cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về kết quả thu nộp thuế phục vụ cho công tác phân tích đánh giá chỉ đạo công tác quản lý thuế.
+ Xây dựng hệ thống báo cáo để thường xuyên cập nhật kiểm soát được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đăng ký, kê khai thuế tài nguyên nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ trạng thái hoạt động của các đơn vị khai thác tài nguyên, phục vụ công tác chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Thuế và công tác quản lý thuế của ngành.
4.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ quản lý thuế tài nguyên
- Lập phương án bổ sung nhân lực cho cơ quan thuế, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cho 4 chức năng quản lý thuế bằng việc đề xuất chỉ tiêu tuyển dụng mới với Tổng Cục thuế.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thuế tài nguyên cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế tài nguyên cho cán bộ, công chức; Phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch, tự bồi dưỡng, tập huấn, tập trung chủ yếu vào các kỹ năng, kiến thức quản lý thuế tài nguyên cho các cán bộ thuế, với mục tiêu phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực trong toàn ngành.
- Phát huy có hiệu quả tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, xây dựng đội ngũ cán bộ thuế theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế, trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong tiến trình cải cách hiện đại hoá ngành thuế .
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chú trọng giáo dục rèn luyện đạo đức tác phong, kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế, cơ quan thuế phát triển vững mạnh.
- Rà soát bổ sung và tổ chức thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của Cục Thuế, tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ. Thủ trưởng cơ quan thuế cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức,
viên chức, đẩy mạnh học tập các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; cùng với các tổ chức Đoàn thể tổ chức phát đông các phong trào thi đua, văn hóa thể thao, kịp thời động viên giúp đỡ và tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi cán bộ, công chức.
4.2.1.3. Các công tác khác
- Trong công tác quản lý các đơn vị khai thác tài nguyên, thường xuyên phối kết hợp với Sở Tài nguyên môi trường tỉnh để nắm danh sách các doanh nghiệp được cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên trên địa bàn từ đó rà soát kiểm tra các đơn vị thuộc phạm vi được Cục thuế giao quản lý.
- Tăng cường rà soát việc áp dụng mức giá tính thuế của các đơn vị khai thác tài nguyên để có kiến nghị lên Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật, điều chỉnh và thay đổi bảng giá tính thuế cho phù hợp.
- Lên phương án gắn quản lý thu thuế với quản lý nhà nước trên địa bàn xã phường, thị trấn; Gắn thu ngân sách xã, phường, thị trấn với thực hiện các nhu cầu chi trong việc thực hiện lập và chấp hành dự toán ngân sách xã, phường, thị trấn. Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng tính chủ động, sáng tạo của cấp chính quyền cơ sở trong việc khai thác và quản lý tốt các nguồn thu được uỷ nhiệm.